Người mẹ “điên” của hai huyền thoại sân cỏ
Cách đây 55 năm, nước Anh chào đón danh hiệu lớn đầu tiên, cũng là danh hiệu quan trọng duy nhất họ có được tính nay: Chức vô địch World Cup 1966.
Jack – Bobby Charlton được tạc tượng vinh danh cũng nhờ công của bà mẹ
Công lớn trong thành tích lịch sử ấy thuộc về cặp anh em nổi tiếng Jack – Bobby Charlton. Có một điều ít ai biết đến: đâu là xuất phát điểm trong sự nghiệp bóng đá lừng lẫy của anh em nhà Charlton?
Vào Wikipedia, chúng ta lập tức biết rằng Bobby Charlton – cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Anh, khoác áo đội trẻ M.U từ tuổi 16, sau đó gắn bó với đội bóng nổi tiếng này đến cuối sự nghiệp đỉnh cao. Trong khi đó, Jack Charlton gia nhập đội trẻ của Leeds ở tuổi 15, và ông cũng chỉ khoác áo Leeds United đến cuối sự nghiệp.
Nhưng ai cũng biết: tài năng bóng đá không chớm nở ở độ tuổi 15-16. Tuyệt đại đa số ngôi sao bóng đá đều đã bộc lộ năng khiếu từ trước đó rất lâu, thường ở độ tuổi 11-13, thậm chí là 9-11. Ở độ tuổi ấy, ai là người uốn nắn, rèn giũa tài năng bóng đá cho Jack và Bobby Charlton? Chính là… mẹ của họ. “Bà mẹ điên” Cissie Charlton, như người dân ở vùng mỏ Ashington thời ấy vẫn gọi.
Ở Ashington thường chỉ có 2 loại người. Thành phần đa số, cũng có thể nói là thành phần kém may mắn, thường trở thành công nhân lao động quần quật dưới những mỏ than gần đấy. Bố của anh em Charlton thuộc thành phần này: người ngợm luôn đen nhẻm, phải còng lưng làm việc 12 giờ/ngày, 6 ngày/tuần. Ngược lại, bà mẹ Cissie thuộc về “thiểu số may mắn”. Bốn người anh em trong gia đình bà gồm: Jackie, Jimmy, George, Stan Milburn đều chơi bóng chuyên nghiệp.
Mỗi chiều, người dân trong vùng đều thấy Cissie Charlton – đôi khi còn chưa kịp tháo tạp dề, lao ra con đường nhỏ, hăng say chơi bóng với 2 con trai và đám bạn của chúng. Thuở ấy, ông anh Jack Charlton (hơn Bobby Charlton 2 tuổi) còn chưa lên 10. Khi đó, châu Âu còn đang chìm ngập trong khói lửa của đại chiến thế giới II. Rèm cửa của dân Anh thời ấy đều làm bằng loại vải dày màu đen, để tránh bị máy bay Đức phát hiện ánh đèn vào ban đêm. Với riêng Cissie Charlton, loại vải dày màu đen còn có một công dụng tuyệt vời khác: bà may cho hai đứa con những chiếc quần cầu thủ đúng điệu.
Jack – Bobby Charlton
Phải truyền lửa cho các con từ bé, chúng mới say mê bóng đá và có hy vọng nối nghiệp ông cậu Jackie Milburn lừng danh! Đấy là lý do khiến Cissie Charlton luôn hăng say, ít ra thì bà cũng cố làm như vậy khi chơi bóng với bọn trẻ con. Vừa chuyền liên tục quả bóng “dã chiến” nhỏ xíu, bà Cissie vừa luôn miệng nhắc các con di chuyển theo hướng thích hợp. Mỗi đứa bé phải làm gì trong từng tình huống cụ thể, bà luôn phân tích rành rọt, như một HLV cự phách.
Cứ thế, suốt nhiều năm liền. Jack và Bobby Charlton lần lượt trưởng thành qua các loại hình bóng đá trẻ ở vùng mỏ Ashington cũng như bóng đá học sinh. Mỗi khi các con chơi bóng cho đội tuyển trường, Cissie Charlton luôn ngồi bất động trên khán đài. Bà không bao giờ nhảy cẫng hoặc xuýt xoa theo từng pha bóng như các phụ huynh khác vì bà phải tập trung nhớ cho kỳ hết các tình huống có thể mổ xẻ sau trận để các con rút kinh nghiệm.
Khi tuyển trạch viên Joe Armstrong đến liên hệ với Cissie để đề nghị tuyển Bobby Charlton vào đội trẻ Man United thì huyền thoại tương lai của bóng đá Anh đã được mẹ dạy chơi bóng trong gần chục năm. Thế vẫn chưa đủ. Cissie phải thật bình tĩnh trước cơ man những lời đề nghị xuất hiện dồn dập trước khi Bobby tròn 16 tuổi. Một tuyển trạch viên thẳng thong, ông ta sẵn có 550 bảng trong va ly, chỉ cần Bobby ký vào một bản hợp đồng soạn sẵn thì Cissie sẽ được nhận số tiền ấy, ngay tại nhà. Nhưng bà từ chối.
