Người mẹ cầu xin mọi người cứu con gái nhỏ ung thư máu mơ làm bác sĩ
5 tuổi, chưa kịp bước vào lớp 1 thì Cát Tường phát bệnh ung thư máu. Từ đó đến nay, người mà con gặp nhiều nhất là bác sĩ và những bệnh nhi cùng cảnh như con.
Gặp chúng tôi, chị Luyến nghẹn ngào tâm sự: “Nhà em mới chuyển qua bán cà phê được mấy năm cũng chỉ đủ sống, nợ nần vẫn còn đó mà nghe cái bệnh này tốn kém ghê lắm nên 2 vợ chồng đều sợ hãi. Nhưng con mình mà anh, còn nước thì còn tát, sao đành bỏ mặc con…”.
Cô bé Cát Tường nhí nhảnh thích học chữ, thích vẽ
Bé Khưu Cát Tường (sinh năm 2013, ngụ tại phường 2, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) là con của anh Khưu Sơn Bình (sinh năm 1975) và chị Tô Kim Luyến (sinh năm 1981).
Đầu năm 2018, khi Cát Tường vừa tròn 5 tuổi thì bé có biểu hiện sốt cao kéo dài nhiều ngày. Ban đầu thấy con chỉ bị sốt và công việc cũng đang khó khăn nên gia đình ra tiệm thuốc mua hạ sốt cho Cát Tường uống. Nhưng dù được cho uống thuốc hạ sốt nhiều lần nhưng cơn sốt không hạ, kéo dài nhiều ngày khiến con gầy gò, xanh xao, nổi hạch ở nách và bẹn, bụng to lên…
Lúc này, chị Luyến mới hoảng hốt đưa con đi bệnh viện tỉnh khám. Ngay từ lần khám đầu tiên, các bác sĩ đã xác định tình hình của Cát Tường rất kém, yêu cầu chuyển tuyến lên bệnh viện Nhi đồng TPHCM. Đến bệnh viện, sau khi điều trị triệu chứng cho bé, khi con khỏe hơn đã được làm xét nghiệm tủy đồ và xác định bị bệnh bạch cầu lympho cấp ( ung thư hệ tạo huyết).
7 tuổi, Cát Tường đã trải qua nhiều cơn thập tử nhất sinh
Gần 2 năm qua, chị Luyến xoay xở khắp nơi để có tiền điều trị cho con
Vậy là chị Luyến khăn gói lên TPHCM thuê phòng trọ gần bệnh viện để cùng con chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo. Để có đồng ra đồng vào, khi không phải canh con vào thuốc trong bệnh viện thì chị về phòng trọ nấu chè đem ra đầu hẻm bán, rồi làm tranh thêu…
Nhưng sức khỏe Cát Tường vốn yếu ớt nên cứ vào thuốc là con bị viêm phổi, phải chuyển qua Nhi đồng điều trị, hết bệnh lại về Ung bướu vào hóa chất, vào hóa chất lại viêm phổi… Chị Luyến phải theo chân con qua lại 2 bệnh viện không có thời gian ngơi nghỉ nên công việc làm thêm cũng không kiếm được bao nhiêu.
Khi vào hết đợt thuốc, Cát Tường khỏe mạnh không khác trẻ bình thường
Nhưng cứ đến kỳ vào hóa chất thì con lại bị dày vò với đủ thứ bệnh, với hạch, với lở miệng, với viêm phổi…
Ở quê nhà, anh Bình một mình không duy trì được quán cà phê nên được vài tháng cũng bỏ nghề lên thành phố theo vợ con, hành nghề chạy xe ôm phụ vợ tiền thuê phòng trọ. Còn đứa con trai lớn (đang học lớp 8) phải gửi về nhà dì nuôi giúp.
Trầy trật vậy mà anh Bình – chị Luyến cũng đeo đuổi chữa trị cho bé Cát Tường hơn 1 năm nay với 6 toa thuốc. Chị Luyến bảo: “Bé đáp ứng thuốc tốt nhưng vì yếu quá nên bị nhiều bệnh khác, phải điều trị xen kẽ nên thời gian vào thuốc cũng chậm. Dù bé có bảo hiểm y tế nhưng các loại thuốc ngoài, thủ thuật dịch vụ thanh toán mỗi lần cũng cả chục triệu đồng. Sau hơn 1 năm chữa trị, nhà em kiệt quệ luôn vì 2 vợ chồng làm lắt nhắt có thu được bao nhiêu đâu”.
