Người mẹ Việt được trả con sau 4 năm sang Pháp kiện chồng hờ
Cục thi hành án dân sự TP HCM tối 29/1 buộc ông Azais (44 tuổi, quốc tịch Pháp) giao bé Sara Thiên Kim (4 tuổi) cho người mẹ Nguyễn Thị Thanh Huyền (34 tuổi, quê Khánh Hòa).
Buổi thi hành án diễn ra tại nhà ông này ở quận Bình Thạnh, dưới sự chứng kiến của đại diện VKSND, Hội Bảo vệ trẻ em TP HCM, chính quyền địa phương, công an khu vực…
Sau hơn 4 năm ngược xuôi qua Pháp thưa kiện và cả ở Việt Nam, chị Huyền chính thức được nhận lại con.
Chấp hành viên Ngô Thanh Hùng cho biết, buổi trao trả con diễn ra trong khoảng 20 phút. “Mọi thứ tốt đẹp hơn cả mong đợi, không giống những gì tôi lo ngại trước đó. Đứa bé chạy lại ôm chầm lấy mẹ trước sự chứng kiến của mọi người. Ai cũng xúc động. Sợi dây huyết thống thật kỳ diệu bởi cô bé phải xa mẹ hơn bốn năm, từ hồi mới 3 tháng tuổi”, ông Hùng nói.
Mẹ con chị Huyền gặp nhau sau nhiều năm xa cách. Ảnh: Thanh Huyền.
Chị Huyền và ông Azais yêu nhau từ nhiều năm trước. Thời gian sau họ xảy ra mâu thuẫn, chia tay khi chị mang thai tháng thứ 6. Khi con gái được sinh ra, ông Azais bí mật làm hộ chiếu cho bé, mang quốc tịch Pháp. Đến thăm con lúc 3 tháng tuổi, ông lén mang bé về nước.
Suốt thời gian dài chị Huyền sống trong đau khổ, một mình lặn lội sang Pháp kiện đòi con. Trong thời gian đợi tòa triệu tập, chị được ông Azais cho gặp con hai lần. Các cuộc gặp của họ chỉ diễn ra ở quán cà phê hoặc sân bay.
Video đang HOT
Tháng 6/2016, Tòa sơ thẩm, thẩm quyền rộng Albi (trụ sở tại Tòa án Tư pháp ở Albi) buộc ông Azais phải trả con cho chị. Tuy nhiên, ông này không thực thi phán quyết dù đã mang con gái quay lại Việt Nam và sống tại quận 2.
Chị Huyền nhiều lần tìm đến mong gặp con nhưng Azais không cho vào. Chị yêu cầu tòa án cho thi hành phán quyết của tòa Pháp tại Việt Nam. Cuối tháng 5 năm 2017, Tòa Gia đình và Người chưa thành niên (TAND TP HCM) chấp nhận toàn bộ yêu cầu của chị Huyền. Ông Azais kháng cáo.
Cuối tháng 8/2018, TAND Cấp cao tại TP HCM bác kháng cáo của ông Azais, công nhận và cho thi hành phán quyết của tòa án Pháp. Theo đó, ông này phải lập tức giao con gái và hộ chiếu của bé cho chị Huyền. Ông được đến thăm con vào tất cả các thứ 7 hàng tuần (9-18h) tại nơi đăng ký thường trú; mỗi năm một lần tại Pháp.
Chị Huyền được gặp mặt con lúc sang Pháp đi kiện. Ảnh: NVCC.
Do ông Azais không hợp tác nên cơ quan thi hành án mất nhiều tháng để tiếp cận, giải quyết. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP HCM phải ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Azais cho đến lúc thi hành xong bản án.
“Việc cưỡng chế thi hành rất khó bởi liên quan đến quyền con người, nhất là đối với một đứa bé. Nếu thực hiện quyết liệt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của bé. Đối tượng phải thi hành phán quyết là người nước ngoài nên chúng tôi làm chặt chẽ về cơ sở pháp lý”, ông Hùng nói.
Ông Azais trong buổi làm việc tối qua không ký biên bản, chưa giao hộ chiếu con gái. “Việc này chúng tôi sẽ giải quyết sau Tết”, chấp hành viên khẳng định.
