Người mẹ một mình sang Pháp đòi con: “Tôi sợ con quên mất mẹ”
“Tôi rất sốt ruột vì bản án đã có hiệu lực 2 năm qua ở Pháp, nhưng chưa thể thi hành tại Việt Nam. Nếu vụ việc kéo dài, tôi sợ con mình sẽ quên mất mẹ…” chị Huyền nghẹn ngào.
Khao khát được ôm con trong vòng tay
Sống tại căn hộ ở quận Thủ Đức (TPHCM) cùng người thân, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (sinh năm 1985, quê Khanh Hoa) cho biết đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất và đếm từng ngày để được đoàn tụ con gái.
Người phụ nữ nho be từng một mình vươt hang nhìn km sang Pháp kiện chồng – ông Azais (sinh năm 1975, quốc tịch Pháp) đòi con, vừa được tòa TAND cấp cao tại TPHCM công nhân quyên nuôi con.
Năm 2013, ông Azais và chị Huyền tự nguyện chung sống với nhau. Năm 2014, khi chị Huyền đang mang thai thì hai bên không tiếp tục chung sống. Tháng 8/2014, chị Huyền sinh con, đã báo tin cho ông Azais để cả hai cùng chăm sóc, nuôi dưỡng con gái.
Chị Huyền lo lắng con gái sẽ không nhận ra mình.
Ngày 29/11/2014, ông Alex đến, mang con sang Pháp rồi không trả lại, dù chị Huyền đã nhiều lần yêu cầu. Sau hơn 1 năm lạc mất con, đầu 2016, chị Huyền mới dành dụm được một khoản tiền để bắt đầu hành trình đi tìm con trên đất Pháp. Phải mất rất nhiều thời gian, gặp muôn vàn khó khăn, chị Huyền mới đến được Pháp và gởi đơn khởi kiện ông Alex ra tòa án ở Pháp.
Ngày 23/6/2016, tòa án Pháp đưa ra xét xử, tuyên chị Huyền thắng kiện và buộc ông Alex giao lại con cho người mẹ. Sau đó, ông Azais lại đưa cháu bé về Việt Nam nên bà Huyền tiếp tục gửi đơn khởi kiện ra TAND TPHCM yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án của toà án nước ngoài. Tháng 5/2017, TAND TPHCM xử sơ thẩm, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án đó. Ông Azais kháng cáo, TAND cấp cao tại TPHCM đã tuyên y án sơ thẩm.
Sau nhiều năm gian nan giành lại con thì đến nay chị Huyền vẫn chưa được nhận lại con.
Video đang HOT
“Suốt gần 4 năm qua tôi đã kiên trì để bản án được công nhận tại Việt Nam. Tôi đã chuẩn bị phòng riêng cho con, chuẩn bị hết mọi thứ để đón con về. Khát khao nhỏ bé của tôi bây giờ là được ôm con trong vòng tay. Dẫu biết cuộc sống của mẹ con tôi sẽ còn nhiều khó khăn nhưng chỉ cần có con ở bên, tôi sẽ vượt qua tất cả. Tôi rất sốt ruột vì bản án của toà án Pháp đã có hiệu lực 2 năm qua nhưng không thể thi hành tại Việt Nam. Nếu vụ việc kéo dài, tôi sợ con mình sẽ quên mất mẹ…” chị Huyền nghẹn ngào.
Mân mê tấm ảnh chụp cùng con gái, chị bảo lòng chưa thể vui, bản án đã co hiêu lưc nhưng việc thi hành bản án để được nhận lại con đang gặp không ít khó khăn, bởi ông Azais luôn tìm cách né tránh và bất hợp tác, chấp hành viên đã nhiều lần đến làm việc nhưng ông Azais vẫn không giao con.
Sẽ ra quyết định cưỡng chế
Liên quan tới việc thi hành án, ông Vũ Quốc Doanh, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM cho biết, căn cứ đơn yêu cầu của người được thi hành án là bà Nguyễn Thị Thanh Huyền ngày 14/9, Cục trưởng đã ký quyết định thi hành án đối với ông Azais Alexandre Stephane (sinh năm 1975 quốc tịch Pháp, trú tại chung cư Saigon Pearl, phường 22, quận Bình Thạnh), buộc ông Azais phải ngay lập tức giao người con chung với hộ chiếu của con cho người mẹ là bà Huyền trực tiếp nuôi dưỡng.
Tiếp đó, ngày 17/9, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TPHCM ban hành quyết định về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Azais từ thời điểm ban hành quyết định đến lúc ông Azais thi hành xong. Cùng ngày, chấp hành viên đã đến địa chỉ cư trú của ông Azais, gửi các quyết định liên quan cho đương sự. Tuy nhiên, dù nhận các quyết định nêu trên nhưng ông Azais không đồng ý ký vào biên bản giao quyết định, văn bản về thi hành án nên chấp hành viên đã lập biên bản vụ việc và cho niêm yết các quyết định buộc thi hành đối với ông Azais tại nơi cư trú, UBND phường nơi ông Azais cư trú.
Lần gặp con gần nhất của chị Huyền là tại Pháp.
Theo ông Vũ Quốc Doanh, hết thời gian tự nguyện thi hành án 10 ngày kể từ ngày nhận được hoặc được thông báo hợp lệ mà ông Azais không giao con cho bà Huyền thì chấp hành viên sẽ ra quyết định cưỡng chế, buộc đương sự phải thực hiện hành vi giao con. Trường hợp ông Azais vẫn không thực hiện thì chấp hành viên sẽ xử phạt hành chính; sau đó thực hiện các bước xử lý theo quy định pháp luật.
