Người mẹ bật khóc nhận ra sai lầm trong cách dạy con và hành trình thay đổi bản thân
Tập 1 trong series chương trình “Cha mẹ thay đổi” đã mang đến những bài học ý nghĩa cho các bậc phụ huynh khi quyết định thay đổi cách dạy, cách cư xử… với con.
Tập đầu tiên trong series chương trình Cha mẹ thay đổi là câu chuyện về gia đình chị Trang (40 tuổi) và hành trình thay đổi bản thân của chị trong cách dạy dỗ, yêu thương, cư xử… với hai cô con gái, đặc biệt là cô con gái út – bé Cún (11 tuổi).
Từ một bà mẹ luôn mong muốn con mình hoàn hảo…
Tháng 1/2019, chị Trang là một bà mẹ cầu toàn, luôn muốn các con làm theo ý mình, bởi chị cho rằng chị bắt chúng là như vậy cũng chỉ vì muốn tốt cho chúng. Càng bị bắt ép thì hai cô con gái càng trở nên khó bảo. Khi con khó bảo, chị Trang lại trở nên giận dữ, căng thẳng.
Điển hình là câu chuyện học đàn piano của Cún. Cún cho biết cô bé không hề thích học đàn piano nhưng buộc phải học vì bị mẹ ép. Có lần cô bé vừa tập đàn vừa khóc, nhưng nhất quyết trong chia sẻ với mẹ. “Ban ngày chỉ muốn đi học thôi, vì đi học dễ chịu hơn rất nhiều so với ở nhà. Buổi chiều về nhà, chỉ mong mau mau đến tối thật nhanh để được nghỉ, không phải tập đàn” – Cún bày tỏ mong muốn.
Còn cô con gái lớn – Nhím (21 tuổi) cũng không chịu chia sẻ chuyện gì với mẹ. Cô cho rằng mỗi ngày chỉ nói chuyện với mẹ 1-2 câu là đủ. Có lần Nhím bị mệt, mẹ gàn không cho con đi dạy thêm nhưng Nhím nhất quyết không nghe lời mẹ và vẫn làm theo ý mình.
… Chị Trang quyết định tham gia chương trình Cha mẹ thay đổi
Tháng 4/2019, được sự gợi ý từ con gái út, chị Trang quyết định tham gia chương trình Cha mẹ thay đổi. Tại đây, chị cũng như những cha mẹ khác được gặp nhiều chuyên gia trong nước và chuyên gia Hàn Quốc. Các bậc phụ huynh không chỉ được học các kỹ năng làm cha mẹ mà còn được nghe nhiều thông tin khoa học về tâm lý trẻ em.
Theo GS. Choi Sung Aie (Chủ tịch – Người sáng lập Hiệp hội Emotion coaching, Hàn Quốc), điều quan trọng nhất là chúng ta phải tôn trọng và hỏi ý kiến con mình. Và nếu đứa trẻ cảm nhận được là bố mẹ lắng nghe và tôn trọng chúng và cảm thấy được quan tâm thì đứa trẻ có được thành công và trưởng thành hơn. Đứa trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc khi làm những việc mà chúng mong muốn.
Chị Trang thú nhận đã kỳ vọng quá lớn vào con, mong muốn con hoàn hảo. “Trước đây không hiểu tại sao con mình không trở nên hoàn hảo được, bây giờ mình hiểu là con mình đã bị tổn thương quá nhiều, mà càng tổn thương nhiều thì càng không thể trở thành người hoàn hảo được. Trái lại, nó càng trở thành đứa khó bảo, bướng bỉnh, thậm chí bất cần” – chị Trang chia sẻ.
2 tuần sau…, mẹ Trang buông bớt kỳ vọng, không đòi hỏi sự hoàn hảo ở con
Sau khi tham gia chương trình Cha mẹ thay đổi, chị Trang quyết định buông bớt một số kỳ vọng đi, không đòi hỏi sự hoàn hảo và khắt khe với con mình nữa.
Tuy nhiên, lúc này, chị Trang lại gặp phải vấn đề: “Tôi không hiểu tại sao khi mình không cáu gắt với con nữa thì con lại cáu gắt với mình nhiều”.
