Người Maya phản đối tin đồn về ngày tận thế
Người dân tộc Maya ở Guatemala ngày 24.10 cáo buộc chính quyền và các công ty du lịch lợi dụng tin đồn ngày tận thế trong lịch của người Maya để kiếm tiền, tin tức từ AFP.
“Chúng tôi kịch liệt phản đối những lời nói dối, bịa đặt, tin đồn về người Maya để trục lợi, kiếm tiền”, AFP dẫn lời ông Felipe Gomez, lãnh đạo Liên đoàn Oxlaljuj Ajpop của người Maya vào ngày 24.10.
Theo AFP, nhiều phim và phim tài liệu gần đây đã tận dụng ý tưởng cho rằng lịch của người Maya cổ đại dự đoán ngày tận thế là 21.12.2012.
Bộ Văn hóa Guatemala thậm chí đang chủ trì một sự kiện “chào mừng” ngày tận thế ở thành phố thủ đô Guatemala, dự kiến có 90.000 người tham gia, theo AFP.
Các công ty du lịch thì ráo riết chuẩn bị các tour “thoát hiểm ngày tận thế”.
Ông Gomez cũng đề nghị Bộ Văn hóa suy nghĩ lại việc tổ chức sự kiện “chào mừng” ngày tận thế, chỉ trích sự kiện này không tôn trọng văn hóa người Maya.
Tộc người Maya ở Guatemala – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Theo AFP, các chuyên gia cho biết đối với người Maya cổ đại, năm 2012 chỉ là cột mốc kết thúc một trong số những chu kỳ thời gian trong lịch của người Maya, chứ không phải tận thế.
Liên đoàn Oxlaljuj Ajpop cũng đã ra một thông cáo cho biết chu kỳ thời gian mới của người Maya bắt đầu kể từ ngày 21.12.2012. Theo thông cáo, ngày “tận thế” chỉ đơn giản là một ngày đánh dấu sự thay đổi ở mức độ cá nhân và gia đình để có sự cân đối và hài hòa giữa con người và tự nhiên.
Theo cộng đồng người Maya, Bộ Văn hóa và các công ty du lịch ở Guatemala đã lợi dụng tin đồn về ngày tận thế, hiểu sai về chu kỳ thời gian của người Maya, để tổ chức các sự kiện kiếm tiền từ những du khách hiếu kỳ, theo AFP.
Cũng theo AFP, trên một nửa dân số Guatemala (gần 15 triệu người) có nguồn gốc tổ tiên là người Maya.
Theo TNO
Hài cốt "nữ chiến binh Maya vĩ đại nhất"
Các nhà khảo cổ học ở Guatemala vừa phát hiện ra ngôi mộ của nữ hoàng Kalomt'e K'Abel, một trong những nữ chiến binh vĩ đại nhất của nền văn minh Maya với tên gọi Xà Vương Thánh Nữ.
Ngôi mộ vốn nằm yên tĩnh hàng thế kỷ này được tìm thấy trong quá trình khai quật thành phố El Perú-Waka, trong khu rừng nhiệt đới Petén ở phía bắc Guatemala.
Giữa những viên ngọc quý lấp lánh trong hầm mộ, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một chiếc bình bằng thạch cao mịn nhỏ có in hình mặt của nữ hoàng và khắc tên bà.
Chiếc bình màu trắng này được chạm khắc với phần đầu và tay của một người phụ nữ có tuổi nổi lên. Khuôn mặt nhăn lại, mái tóc phủ qua tai, có 4 hình được chạm tinh xảo vào chiếc bình cho biết đây là vật thuộc về nữ hoàng K'Abel.
Chân dung của nữ hoàng K'Abel cho thấy bà sống vào năm 692 khi bà cùng chồng, đức vua Wak K'inich Bahlam II cai trị đất nước.
Chiếc bình bằng thạch cao mịn có chạm hình nữ hoàng Kalomt'e K'Abel, chiến binh vĩ đại nhất của nền văn minh Maya
Giáo sư David Freide, nhà nhân loại học và là chuyên gia về người Maya, làm việc tại trường đại học Washington, Missouri cho Reuters biết "Phát hiện những thứ quan trọng như thế này là rất hiếm. Bà ta là nữ tướng tối cao trong triều đại của mình."
Hài cốt của nữ hoàng được phát hiện vào tháng 6 vừa qua, nhưng cho tới nay các chuyên gia mới nhận dạng được danh tính của bộ hài cốt này.
Ông cho rằng những thông tin bằng chữ và hình rất chính xác trên chiếc lọ màu trắng và khung cảnh của ngôi mộ cung cấp những chứng cứ khảo cổ và chứng cứ lịch sử rất hiếm có và đáng giá.
Guatemala có đầy những kim tự tháp và tàn tích của nền văn minh Maya cổ đại, vốn rất thịnh vượng từ năm 250 đến 900, biên giới kéo dài từ Honduras tới miền trung Mêhicô ngày nay.
Thành phố El Perú-Waka, cách thành phố nổi tiếng Tikal khoảng 75 km về phía tây, bao gồm gần một cây số vuông quảng trường, cung điện, kim tự tháp và dinh thự, được bao quanh bởi nhiều cây số vuông các ngôi nhà và đền.
Được xem là người cai trị vĩ đại nhất trong giai đoạn cuối của nền văn minh Maya, nữ hoàng K'Abel được cho là đã trị vì ít nhất 20 năm từ năm 672 đến 692, theo như giáo sư Freidel cho biết. Bà được phong tặng danh hiệu Kaloomte, có nghĩa là chiến binh tối cao, có quyền cao hơn cả đức vua, chồng của bà. Các nhà sử học tin rằng dưới triều đại của bà thường xảy ra các cuộc chiến với vị vua hùng mạnh El Zotz và vương quốc Tikal của ông.
Dailymail cho hay việc tiếp tục nghiên cứu vùng này là mối quan tâm chính của các nhà khảo cổ bởi vì nó có một ngôi đền, nơi an táng của nữ hoàng K'Abel, luôn nhận được sự tôn kính và là nơi tiến hành các nghi lễ tôn giáo qua nhiều thế hệ sau khi triều đại Maya sụp độ tại El Perú.
Theo 24h
Triều Tiên đẩy nhanh tiến độ tòa nhà 105 tầng CHDCND Triều Tiên đang nỗ lực để trong vòng 3 năm tới sẽ hoàn tất một dự án cao ốc lớn ở Bình Nhưỡng vốn đã bị trì hoãn 25 năm qua. Thông tin này được Giám đốc Hannah Barraclough của Công ty du lịch Koryo Tours ở Trung Quốc tiết lộ với AFP sau khi bà được phép đến xem khu công...