Người mẹ nhẫn tâm vứt đứa con mới chào đời xuống hố phân
Sau khi hạ sinh một bé gái được 2 ngày thì người mẹ nhẫn tâm vứt con xuống hố phân rồi rời khỏi hiện trường.
Ngày 13/12, thông tin từ lãnh đạo UBND xã Ngọc Yêu ( huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trường hợp 1 bé sơ sinh bị bỏ lại dưới hố phân sâu khoảng 2 mét.
Hiện trường nơi người mẹ trẻ nhẫn tâm bỏ rơi con ruột của mình.
Theo thông tin ban đầu, chị Y N. (19 tuổi, trú tại thôn Ba Tu I, xã Ngọc Yêu) vừa sinh 1 bé gái được 2 ngày tuổi nhưng không rõ lí do gì đã bỏ con xuống 1 hố phân và rời khỏi hiện trường. Ngay sau đó, một người dân do tình cờ nghe được tiếng khóc nên tìm thấy, đến vớt cháu lên bờ và dùng nước rửa sạch các chất bẩn dính trên người bé gái.
Được biết, trước đó, chị N. trong quá trình tìm hiểu, hẹn hò và có thai với bạn trai. Sau khi sinh con thì 2 người xảy ra mâu thuẫn. Tiếp đó, chị N. đã để đứa con vừa chào đời rơi vào cảnh nguy kịch.
Thông tin từ lãnh đạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum xác nhận, chiều ngày 12/12, Bệnh viện tiếp nhận 1 em bé sơ sinh ở xã Ngọc Yêu trong tình trạng trầy xước mặt mũi, bụng. Hiện, sức khỏe cháu bé vẫn còn yếu và đang được các bác sỹ hết sức quan tâm chữa trị.
Nam Ninh
Video đang HOT
Theo toquoc.vn
Trồng sâm dây, người Xê Đăng giúp nhau vượt khó, đổi đời
Măng Ri là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) có 100% người dân đều là người dân tộc Xê Đăng.
Vì có độ cao trên 1.200m, một số nơi cao đến gần 2.000m so với mực nước biển, khí hậu mát lạnh quanh năm nên khá thuận lợi cho việc phát triển các loại cây dược liệu, đặc biệt là sâm dây và sâm Ngọc Linh...
Giờ đây, về Tu Mơ Rông, đi đâu chúng tôi cũng nghe người dân bàn tán chuyện trồng sâm dây, sâm Ngọc Linh. Không ít hộ gia đình tại địa phương đã thoát khỏi cảnh nghèo và làm giàu từ sâm. Điển hình như chị Y Hlạng, Y Bắp, A Hình...
Làm giàu từ cây sâm quý
Nói đến chị Y Hlạng, làng Pu Tá xã Măng Ri thì ai cũng biết, bởi chị làm giàu bằng chính cây trồng mang đặc hữu của mảnh đất Tu Mơ Rông - đó là sâm dây. Song song làm rẫy, trồng mì, trồng lúa, Y Hlạng chủ yếu tập trung vào phát triển cây sâm dây.
Chị Y Hlạng cho biết: "Năm 1990 sau khi học xong lớp 9, mình về công tác tại xã Măng Ri làm bên mảng Chi hội Phụ nữ và Phó bí thư chi bộ. Đến năm 1993, làng Pu Tá bị cháy, cuộc sống người dân càng trở nên khó khăn. Sau nhiều lần thuyết phục, dân làng cũng đồng ý theo mình xuống chỗ ở mới...".
Chị Y Hlạng bên cây sâm dây đang cho giá trị kinh tế cao. Ảnh: Trần Hiền
Sau khi cả làng đồng ý dời xuống chỗ ở mới, chị Y Hlạng cùng dân làng dẫn nước suối từ trên núi chảy theo các con kênh tạo thành những ô ruộng bậc thang để giữ nước, giúp bà con canh tác được hai vụ lúa. Từ cuộc sống săn bắt, hái lượm chỉ một thời gian ngắn sau đó người dân làng Pu Tá đã biết trồng lúa và lên rừng thu hái lá dược liệu làm thuốc.
Thời điểm ấy, những loại sâm quý như: Sâm dây Ngọc Linh, sâm củ Ngọc Linh, ngũ vị tử, hà thủ ô... đã được người dân thu hái sau đó bán về TP.Kon Tum...
Nhận thấy giá trị từ cây sâm dây và không muốn người dân phụ thuộc vào cuộc sống săn bắt hái lượm nên chị Hlạng đã lên rừng đưa loại sâm này về trồng thử nghiệm. Sau khi những vạt sâm dây phát triển tươi tốt chị bắt đầu vận động người dân trong làng "sống chung" với loại sâm này.
