Người mẹ đặc biệt của những đứa trẻ khuyết tật
Nhiều người cho cô là dại, vì cô không chọn cách sống thảnh thơi cho riêng mình mà lại nhận nuôi 3 đứa trẻ khuyết tật: 2 đứa bị bại não, 1 đứa bị động kinh…
Ba đứa trẻ cô nhận nuôi đều bị thiểu năng, hai đứa bại não, còn một đứa bị bệnh động kinh. Chúng không thể tự chăm sóc mình, không biết nói gì ngoài câu ú ớ gọi “mẹ” khi đói.
Những ngày đầu khi nghe các con ú ớ gọi được tiếng “mẹ”, trái tim cô như vỡ òa. Cô bảo đi hết hơn nửa cuộc đời, cô mới cảm nhận được niềm hạnh phúc được làm mẹ. Được các con gọi “mẹ” dù là trong vô thức cũng đủ làm cô hạnh phúc lắm rồi. Cả cuộc đời, hạnh phúc của cô đơn giản là vậy thôi.
Dù bị thiểu năng nhưng các con của cô luôn ngoan và biết nghe lời
Người phụ nữ ấy tên là Hồ Thị Hoa, năm nay 67 tuổi, người mẹ của 3 đứa trẻ khuyết tật ở trung tâm bảo trợ số 2 (Thanh Hóa). Cô là người dân tộc Vân Kiều, quê gốc Quảng Trị. Bố cô mất từ khi cô còn bé, mẹ đi bước nữa. Lớn lên cô đăng ký đi học trung cấp Y ở Ninh Bình nhưng được một thời gian vì căn bệnh tim cô đành nghỉ học để mổ rồi cô được đưa về trại an dưỡng ở Hà Nam (cũ) sau rồi về trung tâm bảo trợ số 2.
Cô cũng bị thất lạc anh em từ đó. Rồi số phận đưa cô gặp anh, người thương binh quê ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) đang được chăm sóc ở trung tâm bảo trợ. Hai người thương nhau rồi làm đơn xin về ở cùng nhau. Hơn 30 năm chung sống nhưng không có con. Năm 2002, anh mất, cô xin được nhận nuôi những đứa trẻ khuyết tật ở trung tâm này để làm niềm vui, niềm an ủi lúc tuổi già.
Video đang HOT
Vậy là cũng hơn 10 năm cô gắn bó, chăm sóc những đứa con không cùng dòng máu với mình rồi. Cô bảo, ngày cô nhận mấy đứa nhỏ này, chúng chỉ nhỏ, yếu ớt và oặt oẹo như con mèo con. Thế mà giờ chúng lớn hết rồi, có đứa cô bồng không nổi nữa. Không hiểu có phải thứ tình mẫu tử thiêng liêng nơi trái tim người mẹ nhân hậu này không mà các con dù bị thiểu năng nhưng chúng rất nghe lời cô.
Niềm vui của cô là những khi được ôm con vào lòng và nựng chúng
Hơn 10 năm được cô chăm sóc, nay Nguyễn Khắc Chiến đã 16 tuổi, Lương Thị Rơi 11 tuổi, Lương Quốc Đạt 10 tuổi. Chỉ cần cô nựng “à ơi, các con ngoan, ngủ đi nào” thì cả 3 đứa đều nằm yên ngủ. Đến giờ cơm, cô đặt Chiến nằm ở giường, cô bế Rơi trên tay còn Đạt thì ngồi bên cạnh. Cứ luôn tay cô xúc hết cho đứa này lại đến lượt đứa kia mà chẳng đứa nào quấy khóc. Một tay cô thoăn thoắt cùng lúc cho cả 3 con cùng ăn. Xong việc, cô lại tất tả đi giặt giũ đồ cho 3 đứa nhỏ.
Những đồng trợ cấp ít ỏi từ trung tâm, mỗi tháng cô và 3 con mỗi người được 450.000đ. Cô xin được tự túc đi chợ nấu đồ ăn cho lũ trẻ. Cả 4 mẹ con tằn tiện lắm mới đủ. Nhưng cô vẫn chăm nuôi 3 đứa khỏe mạnh, ít ốm đau. “Được cái ông trời cho khỏe mạnh để chăm sóc bọn trẻ nên lâu lâu cũng mới ốm vặt một lần rồi cũng nhanh khỏe. Mình ốm thì cứ lo không ai chăm sóc chúng được”, cô tâm sự.
