Người mẹ nghèo chống nạng gỗ, nuôi chồng con “thập tử, nhất sinh”
Bố đau yếu thường xuyên, mẹ bị tai nạn gãy xương chậu, người chị mắc căn bệnh tim bẩm sinh và câm điếc, một mình em phải nghỉ học mưu sinh lo cho cả gia đình. Thật trớ trêu, giờ đây em đang nằm liệt trên dường bệnh vì một vụ tai nạn giao thông.
Lần theo lá đơn cầu cứu của anh Đặng Bá Tân (SN 1960), chúng tôi tìm về ngôi nhà nhỏ nằm cuối xóm Xuân Thủy 1, Thị trấn Nghèn, Can Lộc – Hà Tĩnh.
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo Nghệ Tĩnh, đến tuổi trưởng thành theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh nhập ngũ, xung phong vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Ngày xuất ngũ trở về, anh bén duyên với người con gái trong vùng tên là chị Phan Thị Hường ( SN 1965).
Giữa năm 1986, chỉ cơi trầu báo cáo tổ tiên rồi anh chị về chung sống với nhau. Tưởng rằng lập gia đình anh chị sẽ chăm lo làm ăn, có cuộc sống hạnh phúc, yên bình, nhưng ai ngờ tai họa liên tiếp ập đến với gia đình anh.
Ngồi buồn tủi trước hiên nhà, chị Hường đau khổ kể về về hoàn cảnh gia éo le của đình mình. Chị cho biết, chồng chị trở về từ chiến trường khói lửa, mang trong mình trong mình di chứng chất độc dioxin, sức khỏe yếu không làm được gì, lại mang thêm 2 căn bệnh viêm phổi và gan. Người con cả là Đặng Thị Hà (SN 1986) bị bệnh tim bẩm sinh, lại bị câm điếc, gần 30 tuổi nhưng chỉ nặng 28 kg, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ vào người thân. Năm 2010, trong một lần chở Hà đi tiêm thuốc tại trạm y tế xã, chị Hường gặp phải tai nạn giao thông bị gãy xương chậu, không có tiền để mổ kịp thời nên cuộc đời chị phải gắn liền với đôi nạng gỗ.
Bữa cơm thịnh soạn nhất của gia đình chị Hường bao tháng mới có một lần khi có bà ngoại đến thăm
Cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền của cả 4 con người đè nặng lên đôi vai gầy Đặng Bá Trung (SN 1990, là người con thứ 2). Biết gia đình quá khó khăn nên Trung đã nghỉ học từ rất sớm, cố bươn chải làm đủ mọi việc từ việc phu hồ, bốc vác thuê…để kiếm tiền nuôi sống cả 4 người trong gia đình. Mặc dù trong người đang mắc căn bệnh gai đốt sống, nhưng Trung phải ráng sức lao động để cứu lấy gia đình nghèo khổ, bất hạnh này.
Cả gia đình Trung thực sự rơi vào cảnh màn trời, chiếu đất khi đầu năm 2014, Trung gặp tai nạn giao thông bị vỡ lách, tràn dịch màng phổi, vỡ thận, gãy tay, tình trạng hết ức nguy kịch phải chuyển ra bệnh viện Ba Lan ở Nghệ An để cấp cứu, chi phí cho 1 ca phẫu thuật hết 80 triệu đồng.
“Nghe các bác sỹ thông báo về chi phí ca mổ vợ chồng tôi như lặng người đi, biết kiếm đâu ra số tiền lớn như thế để cứu con bây giờ? Chỉ còn mảnh đất là tài sản có giá trị cuối cùng, vợ chồng mang cuốn sổ đỏ đi cầm cố lãi cao để lấy tiền phẫu thuật cho con”, ông Tân đau đớn tâm sự.
Dù đã được phẫu thuật, nhưng tình trạng sức khỏe của Trung đang ngày càng xấu đi. Bởi vì với số tiền 8 triệu đồng/ngày để lo chi phí thuốc thang đúng liều lượng tốt nhất cho em gia đình không đáp ứng nổi, buông xuôi số phận để cho em điều trị bằng những viên thuốc rẻ tiền. Thế là từ một người trụ cột chính, giờ đây Trung lại trở thành gánh nặng, nỗi lo cho gia đình em. Với gia đình bần hàn, cơ cực này, việc lo để cứu tính mạng cho em hoàn toàn lực bất, tòng tâm.
