Người mẹ “đặc biệt” của trẻ sơ sinh trong dịch Covid-19
Chỉ còn 25 cán bộ y tế chăm sóc cho 22 cháu bé sơ sinh, các y, bác sĩ tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong những ngày cách ly tại bệnh viện đã trở thành những bà mẹ đặc biệt của nhiều trẻ sinh non.
Một điều dưỡng thực hiện phương pháp Kangaroo da liền da cho trẻ sơ sinh.
TS, BS Nguyễn Thành Nam – Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện khoa đang điều trị cho 22 cháu bé, trong đó có 10 bé sinh non, phải nằm lồng ấp. Hằng ngày ngoài việc chăm sóc cho các bé từng thìa sữa, chiếc bỉm, các bác sĩ/điều dưỡng nơi đây còn ôm ấp, vỗ về giúp các bé ổn định thân nhiệt, tiêu hóa và tăng tình cảm kết nối “mẹ-con”.
“Bình thường chúng tôi có 73 cán bộ nhân viên nhưng hiện nay chỉ còn 25 người. Dù cường độ làm việc tăng lên do nhân lực giảm đi vì bị cách ly nhưng tinh thần của mọi người đều lạc quan. Ngoài giờ làm việc, chúng tôi tổ chức cho cán bộ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe như đá cầu, chạy bộ. Chúng tôi hướng dẫn nhau về điệu nhảy rửa tay Ghen Cô Vy, đóng giả làm thầy trò đường tăng để tạo không khí vui tươi trong bệnh viện”, BS Nam nói.
Hiện tại, khoa đang chăm sóc cho một bé đặc biệt. Khi mới 27 tuần tuổi, mẹ cháu bị tiền sản giật/theo dõi hội chứng hellp, phải mổ cấp cứu để cứu cả mẹ lẫn con. Tình trạng của cháu khi ra khỏi bụng mẹ khá nặng, gần như không thở, tim đập rời rạc, toàn thân tím tái, cân nặng chỉ đạt 900 g. Các bác sĩ nhi đã tiến hành hồi sức tim phổi sơ sinh cấp cứu ngay tại phòng mổ, sau đó được chuyển về phòng sơ sinh khoa Nhi để tiếp tục hồi sức trong lồng ấp: thở máy, truyền dịch, theo dõi 24/24. Sau 25 ngày chăm sóc tích cực, bệnh nhi đã ổn định và được ra khỏi lồng ấp ngày 31-3.
Các điều dưỡng, bác sĩ phải thay mẹ cháu, chăm sóc bằng phương pháp Kangaroo, bế và áp sát các bé vào lồng ngực trong nhiều giờ mỗi ngày. Phương pháp Kangaroo da liền da giúp các bé sinh non giảm nguy cơ hạ thân nhiệt, giảm cơn ngừng thở, ổn định nhịp thở, nhịp tim, tiêu hóa tốt hơn, ít có nguy cơ nhiễm trùng và phát triển tinh thần, thể chất, giúp bé ngủ ngon, giảm kích thích.
Video đang HOT
THU PHẠM
Hưởng ứng ngày trẻ sinh non thế giới 17/11: 9 - 10% trẻ sơ sinh ra đời bị non tháng, nhẹ cân
Chiều 31/10, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ngày hội trẻ sinh non Bệnh viện Phụ sản Hà Nội" nhằm hưởng ứng ngày trẻ sinh non thế giới 17/11, nhân 40 năm ngày thành lập Bệnh viện.
PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: Minh Thúy
Phát biểu tại chương trình, PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - bày tỏ: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mang trên mình sứ mệnh rất lớn là chăm sóc sức khỏe cho 2 đối tượng chính: bà mẹ và trẻ sơ sinh. Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ sinh non trên thế giới là 10%. Còn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mỗi năm cũng tiếp nhận trên 40.000 trẻ sơ sinh ra đời, trong đó, trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân chiếm khoảng 9-10%. Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều vấn đề về bệnh tật.
PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cùng em bé sinh non được điều trị tại bệnh viện
Trẻ sinh non luôn tiềm ẩn nguy cơ cao về mắc các bệnh và chịu ảnh hưởng, tác động đến từ môi trường. Nếu chăm sóc trẻ sơ sinh không tốt, thì bé sẽ gặp phải nhiều vấn đề cản trở đến sự phát triển sau này.
"Chúng tôi mong muốn tổ chức "Ngày hội trẻ sinh non" để cộng đồng và xã hội chung tay giảm tỷ lệ trẻ sinh non. Chúng ta phải chăm sóc tốt trẻ sinh non để khi bé lớn lên không bị thiệt thòi so với những trẻ sinh đủ tháng." - PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh nói.
PGS. TS. Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - chia sẻ: Các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đạt được trình độ, đẳng cấp nhất định, trở thành Bệnh viện Trung ương có uy tín, liên quan đến công tác chỉ đạo tuyến trong hệ thống sản khoa. C ác bác sĩ của Bệnh viện đã đem kỹ năng, kiến thức của mình để cố gắng chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non.
PGS. TS. Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
Cũng theo PGS. TS. Trần Minh Điển, thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác chăm sóc trẻ sơ sinh. Các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương luôn sẵn sàng có mặt để hỗ trợ cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
PGS. TS. Trần Minh Điển hy vọng hai Bệnh viện sẽ tiếp tục hợp tác để hạ thấp tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.
Trẻ sinh non được khám miễn phí
Theo ThS. BS. Phan Thị Huệ - Bệnh viện Phụ sản Hà Nôi - có tới 35-46% trẻ dưới 1.000gr và 23% trẻ dưới 1.500gr phải đối mặt với bệnh phổi mạn tính. Nhiều trẻ dưới 1.500gr gặp các vấn đề về cho ăn, tăng trưởng, thiếu máu do thiếu sắt. Không chỉ vậy, một số trường hợp trẻ còn bị chảy máu nội sọ, chảy máu nhu mô, quanh não thất gia tăng nguy cơ chậm phát triển tinh thần và vận động; tổn thương chất trắng dẫn đến nguy cơ tổn thương vận động, nhãn cầu.
ThS. BS. Phan Thị Huệ cho biết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sinh non, phải đặc biệt chú ý đến giấc ngủ của trẻ, tăng cường quá trình chăm sóc theo cụm và chăm sóc phối hợp; để trẻ nằm đúng tư thế; sử dụng các phương pháp giảm đau, đáp lại các hành vi gợi ý của trẻ; tránh những việc không cần thiết như: đo vòng bụng, đo cân nặng, tắm,...;
Đáng lưu ý là, các chuyên gia cho biết, mặc dù các gia đình đều lo lắng về trẻ sinh non, nhưng hầu hết các bé sau khi xuất viện đều có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Theo viettimes
Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt như thế nào là nguy hiểm? Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt chiếm tới khoảng 80-85%, đặc biệt đối với trẻ sinh non bị thiếu tháng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị vàng mắt, vàng da như thế nào là nguy hiểm và cách điều trị ra sao lại là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ bối rối. Vàng da vàng mắt ở trẻ sơ...