Năm 2009 chị Hlạng trồng 1ha cây sâm dây. Đến năm 2012, chị thu được 1,5 tạ sâm tươi. Ở đây, sâm tươi được bán với giá từ 70.000 - 100.000 đồng/kg, còn sâm khô tùy từng thời điểm trung bình từ 350.000 - 500.000 đồng/kg.
"Cứ mỗi 1ha trồng sâm dây có thể thu hoạch từ 2,5 - 3 tạ củ sâm tươi. Đất này không trồng cây nào, nuôi con gì bằng trồng cây sâm dây. Trồng sâm cho nhiều tiền phải cao gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa, trồng cà phê mà công chăm sóc lại nhàn hơn. Nhận thấy hiệu quả từ sâm dây nên đến thời điểm hiện tại xã 100% người dân đã biết trồng sâm dây với tổng diện tích khoảng 30ha..." - chị Hlạng tiết lộ.
Khi người dân ở xã Măng Ri bắt đầu trồng sâm dây với số lượng lớn thì chị Hlạng lại đứng ra thu mua sâm giúp bà con dân bản. Trong những năm qua, chị Hlạng đã 2 lần vinh dự được Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen bởi thành tích lao động sản xuất và tấm gương hỗ trợ cộng đồng.
Phát huy tiềm năng lớn từ cây dược liệu
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Bá Thành - Chủ tịch xã Măng Ri cho biết: "Sau khi nhận thấy tiềm năng của cây dược liệu, chị Y Hlạng thường xuyên tuyên truyền cho phụ nữ xã và giúp dân xây dựng mô hình trồng cây dược liệu, đặc biệt trồng cây sâm dây. Những năm gần đây, khi bà con đã biết trồng và chăm sóc dược liệu, chị đã đứng ra thu mua các sản phẩm nông sản, dược liệu cho bà con, qua đó góp phần phát triển nghề trồng dược liệu quý tại địa phương...".
Củ sâm tươi thường được bán với giá từ 70.000 - 100.000 đồng/kg. Ảnh: Trần Hiền
Có thể kể tới chị Y Bắp ở thôn Đăk Viên, xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông), cũng là một tấm gương điển hình vươn lên từ hai bàn tay trắng nhờ trồng cây sâm dây và sâm Ngọc Linh. Điều chúng tôi không ngờ tới là việc chị khởi nghiệp số tiền vay ít ỏi của Hội Nông dân với 3 triệu đồng.
Gia đình chị Y Bắp vốn nghèo, mẹ mất sớm, mới học lớp 6 chị phải nghỉ học để về phụ gia đình làm rẫy. Lập gia đình (năm 1995), hai vợ chồng chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng, bởi gia đình chồng cũng nghèo như gia đình chị. Không cam chịu đói nghèo, hai vợ chồng chị lăn lộn suốt ngày lao động cật lực trên nương trên rẫy. Sau 20 năm phát triển, gia đình chị có cả chục héc ta cây công nghiệp gồm cà phê, bời lời.
Vài năm trở lại đây, khi sâm dây có giá, chị bắt đầu đầu tư trồng loại cây này. Chị tận dụng mọi diện tích đất trống để phát triển sâm dây xen trong cây cà phê, bời lời. Tính đến nay, Y Bắp có vài sào sâm dây trồng xen trong ba khu rẫy.
Không chỉ trồng sâm dây, hiện tại chị Y Bắp cũng đã đầu tư trồng cả nghìn cây sâm Ngọc Linh, hiện đang sinh trưởng tốt. Khi sâm Ngọc Linh cho thu hoạch, nguồn thu nhập khủng đầy hứa hẹn đang chờ đón gia đình chị Y Bắp.
Chuyện làm giàu, làm giàu ở nông thôn từ sâm của đồng bào Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông hiện nay không còn là chuyện lạ. Bởi, đồng bào nơi đây trồng sâm Ngọc Linh, sâm dây khá nhiều. Hiện tại có đến 80% số hộ dân ở Tu Mơ Rông trồng sâm dây và có hàng trăm hộ đã và đang phát triển sâm Ngọc Linh. Với giá sâm dây và sâm Ngọc Linh (mỗi kg rẻ nhất cũng khoảng 100 triệu đồng) thì trong vài năm tới, đồng bào Xơ Đăng nơi đây sẽ không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu từ sâm.
"Đây là bài viết tuyên truyền về Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2019 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông"
Theo Danviet
Dùng đầu đạn pháo kê làm kiềng bếp, 9 người bị thương Ngày 9-11, một lãnh đạo UBND huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum xác nhận có vụ việc nổ đầu đạn pháo 105mm làm 9 người ở làng Đắk Nớ, xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei phải nhập viện cấp cứu. Trong đó, có 5 người bị thương nặng đã được đưa lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, 4 người còn lại...