Video đang HOT
Không có tiền để lo nổi chi phí hàng ngày tính mạng chàng thanh niên được phó mặc cho số phận
Thu nhập chính gia đình nhờ vào 4 sào ruộng, lúa chưa chín chị Hường đã phải gặt non để kịp bán trả nợ cho người ta, hầu như năm nào gia đình chị cũng rơi vào cảnh đói kém. ” Gánh nặng chồng lên gánh nặng”, mỗi ngày tiền thuốc cho người con gái đầu mất 100 nghìn đồng, tính ra mỗi tháng phải mất đến 3 triệu, lại cộng thêm tiền chi phí thuốc thang cho em Trung mỗi ngày hết 8 triệu đồng gia đình anh chị dường như đã khánh kiệt.
Thương vợ con, anh Tân cố xin đi làm thuê, nhưng do sức khỏe yếu, đi làm được ngày công thì lại phải nghỉ 3 đến 4 ngày nên không ai dám thuê. “Khổ a ri là khổ! Giờ gia đình chị không biết bấu víu vào đâu nữa, trong nhà có thứ gì bán được đã bán hết rồi, có cái bìa đỏ cũng đem cầm cố lấy tiền cho em nó phẫu thuật rồi, giờ mỗi ngày chi phí tiền thuốc cho Trung hết tiền triệu như thế nhà chị không biết lấy đâu ra nữa, chỉ biết chấp tay lạy ông trời đừng bắt tội gia đình chị nữa, chứ biết làm gì chú ơi!…”, vừa ngớt lời, trên hai gò má gầy gò, hốc hác, sạm đen của chị Hường đã tuôn ra hai dòng lệ mặn đắng và chua chát. Chị thực sự đã khóc cạn nước mắt khi phải sống trong một gia đình bất hạnh, đang rơi vào tột cùng của nổi đau thương.
Chị Lê Thị Hạnh, một người hàng xóm tốt bụng chia sẻ với chúng tôi: “Khổ, khổ lắm các chú ạ! Nhắc đến gia đình anh Tân, chị Hường là người ta biết khổ nhất cái vùng này rồi! Có những hôm sang thăm nhà, thấy chị đang đau yếu chỉ ăn cơm với muối trắng, nước mắt tui như cứ trào ra, muốn giúp gia đình chị, nhưng gia đình tui cũng nghèo không giúp được gì nhiều”.
Được biết số nợ 80 triệu đồng vay lãi cao cộng với 30 triệu nợ cũ mà gia đình chị sắp đến hạn phải trả, cùng với số tiền trang trải cho chi phí hàng ngày cho em Trung đang là nỗi lo cho gia đình anh Tân. Không có tiền trả nợ, gia đình chỉ có nước đi ở nhờ vì nhà đã cắm sổ đỏ, tính mạng đứa con trai duy nhất, là trụ cột của gia đình đành phải phó mặc cho số phận nghiệt ngã mà thôi!
Người mẹ chống nạng gỗ và đứa con gái bị tật đang trãi qua những ngày tháng tận khổ nhất của cuộc đời.
Số nợ đến hạn phải trả nếu không có tiền gia đình chị đành phải nhường lại ngôi nhà và đi ở nhờ
Ông Đặng Bá Hoàn trưởng xóm Xuân Thủy 1 nói: “Gia đình anh Tân chị Hường rất hoàn cảnh, vừa qua chính quyền địa phương đã huy động nhân dân trong vùng góp tiền, gạo để ủng hộ gia đình chị được hơn 4 triệu đồng. Số tiền đó cũng như muối bỏ bể vì chi phí hàng ngày cháu Trung phải mất tiền triệu. Với thực trạng hiện tại, không biết cháu Trung sẽ chết sống ra sao đây nữa. Thật tội nghiệp cho nó và gia đình!”.
