Người mẹ nghèo ngủ ghế đá chờ phiên xử con trai tâm thần
Bán đất hương hỏa để con có tiền du học, lấy được 3 tấm bằng, tưởng được nhờ vả lúc tuổi già, bà Gia đau đớn khi chỗ dựa tinh thần vướng tội Giết người.
Ảnh minh họa
Một ngày gần cuối tháng 5, bà Gia – người phụ nữ trung niên lam lũ, xách chiếc làn nhựa đựng mấy quả cam, chai nước mía vào TAND Hà Nội. Hôm đó, con trai bà là Nguyễn Văn Bằng (32 tuổi, ở thôn Đoài, xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức) bị đưa ra trước vành móng ngựa về hành vi giết người.
Bà hỏi nhiều người mới biết phòng xử con trai nên rón rén xin vào nghe. Thấy Bằng gầy guộc, gương mặt bất thần ngồi đợi HĐXX vào phòng thẩm vấn, người mẹ ứa nước gọi “Bằng ơi”, nghẹn đắng, đứt quãng.
Theo hồ sơ, Bằng là bảo vệ một siêu thị ở quận Ba Đình. Đêm 26/5/2014, thấy hai người ngồi trên xích sắt của siêu thị, Bằng nhắc nhở nhiều lần không được và dẫn đến xô xát. Trong lúc bị đánh, chửi, Bằng lấy con dao mang theo đâm loạn xạ, khiến một nạn nhân tử vong.
Viện pháp y tâm thần Trung ương kết luận Bằng mắc bệnh tâm thần phân liệt. Hiện bệnh ở giai đoạn tái phát, bị can mất khả năng nhận thức điều khiển hành vi.
Tham dự phiên tòa, gia đình bị hại nói con trai mất ba năm nay nhưng không được một lời thăm hỏi. “Không thể cứ đổ cho hoàn cảnh, khả năng nhận thức. Phải truy trách nhiệm ai tuyển dụng người mắc bệnh tâm thần vào làm việc”, mẹ bị hại bức xúc. Trong khi đó, bà Gia đứng dậy run run trả lời không biết nhà nên chưa đến thăm gia đình bị hại.
Video đang HOT
Bằng khai, hai ngày trước xảy ra sự việc, bị cáo căng thẳng tinh thần do ca trực đêm. Khi bị nạn nhân đánh đã không kiềm chế được, dùng con dao bị cáo thường thái hành để nấu mì tôm ăn đêm, gây án.
Nghe HĐXX thẩm vấn Bằng và những lời khai ngô nghê của đứa con “có lớn không có khôn”, bà Gia nghẹn ngào bảo: “Nhiều năm trước, nó là niềm hy vọng lớn nhất của cuộc đời tôi. Vậy mà giờ con đứng trước vành móng ngựa…”.
Người mẹ lam lũ kể, sau cuộc hôn nhân tan vỡ từ nhiều năm trước, bà đưa Bằng, con trai thứ hai về sống trong căn nhà bố mẹ để lại. Năm Bằng chưa đi học lớp 1, không may trong lần lên cơn sốt co giật, bị teo một tay. “Không giúp đỡ được mẹ, Bằng chỉ biết cố gắng học thật giỏi”, ánh mắt người mẹ chợt sáng khi nói về con và khoe suốt 12 năm anh ta luôn đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi của trường.
“Nó nói tay con bị teo không làm được ruộng, mẹ cho con đi học mới thay đổi cuộc đời”, bà Gia kể. Nhà chỉ có hơn sào ruộng, vài con gà nhưng người mẹ quê luôn cố gắng dành dụm nuôi con. Bằng đỗ vào một trường đại học lớn ở Hà Nội, 2 năm sau giành được học bổng du học ở Đài Loan (Trung Quốc). Để con có thêm tiền lấy các bằng cấp khác khi du học, bà bán mảnh đất hương hỏa.
Sau nhiều năm sống kham khổ, khi con trai về nước với ba tấm bằng quốc tế, người mẹ tràn ngập hãnh diện, hạnh phúc. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, con bà nộp đơn nhiều nơi nhưng không xin được việc. Cũng từ đó, Bằng chán nản, lầm lì, ít nói.