Theo dõi lại các đoạn video về sinh hoạt, trò chuyện của chị Trang và con, GS. Peck Cho (ĐH Hàn Quốc, Ủy viên Hội đồng cố vấn chính sách – Bộ Giáo dục Hàn Quốc) cho rằng, hiện không có sự “gặp nhau” giữa mẹ (chị Trang) và con gái út (bé Cún). Trong khi bé Cún muốn mẹ hãy lắng nghe và để ý tới cảm xúc của con thì chị Trang lại đang quá tập trung vào suy nghĩ.
Video đang HOT
“Cô ấy đang tập trung vào suy nghĩ nhiều hơn là vào cảm xúc. Sự quan trọng của cảm xúc chưa thực sự thấm vào cô ấy” – GS nhận xét về chị Trang – “Những đứa trẻ muốn cha mẹ cảm nhận được điều chúng đang cảm nhận”.
Nhận ra mấu chốt của vấn đề, chị Trang đã chú ý nhiều hơn đến cảm xúc của con. Chị cảm thấy ân hận vì bấy lâu nay đã làm tổn thương các con. “Tôi sẽ nghĩ nhiều đến cảm xúc của con hơn. Tôi sẽ đồng hành và có nhiều hoạt động cùng với con để con có được cảm giác vùng an toàn khi ở với mẹ” – chị Trang nói. Với quyết tâm thay đổi bản thân, chị Trang đang chờ đợi xem khi mình thay đổi rồi thì bao lâu con mình mới thay đổi.
Trong buổi tiệc sinh nhật 40 tuổi của mình, chị Trang và các con đã thẳng thắn chia sẻ những quan điểm và cả những điều đã giấu bấy lâu trong lòng.
Tháng 10/2019, hai cô con gái đã nhận ra mẹ thay đổi
Sau một thời gian mẹ Trang thay đổi, hai cô con gái đã chia sẻ với chuyên gia tâm lý Lệ Thu, mẹ đã thay đổi nhưng có những lúc đi làm về mệt mỏi, mẹ lại như cũ. Chị Lê Thu thấy được khao khát của chị Trang – một người mẹ muốn thay đổi để kết nối được với con nhiều hơn.
Ngồi theo dõi clip của mẹ Trang bày tỏ suy nghĩ, tâm tư về con, hai cô con gái không giấu được những giọt nước xúc động. Đọc thư của mẹ viết cho hai con, Nhím và Cún đã hiểu hơn về những trăn trở, tâm tư của mẹ.
Cún chia sẻ sau khi nhìn thấy sự quyết tâm thay đổi của mẹ.
Chị Trang đã ôm con gái lớn, điều mà suốt nhiều năm trời qua chị không làm được. Bây giờ chị muốn ôm con hàng ngày. “Mẹ xin lỗi vì bao lần con buồn chán quá mà mẹ không biết” – chị Trang nói với con gái lớn.
Đó là sự khởi đầu trong hành trình thay đổi của chị Trang. Những đứa trẻ được sống trong môi trường có kết nối và hỗ trợ về cảm xúc sẽ có thành tích học tập và tạo dựng mối quan hệ tốt hơn. Hai điều đó sẽ làm nên thành công cho trẻ trong trường học và đó cũng là tiền đề cho trẻ thành công trong cuộc sống.
Để có hạnh phúc trong tương lai bạn phải hạnh phúc ngay bây giờ. Và để thành công, bạn phải hạnh phúc trước…
Theo vt
80% bố mẹ Việt sẽ giật mình khi đọc 6 sai lầm trong cách dạy con dưới đây
Nhiều khi con trở nên hư khó bảo không phải do bản chất hay vì chơi với bạn bè xấu. Nguyên nhân có thể do chính những cách dạy dỗ sai lầm hàng ngày của bố mẹ.
1. Trách mắng con ở nơi công cộng
Một trong những cái sai kinh điển nhất của bố mẹ đó là trách mắng con trước mặt người ngoài. Nhiều bố mẹ cho rằng mình có quyền nên được phép uốn nắn con mọi lúc, mọi nơi.
Bố mẹ không biết điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, thể diện của con. Con có thể tự ti, rụt rè, thậm chí trầm cảm vì những lời mắng nhiếc, chì chiết của bố mẹ.
Cách dạy dỗ đúng nhất là bố mẹ nói chuyện riêng với con, phân tích rõ ràng cái đúng, cái sai. Nếu con mắc lỗi ở nơi công cộng, bố mẹ lập tức dẫn con ra khỏi nơi đó rồi mới trách mắng sau.
