Người mẹ nghèo gọi cửa giữa đêm khuya để mua điện thoại mới cho con
Chắc hẳn cũng đã không ít lần bạn chứng kiến hình ảnh những ông bố bà mẹ nghèo vào cửa hàng điện thoại để sắm chiếc smartphone mới cho con. Khoảnh khắc ấy thật khiến nhiều người phải xót xa.
Giống như đôi dòng tâm sự của một chủ cửa hàng điện thoại về một trường hợp mới đây chẳng hạn, con cái bắt bố mẹ mua đồ đẹp mới chịu đi học. .
Bài đăng gây chú ý trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)
Tiếng gọi cửa đêm khuya của người mẹ nghèo để mua điện thoại cho con
Xuất hiện trên mạng xã hội mới đây là bài đăng của chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại với câu chuyện về người mẹ nghèo nửa đêm gọi cửa chỉ để mua điện thoại theo sở thích của con. Lý do mà vị phụ huynh này nhất định phải mua trong đêm nay là vì ngày mai cậu con trai sẽ đi học nhưng lại kèm theo điều kiện “phải có smartphone xịn”. Và người mẹ nghèo ấy vì thương con, chiều con mà chấp nhận đi vay tiền để con mình đồng ý đi học.
Nửa đêm, chủ cửa hàng còn nghe tiếng gõ cửa của khách hàng. (Ảnh: FB H.A)
Nguyên văn câu chuyện được chia sẻ như sau:
“ Chau oi, chau oi…
Tiếng của nguoi phu nu cung tam tuoi me tôi đang go ngoai cua. Keo cua len thay mot bac cung tam ngoai 50 roi, bac bao đi khap ca đoan đuong con moi quan nay mở cửa (vì cũng khá khuya rồi). Chau ban cho bac cai đien thoai tam 3 đen 4 triệu, nhung phai la iPhone gì đó chau nha.
Toi cung hoi thac mac vi may nguoi gia thuong thi it ai hoi iPhone lam. Hoi ra bac moi noi la mua cho con trai, vi no thi truot cấp 3 chinh quy, gio phai mua cho no đe no chiu đi hoc bo tuc.
Video đang HOT
Hom nay 31/8 roi moi đi mua đuoc cho no. Tien cung phai đi vay vi chua đen luong, nhung so no doi no khong đi hoc nen nay phai đi mua ngay đem nay, mai tap trung roi. Tu nhien thay bac ay ke ma nghe cay cu that, chang hieu lop tre gio nghi gi nua.
Ngay xua ban than minh ba mẹ ngheo muon cho nghi hoc đe đi lam ma van thuyet phuc bang đuoc đe xin đi hoc roi đi lam them. Co gang cam cai bang cap ba roi xin đi thoat ly. Chi mong thanh cong đe cho bo me biet la minh lam đuoc. Vay ma gio co nhung cai truong hop, không mua cho thi bo hoc. Chang hieu bây giờ chúng nó nghi cai gi nua luôn mọi người ạ…“.
Người mẹ nghèo đi mua điện thoại mới cho con. (Ảnh: FB H.A)
Cư dân mạng vừa thương vừa giận
Lời tâm sự của chủ cửa hàng điện thoại về câu chuyện mua smartphone giữa đêm khuya của người mẹ nghèo đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Một cuộc tranh cãi đã nảy ra trên mạng xã hội với hàng ngàn ý kiến trái chiều. Có người thương cảm trước hình ảnh khổ cực của người mẹ nghèo, nhưng cũng có bình luận lại cho rằng chính vị phụ huynh ấy đã chiều con quá mức mới dẫn tới sai lầm như hôm nay.
Nickname S.M bày tỏ: “ Tại sao lại có những đứa con như vậy nhỉ? Rồi cuộc đời sẽ dạy cho chúng bài học thích đáng“.
Bạn T.K có nói: “ Đáng lẽ, mẹ nên nghiêm khắc dạy bảo con thì bà lại chọn chiều chuộng. Bây giờ là điện thoại sau này lại đòi xe máy hay những thứ đắt đỏ hơn thì sao, thật quá buồn“.
Bạn N.D lại bình luận: “ Sự chiều chuộng đó không phải là cách thương mà là hại con và hại cả chính phụ huynh“.
Những bình luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Nhiều người cho rằng bức ảnh này đã xuất hiện cách đây nhiều năm. (Ảnh chụp màn hình)
Hiện tại, câu chuyện này vẫn đang thu hút vô vàn lượt bình luận của cư dân mạng với nhiều ý kiến khác nhau. Thực hư câu chuyện thế nào vẫn chưa rõ, vì có một số dân mạng cho biết bức hình người phụ này đã có từ trước đây nhiều năm nên sự việc kể trên chưa chắc đã là sự thật. Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc này? Hãy cùng chia sẻ quan điểm cá nhân của mình nhé!
Bị khóa iPhone vì vay tiền bằng iCloud
Đến hạn trả lãi nhưng chưa có tiền, anh Hà Phong ở TP HCM bị chủ nợ khóa chiếc iPhone 11 qua iCloud.
Anh Phong biết đến dịch vụ vay tiền bằng iCloud qua mạng xã hội từ 3 tháng trước. Dịch vụ được quảng cáo là "thủ tục đơn giản, không cần gặp mặt, không cần giấy tờ". Điều kiện duy nhất là phải sở hữu một chiếc iPhone chính chủ.
