Người mẹ trẻ dựng nhà, trồng rau để sống chậm trong dịch
Dành ra hơn 6 tháng với nhiều tâm huyết, chị Linh biến mảnh đất trống trải thành ngôi nhà vườn với nhiều loại rau củ, hoa trái.
Dù khá bận rộn với công việc kinh doanh, chị Vương Thị Thùy Linh (sinh năm 1992, ở TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) luôn dành thời gian cho sở thích chăm cây, làm vườn.
Tháng 5/2020, khi mọi công việc chậm lại vì dịch, chị quyết định cải tạo mảnh đất trống trước nhà thành không gian sống hòa mình với thiên nhiên.
“Trong nhiều chuyến đi chơi ở Đà Lạt ngày trước, mình rất ấn tượng với phong cách của những ngôi nhà gỗ nơi đây. Mình mơ ước tạo dựng căn nhà nhỏ để có nơi nghỉ chân giữa cuộc sống bộn bề. Sau hơn 6 tháng cùng nhiều tâm sức, mình đã biến điều ấp ủ thành sự thật”, chị nói với Zing.
Căn nhà gỗ nhỏ nằm trên mảnh vườn 300 m2 của chị Thùy Linh.
“Ngôi nhà trong mơ”
Ban đầu, chị Linh mua sườn nhà cũ về cải tạo lại. Với chị, công việc này không quá khó, chỉ đôi khi thiếu gỗ, ván phải tìm mua khắp nơi.
Trước khi dựng nhà, chị đã hình dung cách phân chia không gian cho hợp lý, đồng thời lắng nghe góp ý từ bố mẹ.
Căn nhà được làm theo phong cách có chút hoài cổ. Bởi vậy, nội thất bên trong cũng chủ yếu được làm từ gỗ. Để tạo nên nét độc đáo cho không gian, chị Linh sưu tầm nhiều vật dụng, đồ đạc cũ để trang trí.
Video đang HOT
Chị Thùy Linh sưu tầm nhiều đồ đạc cũ để trang trí cho căn nhà.
Phía trước nhà, chị Linh dùng gỗ để làm hàng rào và cổng, đồng thời thiết kế lối đi uốn khúc, đẹp mắt dẫn vào trong.
Hai bên lối đi, chị tự tay xới đất, chia luống trồng rau, củ, quả và hoa để vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho cả gia đình.
“Mình tham khảo các nhà vườn trồng rau sạch để học hỏi kỹ thuật làm đất và chăm sóc rau. Cả nhà mình thích uống nước ép nên mình ưu tiên trồng nhiều rau ép nước, củ quả thông dụng và phù hợp với thời tiết, khí hậu nơi đây”, chị Linh chia sẻ.
Theo người mẹ, để tạo nên khu vườn tươi tốt, điều quan trọng là chịu khó và kiên nhẫn. Ví như, khi rau mới trồng lên, một ngày cần tưới nước khoảng 4 lần để cây khỏe. Tiếp đó, những loại như bắp cải hay bị sâu thì cần chăm bắt sâu vào sáng sớm.
Bên cạnh đó, chị còn trồng xen canh, gối vụ để khu vườn luôn được phủ màu xanh tươi.
Rau củ sạch được chị Thùy Linh tự tay trồng, chăm sóc.
Mỗi khi công việc bộn bề và mệt mỏi, chị Linh trở về nhà, dạo quanh khu vườn, hái rau, củ chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình. Chị cũng thích cắt hoa về cắm xung quanh phòng để thêm yêu đời.
Cứ mỗi sáng, người mẹ trẻ lại mở tất cả cửa sổ để đón ánh sáng và không khí trong lành tràn vào nhà.
Với mong muốn nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên cho con gái, chị Linh thường cho bé cùng mẹ ra vườn tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu. Không gian xanh ngát cũng là nơi gia đình chị lưu lại nhiều bức hình đẹp.
Khi chia sẻ những khoảnh khắc về mảnh vườn lên trang cá nhân, chị Linh nhận được nhiều lời khen ngợi, xin kinh nghiệm chăm sóc cây cối cũng như trang trí nhà cửa. Nhiều người còn được truyền cảm hứng “bỏ phố về quê”, tự tạo dựng không gian sống bình yên, giản dị.
Trong mùa dịch, khu vườn càng có ý nghĩa tinh thần lớn đối với gia đình chị Linh khi cả nhà có nơi để cảm thấy vui vẻ, tươi mắt mỗi ngày.
Người mẹ tự tay thiết kế, bài trí không gian từ trong ra ngoài căn nhà.
Ảnh: NVCC
Sở hữu sân thượng đủ loại rau và trái cây sạch, mẹ trẻ yên tâm cùng gia đình "đi qua mùa dịch" ở Thái Bình
Sở hữu sân thượng đầy nắng, chị Đỗ Thắm dành hết đam mê và thời gian rảnh rỗi để tạo nên "nông trại sạch", cung cấp đủ thực phẩm cho gia đình mỗi ngày.