Quát mắng trước mặt người ngoài đôi khi có thể khiến con kích động thêm.
2. So sánh con mình với con nhà người ta
Khi con mắc lỗi hoặc chưa đạt được thành tích như kỳ vọng, nhiều bố mẹ thường hay lấy những đứa trẻ giỏi giang ra để trách móc, so sánh: "Tại sao con không được như bạn A", "Con thấy bạn B không? Bạn ấy học giỏi như thế!",...
Mục đích của việc so sánh nhằm giúp bố mẹ giải tỏa nỗi khát vọng con mình được giỏi như "con nhà người ta". Đồng thời cũng để con tự rút kinh nghiệm, nỗ lực hơn trong việc học tập.
Tuy nhiên theo các nhà Tâm lý học, hành động so sánh chẳng những không khích lệ mà còn dìm sự tự tin của con. Ngoài ra nó còn khiến con nảy sinh tính ganh ghét, đố kỵ với các bạn khác.
3. Tìm cách đổ lỗi
Khi con ngã, nhiều ông bà, bố mẹ Việt thường vội chạy lại bế ẵm rồi "đánh chừa" cái ghế, cái bàn, cái nền nhà,... xung quanh. Đây chính là hành động điển hình của việc đổ lỗi.
Thay vì dạy con cẩn thận hơn, chịu trách nhiệm về hành động của mình thì bố mẹ lại dạy con đổ lỗi cho những vật vô tri vô giác.
Điều này khiến con hình thành tính bảo thủ, khó tiếp thu và không bao giờ nhìn nhận sai lầm của bản thân.
4. Thỏa hiệp với đòi hỏi của con
Nhiều đứa trẻ khi đòi hỏi điều gì đó không được sẽ bắt đầu khóc lóc, ăn vạ. Mỗi lần như vậy, bố mẹ lại vội vàng hứa sẽ mua kẹo, mua đồ chơi để xoa dịu con.
Đây là một cách dạy dỗ đầy sai lầm khiến bố mẹ bị con nắm thóp.
Con luôn biết nếu đi ra ngoài, mình khóc lóc, mè nheo thật nhiều thì bố mẹ sẽ thỏa hiệp với mọi mong muốn của mình, nhất là ở nơi công cộng.
Bố mẹ tốt nhất không nên thỏa hiệp với những hành vi sai của con. Khi con mắc lỗi, bố mẹ cần có cách xử lý nhất quán, đưa ra hình phạt như đã quy ước.
5. Nói quá nhiều, quá dài dòng
Trẻ nhỏ chưa có khả năng tập trung được như người lớn. Nếu khi dạy dỗ, bố mẹ nói quá nhiều, quá dài dòng thì con sẽ không thể nắm bắt hết ý và không tiếp thu được. Bên cạnh đó, việc bố mẹ nói quá nhiều cũng khiến con chán nản.
Vì vậy bố mẹ cần rút kinh nghiệm, nói chuyện với con thật ngắn gọn, súc tích để đạt được hiệu quả.
6. Dạy con bằng đòn roi
Khi con làm sai, không ít bố mẹ sử dụng đòn roi để đưa con vào khuôn khổ. Đòn roi có tác dụng lập tức nhưng về lâu dài, nó gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, không chỉ ảnh hưởng về thể xác mà cả tinh thần con.
Con có thể bị rụt rè, trầm cảm, lúc nào cũng lo lắng, sợ hãi. Một số đứa trẻ lại nảy sinh khuynh hướng bạo lực. Con cho rằng bạo lực là cách hiệu quả để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, y như cách bố mẹ đã làm với mình.
Đòn roi chưa bao giờ được khuyến khích trong việc giáo dục con cái.
Thay vào đó, bố mẹ nên đưa ra các quy tắc rõ ràng trong gia đình để con biết mình sẽ nhận hình phạt nào nếu mắc lỗi.
Theo Helino
Xây dựng trường học hạnh phúc, trước tiên hiệu trưởng phải thay đổi Chiều 22/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tới dự và trò chuyện với các thầy cô giáo tại Tọa đàm "Hiệu trưởng thay đổi vì Trường học hạnh phúc". Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Tọa đàm. Buổi tọa đàm có sự tham dự của hơn 1000 thầy cô giáo là hiệu trưởng các trường phổ...