Người mẹ bất ngờ được cứu sống khi đi siêu âm thai
The Mirror đưa tin, một người phụ nữ ở London (Anh) tin rằng chính đứa con trong bụng đã cứu sống cô sau khi cô được chẩn đoán có khối u ác tính kích thước bằng quả bưởi trong quá trình siêu âm thai nhi.
Theo đó, Rachel Bailey, 28 tuổi, bắt đầu thấy hiện tượng bất thường khi ra máu trong lúc mang thai được 21 tuần. Cô được đưa đi chụp chiếu khẩn cấp để kiểm tra tình trạng của đứa bé.
Người mẹ được cứu sống khi đi siêu âm đứa con trong bụng. (Ảnh: Rachel Bailey)
Mặc dù thai nhi khỏe mạnh nhưng các bác sĩ đã tìm thấy một khối u 6 cm trong thận của Bailey. Sau đó, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thận hiếm gặp. Một cuộc phẫu thuật đã được thực hiện để loại bỏ khối u và cứu sống cô.
Vào ngày 11/5, Bailey sinh một cô con gái nặng 1,9kg, cô đặt tên là Phoenix. Hai tuần sau khi sinh, sản phụ được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các bác sĩ đã cố gắng cắt bỏ khối u và cứu được quả thận của Bailey. Khối u không di căn và bệnh nhân cũng không cần hóa trị.
Hiện tại Bailey được chữa khỏi bệnh ung thư và muốn chia sẻ câu chuyện của mình để thu hút sự chú ý của công chúng về việc phải làm các xét nghiệm trong khi mang thai. “Không nghi ngờ gì nữa, Phoenix đã cứu mạng tôi, vì khối u sẽ không bị phát hiện nếu tôi không mang thai. Tôi rất biết ơn các bác sĩ vì đã chẩn đoán căn bệnh ung thư nhanh chóng như vậy”, Bailey chia sẻ.
“Tôi sẽ cho cô bé xem những vết sẹo trên bụng của tôi để cô bé biết rằng, chính cô bé đã cứu mạng tôi như thế nào”, Bailey nói.
Trước đó, một người dân ở thành phố Cardiff của Anh tin rằng cái thai đã cứu sống cô. Khi chụp CT trước khi sinh con, các bác sĩ chẩn đoán cô ở giai đoạn đầu mắc một dạng ung thư tuyến nước bọt hiếm gặp và đã kịp thời cắt bỏ khối u.
Sinh ra với một khối u lớn che gần hết khuôn mặt, một năm sau, dung mạo của bé trai khiến ai cũng phải ngạc nhiên
Khối u đã che hết toàn bộ mắt, mũi của đứa trẻ. Khối u được phát hiện khi bà mẹ đi siêu âm thai ở tháng thứ 5 của thai kỳ.
Video đang HOT
Ngay tại khoảnh khắc chào đời, bé trai Zakary đã khiến cho mẹ và cả bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Cincinnati (Ohio, Mỹ) phải kinh ngạc khi trên mặt có một khối u lớn. Khối u đã che hết toàn bộ mắt, mũi của đứa trẻ.
Zakary được sinh ra với một khối u che gần kín khuôn mặt.
Chị Valeka Riegel cho biết chị đã bị sốc khi nhìn thấy con như thế. "Khi siêu âm ở tháng thứ 5, tôi được thông báo rằng con có thể có một khối u ở má. Nhưng sau khi chụp MRI, các bác sĩ cho biết đây là căn bệnh u não. Nhìn con lần đầu tiên, tôi chỉ thấy một khối u lớn và một cái miệng nhỏ. Con tôi không mắt, không mũi, không lông mi. Tuy nhiên, tôi không sợ. Tôi chỉ lo lắng con bị khó thở", bà mẹ nói.
Theo như lời bác sĩ nói thì Zakary bị khuyết tật xương bẩm sinh trong hộp sọ. Cụ thể, hộp sọ của bé trai không đóng kín, dẫn đến có 1 lỗ hổng cho phép chất lỏng bao quanh não thoát ra khỏi hộp sọ và che kín mặt đứa trẻ. Về mặt kỹ thuật, nó được gọi là u não. Vì khối u nằm trên mặt nên nó đã hạn chế đường thở khiến Zakary phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh cho đến khi được 4,5 tháng tuổi thì sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Khi siêu âm ở tuần tháng thứ 5, chị Valeka đã được cảnh báo em bé có thể có một khối u ở má.