Cát Tường sức khỏe yếu nên cứ mỗi lần vào hóa chất lại bị men gan tăng cao, viêm phổi, phải chuyển qua Nhi đồng điều trị tích cực
Chỉ vào xấp hóa đơn mới, chị Luyến tâm sự: “Chỉ riêng tiền thuốc phải mua ngoài tháng này của con em là 9 triệu (tháng 2/2020). Mà mấy tháng nay bệnh tiểu đường của ba Cát Tường càng nặng, mắt mờ, huyết áp cao, cộng thêm bệnh đại tràng mãn tính lâu năm nên không còn chạy xe ôm được nữa, nhà em càng khó khăn hơn. Mấy đợt thuốc gần đây đều là xin của mạnh thường quân và vay mượn bên ngoài đắp vào”.
“Khi nào có tiền thì mua, không có thì ráng nhịn, chờ em kiếm được chỗ vay thì mua cho con. Mà mấy tháng gần đây men gan của con tăng cao quá, dày vò con khổ sở suốt ngày đêm mà không có thuốc thì không đành lòng. Em chỉ lo là con đang đáp ứng thuốc tốt mà không điều trị đúng kỳ thì bị biến chứng khó lường cho con”, chị Luyến nghẹn ngào chia sẻ.
Xấp hóa đơn mua thuốc ngoài mấy tháng gần đây mà chị Luyến còn giữ
Còn cô bé Cát Tường lí lắc bên cạnh vẫn loay hoay với con gấu bông nhỏ hồn nhiên hỏi: “Hết đợt thuốc này con được về chưa mẹ? Khi nào con về con sẽ học thiệt giỏi để sau này làm bác sĩ!”.
Chị Luyến nghẹn ngào cầu xin: “Nó cứ mơ làm bác sĩ để sau này chữa bệnh cho mọi người như các bác ở bệnh viện này. Mà tới giờ ngoài phòng học ở bệnh viện ra, nó đã được đi học ngày nào đâu… Em chỉ cầu mong mọi người thương tình giúp đỡ cho con vào xong phác đồ 10 toa, hết bệnh để về đi học lại là mừng lắm rồi!”.
Video đang HOT
Trong chương trình thực hiện ước mơ, Cát Tường nằng nặc đòi được làm bác sĩ
Cứ khỏe là cô bé xuống phòng học dành cho trẻ ung thư để học với ước mơ khi về đi học sẽ theo kịp các bạn, để sau này lớn lên làm bác sĩ
Nhưng ước mơ giờ đây mong manh quá…
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 3681: Chị Tô Kim Luyến (mẹ bé Cát Tường)
Địa chỉ: Khóm 6, phường 2, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Hiện bé Cát Tường đang điều trị tại Phòng 302 khoa Nội 3 bệnh viện Ung bướu TPHCM, tạm trú tại khu nhà trọ trong hẻm sát bên hông bệnh viện.
Điện thoại: 0913 679 016
2. Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0451000476889
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 0451370477371
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 129 0000 61096
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản : 2611 000 3366 882
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.
* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number : 2611 037 3366 886
Swift Code: BIDVVNVX261
Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch
Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;
Tel: (84-4)3686 9656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0721101010006
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Bao Dien tu Dan tri
Số TK: 0721101011002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206034036
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.
Tel: 0239.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 – 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Tùng Nguyên
Người dân tiếp sức bác sĩ chống dịch corona
Hàng chục nghìn hộp sữa, những chuyến xe chở mỳ tôm, bánh chưng, dưa hấu được người dân, doanh nghiệp chở đến Bệnh viện Nhiệt đới trung ương trong những ngày chống dịch.
Trưa 11/2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cơ sở Đông Anh nhận 2.000 hộp sữa và 4 tủ lạnh để bảo quản sữa. "Đây là quà tặng của một doanh nghiệp. Cứ bốn ngày họ mang sữa đến một lần và cam kết tặng cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát", thạc sĩ Phạm Thị Nguyệt Quyên, phụ trách Phòng công tác xã hội của bệnh viện cho biết. Trong tháng này họ sẽ tặng khoảng 15.000 hộp.
Ngay sau đó, sữa được phân phát đến 4 khoa, nơi có 112 y tá, 41 bác sĩ và khoảng 70 bệnh nhân nghi nhiễm virus corona, cần cách ly.
Chị Vũ Thanh Hà, đại diện đơn vị tặng sữa cho biết, sáng thứ Hai, ban lãnh đạo công ty chị đã họp khẩn sau khi đã đọc bài báo viết về nỗi vất vả của y bác sĩ chống dịch tại bệnh viện này. "Chúng tôi tặng sữa với mong muốn các bác sĩ và bệnh nhân tăng cường sức khỏe, khả năng miễn dịch và mau khỏi bệnh", chị Hà nói.
