Người mẹ vĩ đại của tôi
Mẹ đã sinh ra con, nuôi dạy con, nhưng con chưa một lần được báo hiếu. 20 năm rồi con vẫn không thể nào quên. Nhớ mẹ, người mẹ vĩ đại của con.
Trên đời này có một tình yêu vô tư nhất, vĩ đại nhất, cao thượng nhất, thuần khiết nhất, luôn hy sinh mọi thứ vì bạn, cuộc sống của bạn đều bắt đầu từ đây, luôn cho bạn mọi thứ mà không cần bạn báo đáp, tất cả đều tự nhiên, chân thành, không chút hằn vết. Đó chính là tình yêu của mẹ.
Tôi là con út trong gia đình, anh trai cả hơn tôi những 23 tuổi. Bố mẹ tôi dưỡng dục được cả thảy 6 người con cả nam lẫn nữ. Năm sinh tôi, bố mẹ tôi không những đã nhiều tuổi mà trong người cũng mang không ít bệnh, đặc biệt là mẹ. Khi tôi bắt đầu biết ghi nhớ mọi việc thì lưng mẹ đã cong cong, tôi hỏi tại sao thì mẹ bảo là đau lưng. Sau này tôi mới biết đó là bệnh gù lưng do lao động nặng nhọc quanh năm cộng căn bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Mẹ bệnh quanh năm, mệt mỏi cộng ăn uống không đầy đủ nên sức khỏe ngày càng kém, ấy vậy nhưng mẹ vẫn âm thầm làm tất tật mọi việc. Nếp nhăn cũng dần xuất hiện trên khuôn mặt ngày một già nua của mẹ khiến dung mạo và tuổi tác của mẹ chẳng tương xứng nhau tí nào, răng cũng rụng dần từng chiếc. Còn nhớ hồi nhỏ tôi thường nằm trên lưng mẹ giúp mẹ nhổ tóc bạc, cho đến 1 ngày tôi có muốn cũng không nhổ được nữa bởi tóc bạc đã “áp đảo” tóc đen.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Vào cái thời loạn lạc, trẻ em không đến lớp giáo viên cũng không quản, thực ra có quản cũng không nổi. Anh hai và các bạn thường ra ngoài bắt chim, ra vườn quả vườn rau để hái trộm dưa, táo. Anh hai quý tôi nhất nên đi chơi đâu anh cũng lôi tôi đi cùng. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ như in cảnh anh hai cùng mấy anh hàng xóm lấy trộm ngô của đội sản xuất đem về nhà nấu. Chính “kỳ tích” này đã dẫn đến “đại họa” về sau của anh hai. Khởi nguyên của câu chuyện là anh hai cùng mấy người bạn lấy trộm vở của nhà trường để cuộn thuốc lá hút, chủ nhiệm lớp hồi đó là một tay đại ngốc ở cùng thôn chúng tôi. Thực ra cũng chẳng phải chuyện gì ghê ghớm, trẻ con ương bướng gây chuyện cũng là điều không tránh khỏi, nhưng anh ta ngày nào cũng đến nhà gặp mẹ. Tính mẹ thì mạnh mẽ, mẹ là người phụ nữ nông thôn chưa từng biết đến mặt mũi quyển sách quyển vở thế nào. Gia đình tôi có uy tín nhất trong thôn, bố mẹ tôi là những người thật thà, ngay thẳng, cả đời chưa để ai phải nói một tiếng “Không” bao giờ. Mẹ cảm giác như không mở được mặt, tưởng như anh hai đã làm 1 việc không thể tha thứ, điều này đã làm tăng áp lực cho anh hai. Anh hai cũng là người có cá tính, tính khí cũng không chịu thua ai, sau này anh đã ăn asen tự tử. Hỉnh ảnh của 34 năm trước như lại hiện về. Tôi còn nhớ như in hôm đó anh đã ôm tôi vào lòng cười thật buồn. 16 tuổi đang tràn trề sức xuân vậy mà anh lại kết thúc cuộc đời mình đau thương như vậy.