Hơn ai hết, những người "nông dân sân thượng" sẽ luôn cảm thấy trồng cây trên cao trong những ngày nắng nóng thực sự chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, vì mong muốn gia đình an tâm có được thực phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là trong thời điểm dịch dã chưa được kiểm soát như hiện tại nên chị Thắm dành thời gian để trồng rau, trồng quả trên sân thượng.
Chị Thắm cho biết: "Từ một người 26 năm chưa biết trồng cây, sau một thời gian thích lấy đất về nghịch đã trồng được gần hết các loại cây phù hợp với khí hậu miền Bắc. Cơ duyên là con của mình xem tivi thấy quả dâu tây vô cùng đẹp mắt.
Con có nói thích ăn nên mình quyết định trồng để thu hoạch trái dành cho con, vừa giúp bé yêu thiên nhiên, học cách chăm cây vừa có quả để con thưởng thức ngay sau khi hái. Vì yêu thích nên mình xin cây về trồng, tưởng chỉ cần lấy cây trồng xuống đất, bón phân là xong. Tuy nhiên trong quá trình trồng, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên cây bị chết".
Nhờ "lần đầu" như thế, chị Thắm quyết tâm hơn, tìm hiểu và rút kinh nghiệm. Chị biết được trồng cây ở chậu phải trộn đất cho tơi xốp, giữ ẩm thoát nước tốt, bón phân theo liều lượng định kỳ giúp cây phát triển nhanh, cho quả sai như mong đợi.
Sau những nỗ lực ấy, chị và các con đã có thể hái những quả dây chín mọng, thơm ngon tươi mát do chính mình trồng và chăm sóc. Vì yêu thích loại cây này, chị đã trồng cả vườn dâu tây trên sân thượng.
Sau khi thành công bước đầu với việc trồng và chăm sóc dâu tây, chị Thắm mày mò trồng thêm đủ loại rau, hoa quả khác. Ban đầu chị gặp phải khá nhiều khó khăn, từng bước "gỡ rối", rút kinh nghiệm, mọi chuyện sẽ dần ổn hơn.
Theo kinh nghiệm của chị Thắm, người nông dân sân thượng cần làm tốt khâu trộn ủ đất. Trước khi trồng cây, cần tìm hiểu trước về đặc tính, quá trình sinh trưởng phát triển, cây thích nghi với điều kiện ánh sáng, thời tiết, khí hậu như thế nào...
Nhờ những kiến thức cơ bản này, người trồng sẽ chủ động hơn trong việc đặt chậu cây ở đâu và chăm sóc như thế nào.
"Mình trồng hữu cơ gần như 100% nhưng lại không dùng phân chuồng mà hầu hết dùng phân bón tự ủ. Mình trộn đất cùng cám gạo đậu tương, bón cho cây thì dùng nước vo gạo, dịch chuối, đậu tương ủ trứng chuối Humic, đạm cá tự ủ... Mình cũng quây lưới hết vườn nên cây trồng không bị sâu, ruồi vàng hay chim phá. Thuốc phòng trị bệnh được mình lựa chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên như thuốc lào ngâm rượu, tỏi ớt, nem, bio...", chị Thắm chia sẻ.
Mỗi ngày, chị Thắm thường dành 2 tiếng để chăm sóc khu vườn trên cao. Đây cũng là lúc chị cảm thấy vui vẻ hơn, tâm trạng cân bằng, chị còn tranh thủ dạy con cách trồng cây, yêu cây, trân trọng thiên nhiên và môi trường xung quanh.
Ban đầu, khu vườn sân thượng được chị Thắm mua thùng xốp về để trồng rau. Sau một thời gian, chị học hỏi và tìm được giải pháp chậu ghép. Nhờ kinh nghiệm tích lũy cũng như tình yêu với việc làm vườn, trồng trọt, những ngày cả nước đang đồng lòng chống dịch, chị Thắm dành nhiều thời gian chăm sóc khu vườn để đảm bảo những bữa ăn đủ chất, đủ dinh dưỡng, giúp mọi người trong gia đình thêm khỏe mạnh, thêm sức đề kháng để an tâm vượt qua dịch bệnh.
Nguồn ảnh: NVCC
Giãn cách vẫn đủ rau quả thưởng thức nhờ vườn cây xanh um trên sân thượng ở Đà Nẵng Do ảnh hưởng của dịch bệnh, mọi hoạt động kinh doanh bị đình trệ nhưng chị Trúc Hòa vẫn luôn vui vẻ, an yên bởi trên sân thượng có vườn cây đủ loại rau quả sạch, nơi chị dành nhiều tâm huyết chăm bón dành cho gia đình. Đại đa số người dân khi có chỉ thị giãn cách thường khá khó khăn,...