Người Maya kỳ công xây kim tự tháp từ đá núi lửa thế nào?
Theo một nghiên cứu, người Maya xây kim tự tháp Campana ở El Salvador bằng cách sử dụng những mảnh đá núi lửa văng ra trong một vụ phun trào dữ dội.
Đây là vụ phun trào núi lửa lớn nhất ở Trung Mỹ trong khoảng 10.000 năm.
Kim tự tháp Campana ở El Salvador là một trong những kiệt tác kiến trúc của người Maya. Công trình cao khoảng 13m, cách núi lửa Ilopango khoảng 40 km.
Được xây trên đỉnh của một bệ cao 6m, dài 80m và rộng 55m, kim tự tháp Campana được giới nghiên cứu quan tâm vì được người Maya xây dựng theo cách đặc biệt.
Được xây trên đỉnh của một bệ cao 6m, dài 80m và rộng 55m, kim tự tháp Campana được giới nghiên cứu quan tâm vì được người Maya xây dựng theo cách đặc biệt.
Video đang HOT
Cụ thể, vào khoảng năm 539, núi lửa Ilopango phun trào dữ dội. Sự kiện này được gọi là Tierra Blanca Joven (TBJ) và được coi là sự kiện núi lửa lớn nhất Trung Mỹ trong 10.000 năm qua.
Vụ phun trào núi lửa trên đã tạo ra những dòng dung nham dài hàng chục km và phun lượng tro bụi khổng lồ lên bầu khí quyển Trung Mỹ. Hậu quả là khí hậu Bắc Bán cầu trở lên lạnh hơn.
Do ảnh hưởng của sự kiện này nên nhiều khu định cư của người Maya trong vùng có thể bị ảnh hưởng nặng. Người dân có thể phải di cư tới nơi khác sinh sống trong nhiều năm trước khi quay trở về.
Vài chục năm sau khi núi lửa Ilopango phun trào, người Maya quay trở lại khu vực này và xây dựng kim tự tháp Campana. Những người thợ đã lấy các khối đá, đất, mạt vụn núi lửa (tephra) – những mẩu đá và mảnh vụn khác do núi lửa phun ra để làm vật liệu xây dựng kim tự tháp.
Với phát hiện này, giới nghiên cứu cho rằng, núi lửa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Maya. Do đó, họ sử dụng đá núi lửa để xây dựng kim tự tháp.
Đồng thời, việc xác định niên đại kim tự tháp Campana được xây dựng vào khoảng năm 545 – 570 giúp các chuyên gia biết được người Maya bắt đầu xây kim tự tháp sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Cảnh báo đáng sợ về núi lửa từng khiến 25.000 người thiệt mạng
Núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia từng khiến 25.000 người thiệt mạng cách đây vài thập kỷ. Gần đây, núi lửa có dấu hiệu sắp thức giấc, cảnh báo nguy cơ về một thảm họa mới.
Nhà chức trách Colombia đã nâng cảnh báo nguy cơ núi lửa lên mức cam.
Nhà chức trách Colombia cảnh báo núi lửa từng khiến 25.000 người thiệt mạng có thể sớm thức giấc, theo Daily Star. Núi lửa Nevado del Ruiz nằm cách Bogota, thủ đô của Colombia khoảng 129km về phía tây, từng có vài lần phun trào nhỏ trong 10 năm qua, nhưng không lần nào đạt đến mức tạo thành thảm họa thiên nhiên như vào năm 1985.
Năm đó, sức nóng từ vụ phun trào làm tan chảy tuyết trên đỉnh núi lửa, tạo ra một vụ lở đất bao phủ gần như toàn bộ thị trấn Armero, nơi sinh sống của khoảng 30.000 người.
Hơn 20.000 cư dân ở Armero thiệt mạng cùng hàng ngàn người ở các khu vực lân cận. Ở thời điểm đó, chính phủ Colombia bị chỉ trích vì không nghe theo lời cảnh báo của các nhà địa chất để sớm sơ tán người dân.
Lần gần nhất núi lửa gây thảm họa là vào năm 1985.
Hôm 24/3/2023, Cơ quan Địa chất Colombia (SGC) phát hiện hoạt động địa chất của núi lửa tăng mạnh. Kể từ đó, các nhà địa chất Colombia đã ghi nhận hàng ngàn chấn động mỗi ngày.
SGC đã nâng mức cảnh báo nguy cơ núi lửa phun trào từ mức vàng sang mức cam, cảnh báo về một đợt phun trào lớn nhất trong hàng thập kỷ qua và nó có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Các gia đình sống gần khu vực núi lửa đã được nhà chức trách sơ tán. Công viên Los Nevados nằm gần đó cũng đã phải đóng cửa.
Cảnh báo mới nhất được SGC đưa ra vào ngày 10/4, trong đó vẫn ghi nhận các hoạt động bất thường bên trong núi lửa.
Báo cáo của SGC cho biết: "Chưa thể xác định rõ khi nào núi lửa phun trào, nhưng nếu nó xảy ra, đó sẽ là lần phun trào mạnh nhất trong hàng thập kỷ qua".
"Nếu núi lửa gia tăng cường độ hoạt động, chúng tôi sẽ cảnh báo sang mức đỏ, mức nghiêm trọng nhất", báo cáo cho biết thêm.
SGC khuyến cáo người dân địa phương "bình tĩnh", tuân thủ các hướng dẫn của nhà chức trách. Đây là lần đầu tiên SGC nâng mức cảnh báo núi lửa phun trào lên mức cam kể từ năm 2012.
Núi lửa phun trào cột khói cao 20km tại Kamchatka, Nga Sáng 11/4, núi lửa Shiveluch tại vùng Viễn Đông của Nga phun trào, tạo nên những cột tro bụi cao tới 20km. Chính quyền đang theo dõi tình hình dung nham trong khi cư dân các thị trấn gần đó được yêu cầu ở trong nhà và đeo khẩu trang. Núi lửa Shiveluch tại Kamchatka phun trào tạo ra những cột tro bụi...