Kể từ ngày đó mẹ trông già đi nhiều, bố cũng vì chuyện này mà trầm tư hẳn. Mỗi khi trời sáng, bố và các anh chị, người ra đồng, người đi học, ở nhà chỉ còn lại tôi và mẹ. Mẹ thường ngồi thẫn thờ trên giường, làm việc gì cũng chẳng nhập tâm. Mẹ rất mạnh mẽ, từ xưa đến nay mẹ chưa từng khóc bao giờ, mẹ chỉ khóc thầm những lúc không có ai. Tôi hỏi mẹ làm sao thì mẹ toàn bảo không sao cả. Những chuyện này, bố và các anh chị tôi đều không ai biết, cho đến giờ tôi cũng không kể chuyện này cho họ, chỉ có tôi và mẹ biết với nhau. Phải mất rất nhiều năm sau mẹ mới lấy lại được tinh thần. Có lẽ nhiều người cho rằng anh hai là do mẹ hại chết, tôi không biết bố nghĩ thế nào bởi ngày bố mất tôi vẫn còn bé lắm, cơ bản không hiểu được chuyện gì. Nhưng sau này, qua lời kể không mấy rõ ràng của anh cả tôi đã cảm nhận được rằng, chí ít thì bố cũng nghĩ như vậy. Cứ cho trách nhiệm đổ hết lên đầu mẹ thì tôi cũng rất hiểu cho mẹ.
Anh cả lấy vợ được vài năm thì hai chị tôi cũng lần lượt xuất gia. Tháng chạp năm đó, bố đột tử do nhồi máu cơ tim, căn bệnh của tuổi già. Sự ra đi của bố giống như trời sập, năm đó tôi 12 tuổi, anh ba 19 tuổi. Mẹ vẫn rất kiên cường, không hề rơi một giọt nước mắt, mãi cho đến khi linh cữu của bố được khiêng ra khỏi cửa thì mẹ mới gào lên 1 tiếng thật to rồi ngất luôn. Trụ cột trong nhà đã ra đi nhưng những người ở lại vẫn phải tiếp tục sống. Mẹ đã lau nước mắt nuôi dạy 2 anh em chúng tôi. Mẹ đã già, đã qua cái tuổi “xung trận”, anh em tôi cũng mới chỉ là những đứa trẻ đang lớn. Năm sau đó, tôi vào cấp 2 nhưng lúc nào tôi cũng có cảm giác lo lắng, bất lực. Kể từ đó, tôi không còn tập trung vào học hành nữa, kết quả học tập cũng ngày một giảm sút, từ một học sinh đứng đầu lớp tôi tụt xuống tận học sinh trung bình. Năm 1985, tôi học lớp 9, gần tết 1986, chỉ còn cách tốt nghiệp cấp 2 khoảng nửa năm, biết là không thể theo đuổi con đường học hành và để giảm bớt gánh nặng gia đình, tôi đã bỏ học ở nhà làm ruộng, kết thúc năm tháng học sinh ngắn ngủi của đời mình ở đây.
Năm 1986 anh ba cũng lấy vợ khi vừa tròn 23 tuổi. Được 1 thời gian thì chúng tôi ngăn nhà sống riêng, gánh nặng gia đình tự nhiên đè lên vai chàng thanh niên mới 16 tuổi là tôi. Từ đó, tôi biết thế nào là nuôi sống gia đình. Ngày đó tôi ra ngoài làm thuê, lúc đó còn quá nhỏ, cái gì cũng không biết làm, làm việc gì cũng không nổi. Thấy tôi tội nghiệp nên rất nhiều người đã giúp tôi, đến giờ tôi vẫn không quên họ, thế gian này vẫn còn rất nhiều người tốt. Năm 1987, tôi 17 tuổi. Mùa đông năm đó mẹ bị bệnh, liên tiếp mấy hôm không đi tiểu được. Không còn cách nào, cuối cùng tôi nhờ 2 anh đưa mẹ đến viện. Qua chẩn đoán, mẹ bị nghẽn mạch máu não. Thời gian đó tôi ở suốt trong viện để chăm sóc mẹ, thỉnh thoảng các anh chị cũng đến thay cho 1 lúc. Ít ngày sau, bệnh tình của mẹ có đôi chút chuyển biến, để thuận tiện chúng tôi đã đưa mẹ về nhà chăm sóc, điều trị. Khi đó vấn đề đại tiểu tiện của mẹ cần có người giúp đỡ, việc này không tiện lắm cho 1 chàng trai như tôi, các chị dâu lại không biết làm nên 2 chị tôi đã phải thay phiên nhau giúp tôi chăm mẹ. Lúc đó tôi nghiệm thấy 1 điều rằng: “Lấy được vợ thì quên mất mẹ”.
