Người mẹ có con bị bạo hành: “Tôi run rẩy khi xem những thước phim ấy..”
Gửi con tại lớp mầm non Sen Vàng từ ngày 3/1, chị Sương cho biết sáng nào bé cũng hoảng loạn không chịu đến lớp, gào khóc to lúc mẹ trao tay cho cô giáo, về nhà thì có một số vết bầm tím ở tay, chân.
Nói trong tiếng khóc nghẹn, chị Nguyễn Thị Hoài Sương (30 tuổi, Hà Nội) cho biết vẫn sốc, “rụng rời chân tay” sau khi xem video con trai 26 tháng tuổi bị đánh. Bé Min con trai chị do khóc nhiều đã bị giáo viên Nguyễn Thị Hồng Ngát (22 tuổi) quát nạt, dùng đầu gối thúc vào bụng, véo tai.
“Tôi biết có những vụ bạo hành trẻ mầm non và rất phẫn nộ, nhưng chưa bao giờ nghĩ nó lại rơi đúng con mình…”, người mẹ lại khóc và cho hay từ ngày 3/1, bé Min chuyển đến lớp mầm non Sen Vàng, gần khu chung cư gia đình ở. Trước đó, bé theo học một lớp mầm non tại quận Cầu Giấy và rất vui vẻ.
Chị Nguyễn Thị Hoài Sương và 2 con đã cho theo học ở nhóm lớp mầm non Sen Vàng. Bé trai tên Min bị cô giáo bạo hành. Ảnh: NVCC.
Những ngày đầu đi học tại lớp Sen Vàng, bé Min về nhà với giọng khản đặc vì khóc nhiều. Sáng nào bé cũng hoảng loạn không chịu đến lớp, gào khóc to lúc mẹ trao tay cho cô giáo. Nghĩ trẻ lạ trường, lạ lớp nên khóc, chị Sương vẫn ngày ngày dắt con tới lớp.
“Về nhà con có một số vết bầm tím ở tay, chân. Cách đây 3 hôm con đi học về lại có vết tím ở tai, ngày hôm sau vết đó sưng nặng hơn. Tôi cứ nghĩ đơn giản do cháu va chạm với các bạn, giờ mới vỡ nhẽ”, người mẹ nói.
Người mẹ tự nhận mình chủ quan và vô tâm trong việc theo dõi các hoạt động ở lớp con. Chị bảo, bình thường đưa con đến trường xong lại đi làm nên ít theo dõi camera. Lúc nào xem, thấy con khóc nhưng chị Sương đều nghĩ do lớp mới, con lạ trường. Có lần phát hiện cô giáo liên tục đút cháo khi con gào khóc, chị đã phản ánh ngay và đề nghị giáo viên thay đổi hành vi.
“Tôi đã nhìn nhận rất tốt về ngôi trường này. Trước khi cho con theo học, tôi đã tìm hiểu và thấy nhiều mẹ khen Sen Vàng rất tốt. Tôi chưa mục sở thị giờ học của các cháu mà chỉ xem cơ sở vật chất, thấy các phản hồi tốt, nên đăng ký cho con học luôn”, chị Sương chia sẻ.
Người mẹ ít khi tiếp xúc với giáo viên trực tiếp bạo hành con. Giáo viên còn lại, người đã dùng dép, vật cứng đánh vào đầu, mặt một trẻ khác, trước mặt phụ huynh luôn thể hiện sự nhanh nhẹn, hoạt bát. “Ai ngờ cô lại thay đổi nhanh quá như thế”, chị Sương nghẹn giọng.
Video đang HOT
Vết đỏ trên tai bé Min sau 3 ngày vẫn sưng tấy. Ảnh: NVCC.
Sau khi video được phát tán, sáng 5/2, bố mẹ của cô giáo Ngát – người trực tiếp bạo hành con trai chị Sương – cùng đại diện nhóm lớp Sen Vàng đã đến xin lỗi gia đình. Chị Sương cho biết, thấy rất thương khi chứng kiến giọt nước mắt của những bậc cha mẹ xin tha lỗi cho hành vi sai trái của con. “Tôi nói sẽ chấp nhận lời xin lỗi của cô chú, còn việc giáo viên Ngát làm sai, dù tôi không muốn liên quan đến pháp luật nhưng công an đã vào cuộc rồi”, chị Sương kể.