“Đây là sự việc liên quan đến cháu bé còn nhỏ và người phải thi hành án là người nước ngoài nên lãnh đạo thi hành án yêu cầu chấp hành viên phải xử lý khéo, không ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ. Trường hợp ông Azais vẫn chống đối, không thi hành án thì chấp hành viên đề nghị Sở Ngoại vụ làm việc với Tổng lãnh sự quán Pháp để động viên, thuyết phục ông Azais thi hành án, trước khi có biện pháp khác mạnh hơn”, ông Doanh nhấn mạnh.
Xuân Duy
Theo Danviet
Đề nghị xử lý hành vi tham nhũng trong "chạy" chức, "chạy" quyền
Ông Vũ Thanh Bình, Cục Thi hành án Dân sự TPHCM, đề nghị luật cần bổ sung hành vi tham nhũng qua việc "chạy" chức, "chạy" quyền và các loại "chạy" án, "chạy" tội, "chạy" tuổi, "chạy" quy hoạch..
Ngày 20-9, Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức hội thảo góp ý Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).
Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm XI chương, 96 điều, đã mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện.
Góp ý cho dự thảo luật, các đại biểu ở TPHCM cho rằng, việc mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước và chỉ áp dụng với phạm vi như trên trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, vì thực tế, tình hình tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước đã và đang xuất hiện.
Ông Vũ Thanh Bình, Cục Thi hành án Dân sự TPHCM, đề nghị, luật cần bổ sung hành vi tham nhũng qua việc "chạy" chức, "chạy" quyền và các loại "chạy" án, "chạy" tội, "chạy" tuổi, "chạy" quy hoạch...
Theo ông Vũ Thanh Bình, các loại "chạy" này phải được xử lý, không thể chỉ trông chờ vào ý thức, văn hóa từ chức, bởi "đã đổ tiền vào "chạy" chức rồi, thì làm sao lại từ chức, làm gì có văn hóa từ chức.
Chuyển tải mong muốn của cử tri, ông Lê Minh Đức, Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM cho biết, cử tri TP rất quan tâm đến tính công bằng trong công khai tài sản của cán bộ, công chức. Hiện nay, người dân thấy, việc công khai tài sản của một số lãnh đạo cấp cao, cấp tỉnh, thành phố, sở, ngành chỉ mang tính chất nội bộ, còn quần chúng nhân dân không biết. Vì thế, vấn đề là cần công khai như thế nào để người dân dễ dàng giám sát, công khai qua mạng có được hay không?
Phó Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Đỗ Văn Đạo góp ý, nên công khai tài sản cán bộ, công chức lên trên website của các cơ quan, đơn vị để ai quan tâm thì đọc.
Ông Vũ Thanh Bình đề nghị, cần quy định theo hướng mở rộng đối với mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.
Ông Đỗ Văn Đạo đồng tình với điều này, bởi hiện nay, nhiều người làm cán bộ phường mà tài sản đã mênh mông, tiêu xài thoải mái.
Các đại biểu ở TPHCM đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng chưa hiệu quả, chưa tạo được niềm tin trong nhân dân
Ông Lê Quang Hào, Sở Tư pháp TPHCM góp ý, quy định "xung đột lợi ích" chỉ giới hạn với lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn và người thân thích. Tuy nhiên, theo Luật Hôn nhân và Gia đình, người thân thích lại không bao gồm cha, mẹ, anh, chị, em của người bên vợ/chồng. Song trong thực tế, nhiều vụ án tham nhũng xảy ra liên quan đến những người này trong các hợp đồng mua bán thiết bị, mua bán thuốc, các hợp đồng xây dựng, dự án. Ông Lê Quang Hào đề nghị bổ sung các đối tượng nêu trên.
Các đại biểu cũng đề nghị phải có biện pháp hiệu quả hơn trong thu hồi tài sản tham nhũng, không để tình trạng tẩu tán tài sản, không còn tài sản để khắc phục hậu quả của tham nhũng.
Về việc bảo vệ người phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng, quy định trong dự thảo luật còn giao trách nhiệm này cho Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng và thực hiện theo Luật Tố cáo...
Theo Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM, như vậy là chưa đủ, chưa cụ thể, chưa thể hiện trách nhiệm bảo vệ người tố cáo cũng như chưa tạo sự yên tâm cho người dân khi tố cáo tham nhũng.
Ông Lê Minh Đức đề nghị, cần quy định rõ khi tố cáo thì được bảo vệ thế nào, được khen thưởng ra sao, tránh tình trạng 1-2 phút sau khi tố cáo thì thông tin đã lộ lọt ra ngoài, còn người tố cáo rơi vào cảnh mất an toàn, bị trù dập.
Một vấn đề cử tri TPHCM quan tâm và bức xúc là tình trạng tham nhũng vặt.
"Tại sao một người giữ xe lại có thể làm được Chứng minh nhân dân trong một ngày? Tại sao một người làm photocopy lại có thể ra vô lấy được hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, còn người dân cầm giấy hẹn tới cũng chưa lấy được?" - Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND TPHCM Lê Minh Đức dẫn chứng thực trạng.
Ông Lê Minh Đức đề nghị, cần chấn chỉnh, xử lý tình trạng này. Đồng thời với xử lý cán bộ tham nhũng, ông Lê Minh Đức góp ý, cần có các biện pháp nâng cao ý thức của người dân, xử lý người đã gợi ý đút lót, đưa tiền cho cán bộ.
MẠNH HÒA
Theo sggp
Xác minh 2 căn hộ của ông Đinh La Thăng ở Mỹ Đình Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội xác minh 2 căn hộ của ông Đinh La Thăng ở Mỹ Đình để phục vụ thi hành án. Ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) sau khi nhận mức án 30 năm tù cho 2 bản án, còn phải khắc phục hậu quả số tiền hơn 600 tỷ...