Chị Phạm Thị Nguyệt Quyên trao bánh của một người dân tặng cho khoa Cấp cứu, trưa 7/2. Ảnh: Phan Dương.
Doanh nghiệp của chị Vũ Thanh Hà không phải là đơn vị duy nhất tìm đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để chia sẻ những khó khăn và động viên các y bác sĩ. Phụ trách Phòng công tác xã hội cho biết, hôm 10/2, một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Hà Bắc - đại diện của một doanh nghiệp ở thủ đô đã đến và trực tiếp trao 60 triệu đồng ủng hộ các y bác sĩ.
"Chúng tôi nghe tin có những điều dưỡng, y tá đang chống dịch ở bệnh viện nhưng vợ, chồng bị dọa đuổi khỏi nhà thuê nên rất thương", người phụ nữ nói và cho biết, sáu thành viên trong ban lãnh đạo công ty chị góp tiền và đi thẳng đến bệnh viện trao quà. Trước khi tới, chị cũng đã tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng dịch cho bản thân.
Không chỉ doanh nghiệp, nhiều người dân cũng tìm cách "tiếp sức bác sĩ chống dịch" theo cách của riêng mình. Chiều tối 8/2, một người đàn ông chở đến viện một xe lương thực gồm mỳ tôm, bánh mỳ và 100 chiếc bánh chưng. Anh cho biết mình chỉ là nhân viên của một khách sạn ở Hà Nội, khi biết các nhân viên y tế phải "cấm trại" cách ly ở bệnh viện chục ngày nay, anh đã huy động anh em, bạn bè, đồng nghiệp tặng quà cho bác sĩ.
"Số bánh chưng đã được phân phát đến các khoa cho nhân viên y tế ăn đêm. Anh ấy còn hẹn thiếu gì thì báo để huy động anh em tiếp tục ủng hộ", chị Nguyệt Quyên kể.
Không chỉ sữa, tiền hay mỳ tôm, đôi khi các "chiến binh" chống dịch nhận được những món quà rất mộc mạc như món bánh tro chấm mật hay cả một xe ôtô chở hai tấn dưa hấu... từ những người dân khác.
Biết bệnh viện sẽ gặp một số khó khăn, thiếu thốn khi chống dịch, một số công ty dược đã quyết định ủng hộ trang thiết bị hay có công ty ủng hộ 1.000 chai nước súc miệng và 1.000 hộp thực phẩm chức năng...
"Những ngày này bệnh nhân đông, không phải ai cũng được ăn đúng bữa. Những món quà này rất thiết thực, giúp chúng tôi luôn có đồ ăn lúc nhỡ bữa, đói và mệt", chị Nguyễn Thị Dung, điều dưỡng trưởng khoa Khám bệnh cho biết.
Bệnh nhân nghi nhiễm corona nhận thêm sữa trong khẩu phần ăn từ 11/2. Ảnh: Nguyệt Quyên.
Đến nay, Việt Nam ghi nhận 15 ca dương tính với nCoV. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, trưởng khoa Cấp cứu cho biết, so với dịch SARS, những lo lắng về nCoV giảm bớt vì ngành y Việt Nam đã chủ động tìm hiểu về bệnh. Nhưng điều khiến các bác sĩ mệt mỏi nhất những ngày qua là thông tin giả, tin nhảm trên mạng xã hội.
Bác sĩ Trần Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp chia sẻ, những ngày qua các đồng nghiệp của chị phải mặc quần áo phòng hộ trong suốt ca làm việc, mồ hôi ướt sũng, kính mờ đi, mặt hằn vết khẩu trang, nước không được uống và thậm chí không dám đi vệ sinh trong suốt ca làm việc.
"Sự ủng hộ bằng vật chất và tinh thần của các cá nhân, tổ chức đã tiếp thêm động lực cho chúng tôi trong cuộc chiến này", bác sĩ Ninh nói.
Phan Dương
Theo VNE
Nữ bác sĩ giấu bố sang Vũ Hán đón 30 công dân Việt Nam Sợ bố quá lo lắng, nữ bác sĩ BV Phụ sản Trung ương đã giấu bố, cùng đoàn công tác sang Vũ Hán để đón 30 công dân về nước. Nữ bác sĩ N.T.H.P., 31 tuổi, công tác tại khoa Phụ ngoại và Kế hoạch tổng hợp, BV Phụ sản Trung ương cùng với 1 bác sĩ phó khoa Cấp cứu, 1 điều...