Người mẹ nói thêm ban đầu định bỏ qua nhưng đến khi xem một video khác, ghi cảnh các cô giáo trường Sen Vàng phạt học sinh “như tù nhân” thì không kìm được phẫn nộ. “Tôi run rẩy khi xem thước phim ấy… Rõ ràng hệ thống trường này đã bao che cho nhau. Các cô giáo ở đây đã chứng kiến nhiều vụ việc như thế. Cô quản lý ngồi ở tầng dưới nghe rõ tiếng giáo viên quát nạt, học sinh khóc thét. Vậy mà họ không có ý kiến gì”, người mẹ tức giận nói.
“Tôi mong các trường mầm non khác cảnh tỉnh trong việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên. Riêng nhóm lớp Sen Vàng này, tôi mong pháp luật xử lý mạnh tay không chỉ với hai cô giáo bạo hành trẻ mà cả hệ thống trường vì họ đã nhắm mắt bao che cho nhau”, phụ huynh Sương nói.
Vài ngày trước, mạng xã hội xuất hiện video dài gần 2 phút ghi cảnh một cô giáo cầm dép đập vào đầu, mặt bé trai khiến bé ôm đầu khóc. Tiếp đến là cảnh một cô dùng vật cứng đập vào đầu bé khác cùng lời đe dọa “ngậm mồm”. Cuối video, một cô giáo mặc đồ thể thao, hai tay đút túi quần, dùng đầu gối thúc nhẹ vào bụng một bé đang khóc kèm lời quát tháo phải nín ngay. Sự việc được xác định xảy ra ngày 8/1 tại nhóm lớp mầm non Sen Vàng (phường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Nhóm lớp mầm non Sen Vàng được UBND phường Minh Khai cấp phép hoạt động từ năm 2015, thường xuyên trông giữ khoảng 50-60 trẻ. Trong hai giáo viên bạo hành trẻ, một cô làm việc từ khi cơ sở mới thành lập, người còn lại vào năm 2016, đã bị buộc nghỉ việc. Cơ quan công an cũng triệu tập những cô giáo này để điều tra. Từ 6/2, cơ sở mầm non Sen Vàng bị tạm đình chỉ hoạt động. Sự việc ở nhóm lớp Sen Vàng được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá là “phản giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo, gây bức xúc dư luận xã hội và hoang mang cho các bậc cha mẹ”. Sáng 6/2, Bộ yêu cầu Sở Giáo dục phối hợp cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định; tổ chức rút kinh nghiệm về công tác quản lý các cơ sở mầm non trên địa bàn, đặc biệt là việc quản lý, cấp phép hoạt động các nhóm lớp tư thục. Kết quả gửi về Bộ trước ngày 10/2.
Theo Quỳnh Trang (VNE)
Bạo hành trẻ mầm non: Có tuyệt chiêu nào "canh" con tại trường?
Sau vụ giáo viên trường mầm non Sen Vàng bạo hành trẻ, nhiều phụ huynh không khỏi "chột dạ" lo lắng về sự an toàn của con mình tại trường học. Những kinh nghiệm, bí quyết giám sát con tại trường nhanh chóng được các mẹ tìm kiếm, chia sẻ.
Chọn thời điểm gửi trẻ thích hợp
Đó là kinh nghiệm của chị Trần Thị Hoa (Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội). Chị Hoa cho biết, mặc dù không có bà nội hay bà ngoại lên trông con dùm nhưng chị Hoa vẫn kiên quyết thà thuê người trông trẻ tại nhà chứ không cho con đi học trước 2 tuổi. Theo chị Hoa, nếu tính kinh phí, việc thuê người giữ trẻ tại nhà và cho trẻ đi học sớm cũng ngang nhau: "Thuê giúp việc khoảng 3 triệu đồng/ tháng. Học phí cho trẻ dưới 2 tuổi trung bình cũng tầm 2 triệu/ trẻ. Ngoài ra còn các loại phí đóng đầu năm, quỹ này nọ rồi "đi" các cô những ngày đặc biệt ...." - chị Hoa tính.
Trẻ mầm non bị cô giáo dùng dép đánh vào đầu gây bức xúc (ảnh cắt từ clip)
Chị Hoa cho rằng, 2 tuổi là độ tuổi hợp lý nhất bắt đầu cho con đến trường mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ ít nhất đã biết đi và chạy vững, biết nói những từ cơ bản để cô giáo có thể hiểu là mình cần những gì, khó chịu vì sao. Việc ăn uống của trẻ ở độ tuổi này cũng đã có nề nếp và có thể chủ động hơn. Con có thể ăn cơm, cháo, và các loại thức ăn thô mà không cần cô giáo can thiệp sơ chế lại thức ăn.
