Người mê xây cầu nông thôn
Hơn 30 năm qua, bà Tống Thanh Mai dùng tiền dành dụm được của gia đình và vận động mạnh thường quân xây dựng 135 cây cầu giúp dân nghèo
Chúng tôi gặp bà Tống Thanh Mai (ngụ phường An Hòa, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) khi bà đang tất bật bên hồ sơ về các cây cầu nông thôn đang lên dự toán. Bà Mai tham gia cách mạng từ rất sớm, từng bị địch bỏ tù. Giải phóng, bà đi học bác sĩ và trở về phụ trách ngành y tế của Sa Đéc, làm Chủ nhiệm Ủy ban Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đồng Tháp đến năm 2005 thì nghỉ hưu. Hưu trí rồi, bà Mai đảm nhiệm vai trò là Chi hội trưởng Chi hội Khoa học kỹ thuật cầu đường TP Sa Đéc để chăm lo công tác xây dựng cầu đường.
Cơ duyên với việc xây dựng cầu nông thôn, bà cho biết là khi còn làm ở ngành y tế, thấy học sinh phải đội nắng mưa chờ đò qua sông đi học làm bà suy nghĩ mãi với việc xây dựng cầu nông thôn. Nghĩ là làm, cây cầu đầu tiên được bà xây dựng từ khoảng 500 triệu đồng của 2 vợ chồng dành dụm. Thấy việc làm ý nghĩa của bà Mai, nhiều bạn bè, đồng đội cũ và các nhà hảo tâm dần dần ủng hộ, từ đó những cây cầu mới liên tiếp được xây dựng ở các vùng nông thôn của tỉnh Đồng Tháp. Hơn 135 cây cầu bê-tông được xây dựng là biết bao thời gian và công sức của vợ chồng bà Tống Thanh Mai hơn 30 năm qua. Không được trả công nhưng với bà, đó là niềm vui tuổi già.
Khánh thành một cây cầu nông thôn do bà Tống Thanh Mai vận động xây dựng
Bà Mai chia sẻ: “Làm việc này, điều tôi mong mỏi là thấy quê mình ngày càng phát triển, đẩy mạnh thông thương để nâng cao các giá trị kinh tế”. Không chỉ dành thời gian cho cầu đường, bà Mai còn thường xuyên dùng lương hưu giúp đỡ đồng đội cũ gặp khó khăn về nhà ở, rồi vận động quà giúp trẻ em nghèo, người già neo đơn; xây dựng nhiều mái ấm tình thương cho người khốn khó.
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho biết: “Đồng Tháp sông ngòi chằng chịt, địa hình thấp trũng, hằng năm còn bị ảnh hưởng bởi mưa gió, lụt bão nên mạng lưới giao thông đường bộ rất nhiều khó khăn. Nhờ vào công sức của các cấp Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường, với nòng cốt là những cán bộ về hưu và nhiều tấm lòng thiện nguyện khác mà hình ảnh “qua sông phải lụy đò” và những con đường “nắng bụi, mưa bùn” dần bớt đi, thay vào đó là những cây cầu vững chãi, những con đường trải rộng. Bộ mặt nông thôn Đồng Tháp ngày càng khởi sắc, góp phần đưa nhiều xã về đích trong chương trình xây dựng nông thôn mới”.
Video đang HOT
Bài và ảnh: Tâm Minh
Theo Nguoilaodong
Tỉnh nghèo chi trăm tỷ lắp camera: Phải biết "liệu cơm gắp mắm"
Việc chi số tiền lớn để lắp camera là chưa phù hợp. Bởi tiền ít thì phải "liệu cơm gắp mắm", chi tiêu gì cũng có thứ tự ưu tiên thì mới phát triển.
Thông tin các tỉnh như Vĩnh Long, Sóc Trăng chủ trương đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách để lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông... đang nhận được sự chú ý của dư luận. Không phủ nhận sự cần thiết, song nhiều ý kiến cho rằng trong điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn thì việc ưu tiên đầu tư cho nhu cầu thiết yếu khác sẽ hợp lý hơn.
Tiền ít thì phải chắt chiu
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ dẫn báo cáo kiểm toán nhiều năm về việc chi ngân sách Nhà nước của các địa phương thì vấn đề chi sai mục đích, chi không đúng quy định của luật ngân sách vẫn diễn ra. Điều đó cho thấy kỷ cương tài chính cần phải nghiêm túc, các địa phương và cả Chính phủ cần có giải pháp hữu hiệu hơn để xử lý tình trạng này.