Theo P.V (VNE)
Pháp muốn người biểu tình san sẻ gánh nặng sau xả súng chợ Giáng sinh
Ngày 13.12, chính phủ Pháp kêu gọi người biểu tình "áo gile vàng" kiềm chế không tổ chức đợt biểu tình nữa vào cuối tuần này, viện dẫn lý do căng thẳng với lực lượng an ninh đang đặt trong tình trạng báo động cao sau vụ tấn công khủng bố tại chợ Giáng sinh ở Strasbourg.
Người biểu tình áo gile vàng. Ảnh: AFP.
"Cho đến lúc này, chúng tôi không cấm các cuộc biểu tình" mà một số người biểu tình đã kêu gọi tổ chức vào thứ Bảy, phát ngôn viên chính phủ Pháp Benjamin Griveaux chia sẻ trên đài truyền hình CNews.
Tuy nhiên, ông kêu gọi những người biểu tình "hành xử hợp lý" sau khi Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra một loạt gói hỗ trợ tài chính vào thứ Hai vừa qua nhằm hạ nhiệt biểu tình. Các gói này gồm tăng lương tối thiểu và cắt giảm thuế cho những người đã về hưu có thu nhập thấp.
"Các lực lượng an ninh của chúng ta đã được triển khai rộng khắp trong vài tuần qua" - ông Griveaux nói.
Thêm vào đó, trong bối cảnh xảy ra cuộc tấn công Strasbourg, "sẽ tốt hơn nếu mọi người có thể bình tĩnh đi làm việc của họ trong ngày thứ Bảy, trước dịp lễ kỷ niệm cuối năm với gia đình, thay vì biểu tình và khiến lực lượng an ninh của chúng tôi buộc phải làm việc một lần nữa" - ông nói.
Các cuộc biểu tình "áo gile vàng" bắt đầu vào ngày 17.11 nhằm phản đối việc tăng thuế nhiên liệu nhưng nhanh chóng trở thành một phong trào bạo động lan rộng trên phạm vi cả nước Pháp.
Thậm chí, trước những nhượng bộ hôm thứ Hai vừa qua, chính phủ cũng đã hủy kế hoạch tăng thuế nhiên liệu dự kiến bắt đầu từ tháng 1.2019. Đây là yêu cầu cơ bản mà những người biểu tình "áo gile vàng", chủ yếu là người sống ở vùng nông thôn và các đô thị nhỏ cũng như sinh sống phụ thuộc nhiều vào phương tiện giao thông như các tài xế.
Cùng với các chướng ngại vật trên đường sá ở nhiều nơi trên lãnh thổ Pháp, những người biểu tình đã tập trung tại Paris vào thứ Bảy hàng tuần kể từ ngày 17.11 gây ra các cuộc đụng độ với cảnh sát.
Thứ Bảy tuần trước, gần 90.000 cảnh sát đã được huy động trên khắp đất nước, trong đó có 8.000 cảnh sát, hàng chục xe bọc thép được triển khai tại thủ đô Paris. Hàng loạt các cửa hàng, bảo tàng và tượng đài bị đóng cửa.
Dù vậy, những người biểu tình vẫn đập vỡ cửa sổ, cướp phá các cửa hàng và đốt hàng chục chiếc ô tô ở nhiều nơi trong thành phố.
Trong khi một số đại diện của phong trào "áo gile vàng" tuyên bố sẵn sàng tạm dừng các cuộc biểu tình để đàm phán với chính phủ, nhiều người khác tuyên bố những nhượng bộ của chính phủ là chưa đủ và sẽ tiếp tục biểu tình tại Paris vào cuối tuần này.
THANH HÀ
Theo Laodong
Không có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng trong vụ xả súng tại Pháp Tin từ Bộ Ngoại giao, trong vụ xảy súng xảy ra tại khu chợ Giáng Sinh, thành phố Strasbourg, Pháp hôm 11/12 - đã ghi nhận 2 người chết, 13 người bị thương. Không có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi vụ việc này. Hiện trường vụ xả súng (Ảnh: CMM) Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc,...