"Dưới 2 tuổi, trẻ chưa có được những kỹ năng cơ bản này. Đau, đói, khát, khó chịu chưa biết nói mà chỉ biết khóc để phản ứng. Điều này cũng khiến sự giao tiếp giữa cô và trò bị hạn chế, trẻ khóc nhiều ảnh hưởng đến trẻ khác. Những trẻ quá nhỏ chưa biết đi, ăn uống còn phải làm nhuyễn đồ ăn làm giáo viên vất vả hơn. Chính vì vậy, họ rất dễ cáu gắt vì quá mệt mỏi" - chị Hoa nói.
Dạy trẻ tự lập từ sớm
Để con không rơi vào cảnh bị "bạo hành" nhiều phụ huynh cho rằng rất cần thiết phải dạy con những kỹ năng cơ bản nhất kể cả khi trẻ còn nhỏ. Chị Trần Hoài Thu - nhân viên công ty CPĐT xây lắp & thương mại DS Việt Nam (Hà Nội) cũng có 2 con nhỏ đang học mầm non (lớp 3 tuổi và 5 tuổi). Theo chị Thu, phụ huynh không thể đòi hỏi các cô chăm sóc con mình ở trường như mình chăm con ở nhà được vì sĩ số các lớp rất đông, mỗi cô ít cũng phải "quản" 10 cháu.
Trẻ tự lập sớm sẽ tránh được nguy cơ bị bạo hành (nguồn: IT)
"Không nên chăm con quá "kỹ" ở nhà. Những kỹ năng cơ bản như: ngồi ăn đúng cách, đi vệ sinh đúng giờ, biết đòi đi tè, ị, tự ngủ không cần ru... các mẹ đều có thể "huấn luyện" cho con tại nhà trước 2 tuổi. Nhiều ông bà, bố mẹ quá chiều con, làm cho con tất tật mọi thứ và luôn đáp ứng những đòi hỏi của con khiến trẻ không biết điểm dừng, hình thành thói ăn vạ. Chính cách dạy con như vậy sẽ làm cho trẻ gặp nhiều nguy cơ bị bạo hành khi đi học" - chị Thu nói.
Nói chuyện với con mỗi ngày
Đây là cách đơn giản nhất để các bậc phụ huynh có thể kiểm soát được mọi hoạt động của con khi một ngày ở lớp. Mặc dù bận rộn đến đâu, chị Phạm Thị Vân Anh (Hoàng Mai - Hà Nội) cũng không nên bỏ qua động tác này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Trò chuyện với con mỗi ngày để biết được tình hình của con ở lớp (minh họa: IT)
Theo chị Vân Anh, đối với những trẻ đã nói thạo, bố mẹ có thể hỏi con bắt đầu bằng việc: "Hôm nay ở trường con có vui không?" sau đó sẽ nói về "Món gì con thích nhất? Nay ở trường con có được ăn món đó không? Cô giáo nào con yêu nhất? Cô dạy con những gì? Có chuyện gì làm con buồn, chán không"...
Chị Vân Anh cho biết: "Các câu hỏi thường phải khéo léo không nên hỏi kiểu hỏi cung khiến trẻ bị áp lực. Đối với trẻ nhỏ hơn thì phải thăm dò thái độ của con. Con có vui vẻ khi đến trường không? Có sợ hãi khi nhìn thấy cô giáo này, kia không? Đêm có khóc, giật mình hoảng hốt không? Tất cả những tín hiệu đó đều có nguyên nhân"
Kết thân với các phụ huynh khác
Các phụ huynh khác chính là một "kênh" thông tin tốt để bố mẹ trông chừng con, thậm chí giám sát cả...cô tại trường mầm non. Nhiều phụ huynh chia sẻ, việc đầu tiên họ làm khi cho con nhập học là xin số điện thoại, zalo, facebook... của các bậc phụ huynh trong lớp rồi lập nhóm để trao đổi mỗi ngày về tình hình của lớp.
"Tất cả những băn khoăn về trình độ của giáo viên, chất lượng giảng dạy, đồ ăn thức uống, tiền đóng góp...đều được đưa ra bàn luận mỗi ngày. Thậm chí, có nhóm phụ huynh còn chia nhau lịch "đến thăm" lớp bất thình lình hàng ngày nếu có vấn đề gì nghi ngờ. Đây là một cách rất tốt để bảo vệ con trước những nguy cơ bạo hành" - chị Vân Anh nói.
Theo Danviet
Cô giáo khai lý do cầm dép đánh học sinh mầm non Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã mời 2 cô giáo có hành vi đánh học sinh ở cơ sở mầm non Sen Vàng chi nhánh Minh Khai lên làm việc. Cô giáo đánh trẻ mầm non. (Ảnh cắt từ clip) Sáng 7.2, lãnh đạo Công an quận Hai Bà Trưng cho biết, công an quận củng cố hồ sơ xử...