Cả gia đình có 4 người đều mang trọng bệnh, người thì đang la lết, người đang “thập tử, nhất sinh” đã làm nhói lòng biết bao người khi chứng kiến gia cảnh bi cực này. Họ cần lắm một phép nhiệm màu đến từ các tấm lòng thiện nguyện để gam màu tối đang bám riết lấy cuộc đời họ trở thành màu hồng và tươi sáng hơn trong ngày mai.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1383: Gia đình ông Đặng Bá Tân – Xóm Xuân Thủy 1, Thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh ĐT: 01692.766.218 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Anh Tấn – Bá Hải
Theo Dantri
"Liều lĩnh" khai thác cát trong lòng hồ thủy lợi
Vì lợi nhuận, bất chấp những hiểm nguy đang rình rập một số hộ dân sống gần hồ thủy lợi Cu Lây thuộc xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc đang hằng ngày "liều lĩnh" khai thác cát trong lòng hồ làm ảnh hưởng đến môi trường nước và tuyến đê bảo vệ xung quanh
Với diện tích gần 30 hecta, hồ Cu Lây cung cấp nước tưới thường xuyên cho 2 huyện Can Lộc, Lộc Hà và cũng làhồ thủy lợi lớn trên địa bàn Hà Tĩnh. Thế nhưng, lợi dụng việc quản lý "lỏng lẻo" của Ban quản lý hồ và chính quyền địa phương, một số hộ dân sống gần khu vực hồ đã " liều lĩnh" khai thác cát trong lòng hồ, làm ảnh hưởng đến môi trường nước và tuyến đê bảo vệ xung quanh. Chưa kể việc những chủ thuyền này không có bằng cấp khi lái thuyền, gây mất an toàn khi cho thuyền đi lại trên hồ.
Cát được vận chuyển bằng thuyền đến bến tập kết
Lần theo những thông tin người dân cung cấp, chúng tôi đã "đột nhập" vào mỏ khai thác cát nằm trong lòng hồ thủy lợi này. Hoạt động khai thác cát trong lòng hồ thủy lợi Cu Lây đang diễn ra giữa ban ngày... Hàng chục chiếc xe tải lớn nhỏ tấp nập vào ra, tiếng động cơ của thuyền và máy bơm cát náo nhiệt cả một vùng... Thế nhưng, không hiểu sao Ban quản lý hồ và chính quyền địa phương lại làm "ngơ" để cát tặc lộng hành trong lòng hồ một cách ngang nhiên?
Một tài xế xe tải thường xuyên lấy cát ở đây cho biết: "Một ngày chúng tôi chở được khoảng 5 đến 6 chuyến. Do cát ở đây rất đẹp nên có rất nhiều xe tải trong vùng đổ về đây lấy". Theo như lời tài xế này thì tính ra mỗi ngày hàng trăm khối cát ở đây được vận chuyển đi nơi khác.
Nói về việc khai thác cát ở lòng hồ thủy lợi Cu Lây, ông Nguyễn Trọng Cần cụm trưởng quản lý hồ cho biết: " Việc người dân lấy cát trong hồ là có thật, họ khai thác trộm, chúng tôi đã làm việc với chính quyền địa phương và những người dân xung quanh".
Hoạt động lấy cát vẫn diễn ra giữa ban ngày, nhưng BQL hồ lại cho rằng họ làm lén lút vào ban đêm
Khi chúng tôi cho biết hiện hoạt động khai thác cát vẫn đang diễn ra, ông Cần hứa sẽ cho anh em xuống để kết hợp với chính quền địa phương giải quyết. Thế nhưng, sau một thời gian chờ đợi, chúng tôi vẫn không thấy một bóng dáng của lực lượng chức năng đâu, mỏ cát vẫn đang hoạt động bình thường.
Một người dân sống quanh hồ cho biết: "Việc khai thác cát ở đây diễn ra đã lâu, thường xuyên, và được làm công khai chứ không phải lén lút như ông cụm trưởng quản lý hồ Cu Lây nói".
Với cách quản lý như thế này, không biết số phận của hồ thủy lợi này sẽ đi về đâu khi mùa mưa bão đang đến gần, có thể khiến hồ Cu Lây như một quả "bom nước" treo lơ lửng trên đầu hàng trăm hộ dân của 2 huyện Can Lộc và Lộc Hà.
Anh Tấn
Theo Dantri
Đi chăn bò, hai học sinh chết đuối thương tâm Chiều 30/3, trong khi đi chăn bò, hai học sinh ở xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bị chết đuối thương tâm. Ông Mai Xuân Minh, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc, cho biết, hai nạn nhân là em Lê Hồng Thanh, SN 2000, học sinh lớp 7 trường PTCS Thượng Lộc và em Trần Thị Hương, SN 2003, học...