Cũng có không ít lần, mẹ con nhà Charlton vừa ăn tối vừa… họp, xem nên chọn cho Bobby Charlton địa chỉ nào để thằng bé khởi đầu sự nghiệp. Khi ấy, Jack Charlton đã gia nhập Leeds. Họ quyết định: ưu tiên một phải là tình yêu của Bobby. Mà cậu bé đã chọn Man United từ thuở ấy. Vấn đề còn lại chỉ là: làm sao để bảo đảm Bobby Charlton không gây thất vọng trong bước khởi đầu sự nghiệp ở Man United.
Sau này, khi hàng ngàn người dân ở Ashington đổ xô ra đường xem những người hùng Jack và Bobby Charlton diễu hành trên chiếc Rolls Royce mui trần sau World Cup 1966, ai cũng tự hỏi: vùng mỏ Ashington của họ liệu có được những người hùng như thế nếu không có “bà mẹ điên” Cissie Charlton, hăng say chơi bóng với đám con nít trong vùng suốt nhiều năm liền?
*Trong nhà bà Cissie Charlton còn có người anh em họ Jackie Milburn, tuyển thủ Anh được xếp vào loại huyền thoại ở CLB Newcastle. Từ khi anh em Charlton còn bé, bà Cissie đã quyết định: các con phải trở thành cầu thủ chuyên nghiệp như các cậu, chứ không thể hướng chúng thành thợ mỏ như bố chúng!
Huấn luyện con theo bản năng người mẹ
Nhận thấy Charlton tuy có cú sút căng như trái phá và kỹ thuật tuyệt vời, nhưng tốc độ lại không đáng kể, bà Cissie nghiền ngẫm trước khi tự viết giáo án. Mỗi tối, bà dắt thằng bé ra công viên rồi kẻ 2 vạch. Chạy 20m rồi lập tức quay về, xen kẽ với 80m rồi quay về. Sau này, Cissie thừa nhận, bà chẳng biết cái “giáo án” ấy có giúp được gì cho Bobby Charlton trong buổi sát hạch tại CLB M.U hay không. Bà chỉ biết rõ một điều, tốc độ của Bobby được cải thiện đáng kể sau đợt tập huấn ấy!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tiết lộ bí mật gây sốc nhất các kì World Cup
Nếu không có các nhà sử học tại đại học Berlin"s Humboldt thì có lẽ sự thật về 3 cầu thủ đội Tây Đức dương tính với chất cấm tại World Cup 1966 mãi là một bí mật.
Đội hình ra sân của Tây Đức trong trận chung kết gặp Anh tại World Cup 1966
Tại World Cup 1966, ĐT Anh đã xuất sắc đánh bại Tây Đức với tỉ số 4-2 đăng quang ngôi vô địch. Nhưng trong suốt 45 năm qua, không một ai nghi ngờ và biết về "điểm đen" trong trận chung kế này cho đến khi một nhóm nhà sử học vô tình phát hiện ra lá thư của một nhân viên y tế được viết ngày 29/11/1966. Theo đó, ba cầu thủ được giấu tên của đội Tây Đức đã dương tính với chất cấm ephedrine.
Cựu danh thủ George Cohen
Lạ một điều là không có cầu thủ nào bị cấm thi đấu sau cuộc kiểm tra doping này. Khi biết thông tin này, người hùng của ĐT Anh tại World Cup 1966 - cựu danh thủ George Cohen bộc bạch: "Thật ngạc nhiên. Nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao họ lại có nhiều năng lượng đến vậy. May mắn là việc cầu thủ Tây Đức dương tính với chất cấm không ảnh hưởng đến kết quả trận đấu. Nếu Đức giành chiến thắng tại chung kết thì sự thật đằng sau chức vô địch World Cup 1966 đã bị che giấu quá lâu".
Trận chung kết năm 1966 chính là trận đấu đầu tiên thuộc khuôn khổ World Cup được kiểm tra dương tính với các cầu thủ.
ĐT Anh vui mừng với chiếc cup vô địch World Cup 1966
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cựu ngôi sao đội tuyển Anh bán huy chương Terry Paine - cựu ngôi sao ĐT Anh hy vọng sẽ đút túi 25.000 bảng sau khi bán chiếc huy chương "Những người hùng thầm lặng tại World Cup 1966". Theo chủ nhân, ông Paine đã quyết định bán đấu giá chiếc huy chương trên vào ngày 5/10 tới. Cựu cầu thủ 72 tuổi này hi vọng sẽ thu về 25.000 bảng sau...