Sau khi trao đổi với nhân viên tư vấn qua điện thoại và gửi hình ảnh để xác nhận thông số chiếc iPhone của mình, anh Phong được yêu cầu đăng nhập iPhone bằng tài khoản iCloud do dịch vụ cho vay tiền cung cấp. Anh Phong phải bật tính năng Find My iPhone, đồng thời bật đồng bộ danh bạ. Sau khi hoàn thành mọi công đoạn, đơn vị cho vay mới tiến hành chuyển tiền.
"Số tiền được vay phụ thuộc vào giá trị của chiếc điện thoại. Tôi dùng iPhone 11 nên được vay 8 triệu đồng, nhưng thực tế chỉ nhận được 6,4 triệu đồng vào tài khoản, số tiền bị trừ là tiền lãi nộp trước", anh Phong nói.
Sau thời gian hẹn, anh Phong không thể xoay được tiền để trả nợ. Chủ nợ bắt đầu "truy" anh bằng chế độ Find My iPhone. "Ban đầu họ bật chế độ tìm iPhone, khiến chiếc điện thoại kêu inh ỏi liên tục, nên tôi đã phải tắt đi. Đến khi bật lại, máy đã bị khóa", anh Phong nói. Dù tiếc, anh vẫn phải chấp nhận chiếc iPhone 11 biến thành "cục gạch".
Chủ nhân của tài khoản iCloud hoàn toàn có thể biến chiếc iPhone thành "cục gạch" từ xa.
Vay tiền bằng iCloud là chiêu cho vay nặng lãi "công nghệ cao" mới xuất hiện trên thị trường. Các dịch vụ này yêu cầu người vay cần có iPhone hoặc iPad chính chủ và phải là các sản phẩm đời mới, như iPhone 8, iPhone X trở về sau.
Để vay tiền, người vay được yêu cầu nhập tài khoản iCloud "trắng" do bên cho vay cung cấp để hạn chế người vay "xù nợ". Khi đó, họ có thể tìm vị trí qua tính năng Tìm iPhone, hoặc "dọa" khóa iPhone từ xa. Trường hợp người vay "chây ì", họ sẽ liên hệ với người thân qua danh bạ đã đồng bộ.
Khoản vay thường có giá trị nhỏ hơn nhiều lần so với giá trị của chiếc iPhone trên thị trường. Chẳng hạn, trong trường hợp của anh Phong, chiếc iPhone 11 có giá trên thị trường gần 20 triệu đồng, nhưng chỉ giúp anh vay được hơn 6 triệu đồng. Một người đang sở hữu iPhone 8 Plus (giá khoảng 15 triệu đồng) từng có ý định vay tiền của dịch vụ này nhưng đã phải hủy do "họ chỉ cho vay 4 triệu, nếu trả chậm thì bị khóa máy".
Tuy nhiên, vay thì dễ, trả thì khó vì lãi suất cao.
Trong trường hợp của anh Phong, sau khi nhận 6,4 triệu đồng, anh Phong phải trả lãi 1,6 triệu đồng mỗi tuần. Nếu trả chậm, bên cho vay tính phí phạt 200 nghìn đồng một ngày, dù trước đó không hề thông báo về khoản phí này. Sau gần 3 tháng, khoản vay của anh Phong đã lên gần 15 triệu đồng, gần bằng một chiếc iPhone 11 mới. Không còn khả năng chi trả, anh đành chấp nhận bị khóa máy và phải lên mạng rao "bán xác iPhone".
"Máy từng được mua với giá 20 triệu đồng nhưng bị khóa nên được định giá chưa đến 5 triệu đồng, cộng với số tiền vay hơn 6 triệu đồng, tính ra mình vẫn mất nửa giá", anh Phong nói. Chưa kể, anh Phong lo ngại chủ nợ sẽ gọi điện làm phiền người thân, do trước đó danh bạ iPhone đã được đồng bộ lên iCloud của họ.
Chiếc iPhone của anh Phong bị khóa do chủ nợ dùng tính năng báo mất máy.
Theo chuyên gia công nghệ Tuấn Anh, vay tiền bằng iCloud là một việc mạo hiểm. "Khi đăng nhập iCloud của người khác vào máy, bạn đã trao cho họ quyền quyền truy cập nhiều dữ liệu trong điện thoại, như kho ảnh, email, danh bạ, tài liệu, vị trí...", anh nói. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về dữ liệu riêng tư.
Nếu đơn vị cho vay phá sản hoặc biến mất, bạn có thể vĩnh viễn không thể thoát iCloud của họ khỏi máy. Ngoài ra, khi đã kiểm soát được iPhone, các đơn vị này có thể lợi dụng tính năng khóa iPhone từ xa để gây khó khăn cho người dùng, thậm chí tống tiền.
Kể từ iOS 7, iCloud trở thành một tình năng quan trọng và là "chìa khóa" để truy cập vào một thiết bị iOS. Nếu không có tài khoản iCloud, chiếc iPhone hoặc iPad sẽ trở thành "cục gạch" do cơ chế bảo mật của Apple.
iPhone SE 2020 có những nhược điểm lớn gì? Dù có rất nhiều ưu thế nhưng iPhone SE 2020 vẫn có những điểm trừ lớn so với các dòng iPhone khác. iPhone SE 2020 mới của Apple là một lựa chọn tốt trong năm nay, đặc biệt là khi Covid-19 khiến cho nhiều người dùng phải giới hạn chi tiêu. Nhưng đổi lại giá bán 399 USD (tương đương 9,35 triệu đồng),...