Trong suốt quá trình chờ đợi phẫu thuật, chị Valeka đều hàng ngày đi làm và đến thăm con. Chị bình tĩnh chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng cho ca phẫu thuật. Chị nói: "Hai giờ trước khi phẫu thuật, tôi bắt đầu hoảng loạn vì lo sợ".
Ca phẫu thuật mở - vá hộp sọ kéo dài 9 giờ đồng hồ với 22 bác sĩ
Tiến sĩ Charles Stevenson - bác sĩ giải phẫu thần kinh nhi, người dẫn đầu nhóm bác sĩ cho biết cuộc phẫu thuật không chỉ liên quan đến việc trả lại bộ khuôn mặt của Zakary. Về cơ bản, các bác sĩ phải đối mặt với thách thức là cắt bỏ một phần não của em bé, đóng lỗ hổng trên hộp sọ và đảm bảo rằng đứa trẻ không chỉ sống sót mà còn phải sống một cách bình thường.
Điều này có nghĩa là trong ca phẫu thuật sẽ có hai kíp mổ. Một nhóm bác sĩ chuyên phẫu thuật thần kinh đảm nhận việc mở và vá hộp sọ. Còn một nhóm là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Bởi sau khi loại bỏ khối u, Zakary cần được tái tạo lại các bộ phận trên khuôn mặt - nơi đã bị khối u chèn ép bấy lâu.
Zaraky sau ca phẫu thuật.
Đối với chị Valeka, chờ đợi ngoài phòng phẫu thuật là một sự căng thẳng. Dù rất mong chờ được gặp con, nhưng bà mẹ này đã phải ngạc nhiên khi tiến sĩ Stevenson bước ra khỏi phòng phẫu thuật sớm hơn dự đoán.
"Anh ấy nói với tôi dù thế nào đi nữa thì Zakary vẫn có nụ cười đẹp như xưa. Chỉ cần tôi nhìn thấy con cười, tôi sẽ nhận ra ngay đó là con trai nhỏ của mình. Và đúng như thế, việc đầu tiên mà Zakary làm sau khi rút nội khí quản là mỉm cười, và 5 giờ sau, con được chuyển qua phòng chăm sóc đặc biệt", chị Valeka hạnh phúc nói.
Dù vừa phải trải qua ca phẫu thuật lớn, Zaraky vẫn không ngừng mỉm cười.
Sau 5 ngày nằm theo dõi, cuối cùng Zakary cũng được xuất viện về nhà.
Dung mạo Zakary thay đổi đáng kinh ngạc
Một năm sau, Zakary đã được tổ chức tiệc sinh nhật đầu tiên. Cậu bé vẫn chưa biết nói nhưng đã bắt đầu bò và đang tập đứng lên.
Mặc dù biết rằng Zakary có nguy cơ cao bị mắc hội chứng rối loạn phát triển và co giật khi lớn lên nhưng chị Valeka đang tận hưởng từng ngày bên con trai. Chị cũng cho cậu bé tương tác với các bạn đồng trang lứa.
Tuy rằng chưa biết nói nhưng Zaraky đã biết bò và đang tập đứng lên.
Cậu bé còn phải trải qua một ca phẫu thuật cắt bỏ da thừa trên mặt.
Nhưng các bác sĩ tin rằng cậu bé sau này sẽ đẹp trai.
Bà mẹ 3 con nói: "Tôi không biết điều gì đang chờ đợi chúng tôi ở phía trước nhưng mẹ con tôi đang trân trọng từng khoảnh khắc được ở bên nhau. Chúng ta có thể chịu đựng tất cả mọi thứ nếu chúng ta nhìn nhận cuộc sống vốn không hoàn hảo".
Mặc dù Zakary vẫn còn phải trải qua một cuộc phẫu thuật để cắt bỏ da thừa trên khuôn mặt nữa nhưng các bác sĩ tin rằng cậu bé sẽ đẹp trai khi lớn lên. Tiến sĩ Stevenson nói: "Zakary đang đạt được các cột mốc phát triển quan trọng trong khung thời gian mà chúng tôi mong đợi. Nhìn những đứa trẻ này lớn lên, chứng kiến các bé phát triển và có một cuộc sống bình thường khiến tôi luôn cảm thấy công việc của mình thật có ý nghĩa".
Mẹ bầu thắc mắc: Tam cá nguyệt thứ ba có nên đi khám thai hàng tuần? Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết có cần phải khám thai thường xuyên hay không. Mẹ bầu có cần khám thai thường xuyên trong 3 tháng cuối? Trong tam cá nguyệt thứ 3, việc theo dõi thai nhi thường xuyên là điều nên làm. Bởi đây là giai đoạn thai nhi gần như hoàn thiện...