Một năm sau thì sức khỏe của mẹ khá lên nhiều. Mẹ đã có thể từ mình đi lại. Tôi vui lắm, trong đầu nghĩ, chỉ cần mẹ sống là tốt rồi, tôi không cần mẹ phải làm gì hết, ngày nào về nhìn thấy mẹ là hạnh phúc lắm rồi. Nhưng đến một hôm mẹ tự nhiên lại đổ bệnh. Đưa từ nhà anh ba về thần kinh mẹ đã không còn minh mẫn nữa. Mẹ kéo tay tôi như muốn nói điều gì nhưng lại không thể nói ra. Khuôn mặt xanh xao của mẹ dường như không còn chút sinh lực, cứ như vậy mẹ nhìn tôi bất lực, khóe mắt rưng rưng nước. Ngày hôm sau, khi mặt trời vừa lên thì mẹ ra đi bỏ lại chúng tôi không một lời từ biệt.
Cuộc đời mẹ là một chuỗi những ngày tháng long đong, lận đận, nhiều thăng trầm. Vì gia đình mẹ đã vất vả, khổ cực một đời, đến chết cũng không ngơi. Chưa 1 ngày mẹ được thanh thản, nghèo đói và bệnh tật luôn đeo bám. Mẹ, chính mẹ là người đã mang con đến với thế giới này, mẹ đã lo lắng cho con và mang theo sự nuối tiếc, nhớ thương rời khỏi thế giới này. Mẹ đã sinh ra con, nuôi dạy con, nhưng con chưa một lần được báo hiếu. 20 năm rồi con vẫn không thể nào quên. Nhớ mẹ, người mẹ vĩ đại của con.
Theo GĐVN
Vợ của nhân tình "quỳ lạy" để giao con của cô ta cho tôi chăm sóc
Kẻ thứ ba hay "con giáp thứ 13" bao lâu nay vẫn luôn bị người đời dè bỉu, trách cứ. Tuy thế, ở trường hợp của tôi, có lẽ cần có một cái nhìn khác cùng sự cảm thông chia sẻ.
Tôi đã từng có một cuộc hôn nhân đổ vỡ, nên rất thấu hiểu nỗi bất hạnh của người trong cuộc khi gia đình không còn êm ấm. Tôi chưa bao giờ muốn làm kẻ thứ ba của gia đình người khác, cho đến khi gặp anh. Anh và tôi quen nhau khi anh đã có vợ và hai đứa con gái xinh xắn. Anh là đầu bếp, đi làm từ 8 giờ sáng đến 11 giờ đêm mới về. Cuộc sống của anh chỉ xoay quanh mắm, muối, dầu, ... và không có thời gian rãnh rỗi để chơi đùa cùng con cái. Dù biết anh đã có vợ, nhưng tôi vẫn thương anh vô điều kiện.
Tôi gặp cô gái trẻ ấy lần đầu tiên khi anh dẫn tôi về quán nhậu mà anh vừa là chủ vừa là đầu bếp. Cô ta rất đẹp, miệng mồm nhanh nhảu nhưng ánh mắt dữ dằn. Chúng tôi chênh nhau 6 tuổi. Có lẽ người ngoài cuộc sẽ không bao giờ hiểu lý do tại sao anh lại bỏ một cô vợ trẻ xinh xắn để ngoại tình với một người đàn bà một đời chồng như tôi. Ngày trước, khi tôi và anh cùng các con anh đi du lịch, cô bé có biết, nhưng chưa bao giờ tìm tôi chì chiết. Tôi may mắn chưa bao giờ bị đánh ghen, dù cô bé và anh chị của cô đều là giang hồ.
Hàng xóm bắt đầu kể cho tôi nghe về câu chuyện của gia đình anh. Năm ấy khi 16 tuổi, cô bé bỏ nhà đến chung sống cùng anh. Ở quê người ta hay gọi đó là "đi theo trai". Bố mẹ cô tìm mọi cách dẫn con gái về, nhưng họ bất lực. Học xong phổ thông, cô trở thành vợ anh. Tuy thế, cô bé chưa bao giờ phải làm dâu và cũng không hề tôn trọng bố mẹ chồng. Cô rất nhiều lần chửi rủa và dọa đánh mẹ của anh. Rồi hai người có con. Vợ của anh đem đứa con chín tháng tuổi về nhà mẹ đẻ, vứt cháu đó cho ông bà ngoại chăm sóc, còn cô thì đăng ký học Cao đẳng. Cả tháng người mẹ trẻ mới về thăm con một lần. Gần hai năm sau, chán cuộc sống ở trọ thành phố ăn chơi học hành, vợ của anh quay về. Khi nào có anh ở nhà, anh sẽ nấu cơm làm thức ăn cho hai mẹ con. Nếu anh đi làm, vợ của anh sẽ cho con ăn mì gói. Rồi đứa con thứ hai ra đời. Vẫn như trước đây, vợ anh bỏ con cho mẹ cô chăm để lén đi nhậu cùng bạn bè.