“Mới ngày nào ghép hay cái giường lại 4 mẹ con nằm còn rộng mà nay chúng lớn cả rồi, có đứa mình bồng không nổi nữa. Tối ngủ thì 3 đứa cũng nằm hết chỗ của mẹ rồi nên tôi phải ngủ ở phòng bên cạnh. Thi thoảng tỉnh giấc tôi lại chạy sang xem chúng thế nào. Đêm nào cũng thế, rồi cũng quen” – Cô tâm sự.
Khi được hỏi có bao giờ cô thấy nản lòng và mệt mỏi vì chăm những đứa con khuyết tật này không thì cô cười cho biết: “Hơn 10 năm chăm sóc các con, cũng nhiều khốn khó, nhiều cực nhọc nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy nản lòng hay ân hận vì những gì mình đã làm. Các con là niềm vui là niềm hạnh phúc của tôi thì những nhọc nhằn ấy có thấm vào đâu. Từ bao giờ, tôi luôn nghĩ chúng là những đứa con đứt ruột đẻ ra của mình chứ không phải là những đứa trẻ bị bỏ rơi”.
Hơn 40 năm xa quê, biệt tăm tích của anh em, họ hàng. Cô bảo có nhiều khi muốn trở về một lần thăm nơi chôn nhau cắt rốn của mình nhưng cô chẳng biết sẽ về đâu vì chẳng có ai để mà về. Rồi lại lấy niềm vui từ các con, lấy sự bận rộn vì những đứa trẻ này để mà quên đi, mà sống.
Nói về cô, ông Nguyễn Công Hùng, Giám đốc trung tâm bảo trợ số 2 cho biết: “Trước đây chị Hoa sống ở trung tâm cùng chồng, nhưng sau anh mất chị lấy niềm vui bằng cách xin trung tâm cho được nuôi các cháu khuyết tật. Ngoài 3 cháu chị Hoa đang nuôi thì trước còn một bé nữa nhưng vắn số nên đã mất”.
“Phải thật sự đồng cảm và có trái tim nhân hậu lắm, phải xuất phát từ cái tâm, từ tình thương thật sự mới có thể làm được như chị Hoa. Bởi việc chăm sóc cho một đứa con bình thường cũng đã khó huống gì chị chăm một lúc 3 đứa đều khuyết tật như thế quả thật rất đáng khâm phục” – ông Hùng chia sẻ.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Con đẻ ra tay sát hại cha
Chiều ngày 15/10, ông Phạm Đình Độ, Trưởng công xã Thọ Dân (huyện Thọ Xuân- Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Nạn nhân bị chính con đẻ của mình sát hại.
Sự việc xảy ra vào khoảng hơn 10h sáng ngày 15/10 tại thôn 9, xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa). Nạn nhân là ông Lê Văn Bảng (SN 1952), còn kẻ ra tay giết chết ông Bảng là đứa con trai ruột tên là Lê Văn Lực (SN 1979).
Tại hiện trường xảy ra vụ việc, cơ quan chức năng thu giữ một bơm xe đạp, một cây gậy bằng gỗ được cho là vũ khí mà tên Lực đã ra tay giết hại cha mình.
Căn nhà xảy ra vụ án mạng
Theo ông Độ thì sau khi Lực đi bộ đội về có biểu hiện thần kinh không ổn định, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không thể đưa đi chữa trị được. Thời điểm xảy ra vụ án mạng, cả gia đình đều ra đồng chỉ có hai bố con ông Bảng ở nhà, không hiểu lý do gì Lực đã dùng hung khí đập nhiều nhát vào gáy ông Bảng khiến ông chết ngay tại chỗ.
Ngay sau khi án mạng xảy ra, chính quyền, công an xã kết hợp với công an huyện Triệu Sơn đã có mặt kịp thời bảo vệ hiện trường và bắt giữ đối tượng Lực, tiếp tục điều tra nguyên nhân.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Mang quan tài sản phụ tử vong diễu phố, phá nhà PGĐ bệnh viện Cho rằng cái chết của sản phụ Xuân do sự tắc trách của đội ngũ y bác sĩ, chiều ngày 19/10, gia đình nạn nhân đã mang quan tài sản phụ này diễu hành khắp phố, đến trước nhà ông phó GĐ bệnh viện. Nhiều người đã đập phá nhà PGĐ bệnh viện này. Vào khoảng 13h, hàng trăm thân nhân và người...