Bằng dần trở nên lẩn thẩn, hỗn hào với cả mẹ. Ban đầu tưởng con bị “ma nhập”, bà nhờ “thày” chữa trị nhưng không khỏi. Không còn cách nào khác, người mẹ đưa con đến bệnh viện tâm thần điều trị. Tiền trang trải chữa bệnh cho con, bà phải vay từ Hội phụ nữ xã. Sáng chủ nhật tuần nào, bà cũng lóc cóc đạp xe đến tận trưa mới tới chỗ con chữa trị, gặp gỡ ngắn ngủi rồi lại ra về lúc trời nhá nhem.
Sau một thời gian sức khỏe ổn định, Bằng trở về và xin làm ở công ty bảo vệ trên địa bàn Hà Nội, rồi gây ra vụ án mạng trên. Người mẹ lấy lại được niềm vui khi thấy con bệnh tình thuyên giảm và có công việc dù lương chỉ giúp Bằng đủ sống, trả một phần nhỏ nợ nần việc chữa trị.
“Tưởng được nương nhờ con lúc chân tay đã mệt mỏi…”, người mẹ quệt nước mắt trong lúc ngồi ngoài hành lang chờ tòa nghị án. Gương mặt người mẹ mệt mỏi, lo lắng khi VKS dù cho rằng con bà tâm thần, bị hại có lỗi, nhưng vẫn đề nghị 9-11 năm tù.
“Dù có nhắm mắt cũng chưa hết nỗi lo cho nó”, người mẹ nghèo nức nở. Mấy hôm trước nhận tin con sẽ bị đưa ra xét xử, bà nhiều đêm mất ngủ. Một ngày trước, bà lo không tới kịp phiên tòa, nên đi xe khách từ tối. Đêm đó, bà phải ra ghế đá ở bệnh viện đối diện tòa án để ngủ nhờ vì không có tiền thuê phòng trọ.
Tiền hết, có túi bánh, hoa quả người ta bỏ lại bên ghế đá, bà lấy ăn tạm. “4h sáng mới chợp được một lát vì nghĩ về con”, bà nói. Sáng ra, gặp người quen ở quê ra Hà Nội đi chợ, bà vay được vài chục nghìn, đủ đi xe và mua nước mía cho con.
Sau thời gian nghị án ngắn, tòa thông báo tạm hoãn vì thiếu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Việt Dũng
Theo VNE
Chém lìa tai người nghi sàm sỡ vòng một của vợ
Vớ con dao ở tiệm bán vịt quay, Công lao tới chém vào tai và đâm người đàn ông nghi vừa có hành vi khiếm nhã với vợ mình.
Ảnh minh họa
Bản án phúc thẩm tuyên ngày 2/6 xác định, một buổi chiều Võ Chí Công tức tối khi vợ gọi điện thoại mách vừa bị anh Đức sàm sỡ vòng một tại quán karaoke ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Công lao xe máy đến quán, lấy dao ở tiệm vịt quay gần đó để "nói chuyện" với anh Đức. Theo cáo buộc, trong cơn ghen hôm đó, Công đã chém lìa vành tai trái và đâm vào sườn người đàn ông nghi có hành vi khiếm nhã với vợ mình.
Do gây tổn hại 23% sức khỏe của nạn nhân, 3 tháng trước Công bị TAND quận Hai Bà Trưng tuyên phạt 36 tháng tù về tội Cố ý gây thương tích.
Tại phiên phúc thẩm hôm nay, cho rằng không có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, TAND Hà Nội đã bác đơn kháng cáo, tuyên y án sơ thẩm.
* Tên nạn nhân đã thay đổi
B.Hà
Theo VNE
Tội ác của gã chồng đẩy xác vợ xuống giếng nước Trong lúc cả gia đình tá hỏa đi tìm chị Khuê, đột nhiên Văn chỉ cho mọi người "chỗ chưa tìm" là chiếc giếng nước. Ảnh minh họa Nguyễn Tiến Văn (46 tuổi, ở huyện Ba Vì, Hà Nội) đã kết hôn với chị Đào Thị Khuê gần 20 năm. Dù kinh tế không khá giả nhưng cuộc sống của hai người thời...