"Ngân sách là đóng góp từ tiền thuế của dân, trong bối cảnh bội chi mà chi tiêu không đúng, mỗi chỗ một ít, không "thắt lưng buộc bụng". Như tôi từng nói tàu đắm vì lỗ rò nhỏ vì chủ quan, khó phát hiện, dẫn đến nguy hiểm" - ông Hạ phân tích.
Theo ông, trước hết những người chủ tài khoản hay người đứng đầu phải biết chắt chiu, căn cơ khi sử dụng đồng tiền đóng góp của nhân dân làm sao đầu tư vào đúng mục đích, đúng địa chỉ, hiệu quả nhất. Như vậy mới đúng quy định của pháp luật và được lòng dân.
"Còn cách làm chi cả trăm tỷ đồng lắp camera thì tôi không đồng tình. Nhiều lần tôi nói rằng kỷ luật tài chính không thể chấp nhận được khi sử dụng đồng tiền của nhân dân, tiền ngân sách một cách phung phí, không đúng mục đích" - ông Hạ nói.
Trước câu hỏi vì sao Quốc hội, Chính phủ rất nghiêm ngặt câu chuyện chi tiêu ngân sách nhưng ở dưới các địa phương, nhất là địa phương lại có những khoản chi tiêu "thoáng tay" như vậy, ông Tạ Văn Hạ cho rằngquan trọng là nhận thức và kỷ cương chưa nghiêm.
"Trước hết phải là trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý cán bộ liên quan trực tiếp và người tham mưu. Phải xử lý thật nghiêm minh, chặt chẽ thì tình trạng chi sai mục đích, không đúng quy định mới giảm. Tôi sẽ tiếp tục có ý kiến trước Quốc hội" - ông Tạ Văn Hạ.
"Nếu nghiêm thì Trung ương hay địa phương cũng vậy thôi, không có chuyện ở Trung ương làm tốt còn ở dưới thì không. Dưới làm chưa tốt cũng có trách nhiệm của Trung ương trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát" - ông Hạ nói.
Cho rằng đảm bảo an ninh trật tự cũng cần có chính sách ưu tiên nhưng theo vị đại biểu này, việc chi số tiền lớn để lắp camera trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn là chưa phù hợp. Bởi tiền ít thì phải "liệu cơm gắp mắm", chi tiêu gì cũng có thứ tự ưu tiên thì mới phát triển được. Cái gì cũng cần thiết mà tiền không có, lại không theo thứ tự ưu tiên thì hiệu quả không cao.
Dùng ngân sách là lãng phí!
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng cho rằngtùy theo điều kiện tình hình ngân sách của từng địa phương mà đầu tư cho hợp lý, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho hạ tầng giao thông, lo cho gia đình chính sách và an sinh xã hội. Đó là những vấn đề rất hệ trọng mà người dân rất mong muốn.
Ngoài ra cũng phải đầu tư những vấn đề khác liên quan đến an ninh quốc phòng, an ninh trật tự nhưng riêng việc lắp đặt camera tùy điều kiện mà lãnh đạo tỉnh tính toán.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà
Lắp camera ở những nơi công cộng nhằm góp phần đảm bảo an ninh thì các nơi đã làm nhiều, tuy nhiên ở đó họ xã hội hóa chứ không thiên về sử dụng ngân sách Nhà nước để lắp camera ở những nơi công cộng.
Ông Phạm Văn Hoà cho biết ở các xã, phường ở TP Sa Đéc, TP Cao Lãnh hay huyện nghèo nhất trong tỉnh Đồng Tháp là Tân Hồng cũng lắp đặt camera nhưng sử dụng nguồn xã hội hóa. Các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM dù có tiền vẫn hạn chế sử dụng ngân sách để thực hiện việc này.
"Lắp đặt camera đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội là việc quan trọng, nhưng dùng ngân sách thì lãng phí. Cái nào dùng từ tiền ngân sách phải mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, giải quyết vấn đề bức xúc, còn cái nào xã hội hóa được thì nên xã hội hóa để đỡ tốn kém ngân sách Nhà nước" - ông Hoà nêu quan điểm và cảm thấy bất ngờ trước thông tin Vĩnh Long, Sóc Trăng chi hàng trăm tỷ để lắp camera đường phố.
"Tôi nói thật là không nên!"./.
Theo Ngọc Thành/VOV.VN
Đồng Tháp: Triều cường "tấn công", làng hoa Sa Đéc như "chạy giặc" Triều cường dâng cao và chậm rút đã ảnh hưởng đến nhiều diện tích vườn hoa kiểng và cây ăn trái của bà con trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Những ngày qua, do ảnh hưởng của triều cường nên hàng chục ha hoa, kiểng của người dân thuộc địa bàn TP Sa Đéc ngập trong lũ, nhất là ở xã Tân Khánh...