Anh chưa từng biết một bữa cơm gia đình do vợ nấu là như thế nào. Khi mọi thứ trở nên không thể chịu đựng nổi, anh có ý định li dị cô vợ trẻ. Lúc đó, cô bé vào nói với mẹ chồng rằng: "Căn nhà tụi con đang sống là tài sản bố mẹ cho anh Th. trước lúc cưới, không phải tài sản chung của vợ chồng con. Nên giờ mẹ cho anh Th. thêm một miếng đất đi, để tụi con bán rồi chia." Mẹ anh không đồng ý chuyện đó nên cô ấy mãi không chịu ký vào tờ đơn. Vì cần vốn làm ăn, anh bán căn nhà cũ mà anh đang ở, nhưng cũng không chia cho vợ đồng nào, vì đó là tài sản trước khi cưới. Thế là cô bé bảo anh: "Hoặc là anh chia đôi tiền cho tôi, hoặc là anh tự mà nuôi hai đứa con." Sự lựa chọn của anh luôn là hai đứa con, bởi anh biết vợ anh chưa bao giờ có thể trở thành một người mẹ đúng nghĩa.
Nhìn thẳng vào mặt tôi, vợ anh bảo: "Chị đã giành chồng của em rồi, thì chăm các con của em luôn nhé!" Tuy chỉ là nhân tình của anh, nhưng tôi nghĩ có lẽ mình vẫn còn liêm sỉ hơn con người ấy. Có người mẹ nào trên đời này lại dám giao con mình cho nhân tình của chồng kia chứ. Và hẳn là tôi không hề sai, khi mà không có tôi thì gia đình anh cũng đổ vỡ sẵn rồi. Nhìn các con nhỏ của anh bị bỏ rơi, tự ăn tự chơi, tôi cũng không đành lòng. Vậy nhưng, tôi đã làm ra vẻ rằng mình sẽ không chăm sóc chúng. Thế là, vợ của anh bắt đầu "xuống nước" ngọt nhạt với tôi. Cô bé một tiếng gọi "chị", hai tiếng "dạ thưa". Cô còn ra vẻ thân thiết, chở tôi đi mua quần áo, kể cho nghe những món ăn anh thích, những điều gì anh ghét. Rồi vợ anh chở tôi đến trường của các con để giới thiệu. Cô bé cũng dẫn tôi về cả nhà mẹ chồng.
Có lẽ, đây là câu chuyện hài hước khó tin nhất trên đời này. Khi kẻ thứ ba không hề bị mắng nhiếc hay đánh ghen. Một kẻ là nhân tình của người đã có vợ lại được chính người vợ đó giúp đỡ để ra mắt mẹ chồng. Liệu có ai tin được có một người vợ lại "quỳ lụy" nhân tình của chồng để giao con cho "kẻ phá hoại" đó chăm sóc? Dù không nói ra, nhưng cả tôi và gia đình anh đều hiểu, cô bé ấy không muốn những đứa con làm vướng bận cuộc sống tương lai của cô. Rồi những đứa trẻ ấy khi lớn lên sẽ đau lòng thế nào khi biết được chính mẹ chúng đã bỏ rơi mình như vậy. Người vợ, người mẹ 27 tuổi ấy chắc không bao giờ hiểu được rằng: "Thà rằng trẻ con không ra đời còn hơn để chúng sinh ra trong cuộc đời bất hạnh và không mục đích" (H.P.Arubasep).
Thế cho nên là, kể cả có mang danh nghĩa nhân tình, thì tôi cũng chăm sóc cho anh và các con của anh thật tốt.
Theo Kienthuc
Tâm sự đầy nước mắt của người mẹ luôn bị con hỏi: "Mẹ ơi! Sao con lại thấp hơn các bạn?" Vợ chồng tôi cứ đinh ninh đã trang bị đầy đủ những thứ cần thiết cho con trai lớp 4 khi qua trường mới nếu không thấy con ngồi co ro trong bộ đồng phục rộng thùng thình chiều hôm đó. Tim tôi như thắt lại, hóa ra có một thứ rất quan trọng mà con mình vẫn thiếu trong nhiều năm qua...