“Người Mẫu” phiên bản Việt quá … “quê mùa”
Bộ phim Người Mẫu phiên bản Việt Nam đang chiếm sóng giờ vàng và như thông lệ, đây lại là một sản phẩm làm nảy sinh nhiều dư luận trái chiều.
Phiên bản 2011″quê mùa” hơn cả thời 1997
Đó là nỗi thất vọng đầu tiên dành cho tất cả các khán giả từng yêu mến phiên bản cũ. Tuy có đề tài tập trung vào lĩnh vực thời trang, với mong muốn giới thiệu các yếu tố chuyên nghiệp, phần hậu trường công phu, cùng sự cực khổ của người làm nghề… nhưng tác phẩm nội địa lại tạo ra một mớ lộn nhộn, bèo bọt trong mắt người xem. Qua 8 tập phim vừa trình chiếu, không ít người cảm thấy chán ngán trước những màn trình diễn thời trang đậm chất bình dân chiếm thời lượng khá dài.
Show trình diễn nổi tiếng của bậc thầy thời trang xứ Hàn Andre Kim được lấy làm bối cảnh ngay từ đầu bộ phim phiên bản 1997
Nếu như ở phiên bản gốc, phần âm nhạc luôn được chọn lựa kỹ càng, với sự đồng bộ từ sân khấu, trang phục cho đến make-up giúp cảnh quay luôn thể hiện đẳng cấp, đủ sức lôi cuốn người xem, thì ở bản nội địa, nhạc nền chẳng khác gì thể loại trong các vũ trường quán bar còn người mẫu thì lúc nào cũng nhún nhảy, bỡn cợt nhau trên sàn catwalk như đang diễn tấu hài.
Bên cạnh đó, một số khán giả còn cho rằng rất nhiều bộ cánh “thời trang” trong phim nhìn khá sến, và các “bộ sưu tập” thì chẳng đâu vào đâu, dường như nhà sản xuất đang xem thường khả năng đánh giá thời trang của người xem.
Thế giới thời trang hiện lên vô cùng sinh động trong phiên bản Hàn Quốc
Thành viên sushiboy… trên một diễn đàn điện ảnh than thở: “Lúc trước từng chết mê chết mệt phim này của Hàn, vì diễn viên đẹp, âm nhạc hay, trang phục và cảnh quay cũng rất tốt, nghe tin Việt Nam mua bản quyền làm lại mình cũng rất háo hức. Ai ngờ xem xong mấy tập đầu thấy chán quá, diễn viên cứ như thể bạ gì mặc nấy, trình diễn trên sân khấu cũng chẳng khác gì đi dạo phố. Nếu so với phiên bản 1997 thì cái này trông giống như thời 1980, mọi thứ đều lộn xộn kiểu làm đại khái, nhìn chẳng ra làm sao cả”.
Phần nhạc phim cũng để lại dấu ấn sâu sắc
Khán giả nó nick lucky4ever… thì nhận định: “Bộ phim có vẻ không được đầu tư đến nơi đến chốn và đạo diễn cũng không được trang bị tốt kiến thức về thời trang, họ cứ nghĩ cái gì ngộ ngộ, lạ lạ, nhìn được được cũng có thể mang ra lòe khán giả. Bản phim Việt khá chắp vá so với Hàn Quốc, nếu cứ đà này thì bộ phim cũng sẽ dần trở nên mờ nhạt”.
Đề tài quá tầm tay nhà sản xuất nội địa?
Trước sự chênh lệch về bối cảnh và điều kiện làm phim quá lớn giữa một phiên bản thực hiện từ năm 1997, bộ phim Người Mẫu khiến khán giả phải ngờ vực liệu nhà sản xuất có liều lĩnh khi chọn đề tài này? Người xem không còn cảm thấy sự nhộn nhịp, tràn đầy sức sống, luôn chạy đua theo guồng máy của giới thời trang, điều mà tác phẩm Hàn Quốc từng khắc họa rất thành công, trong khi ở ta mọi thứ chỉ kịp dừng lại ở mức “tượng trưng” rất mờ nhạt.
Tuy thực hiện từ năm 1997 nhưng phiên bản gốc rất chỉn chu ở các yếu tố thời trang
Rõ ràng điều kiện làm phim ở ta còn thua xa so với xứ Kim Chi, rất khó thỏa mãn đúng theo tinh thần của bộ phim cần truyền tải, dẫu ekip có cố gắng hết sức thì kết quả vẫn phụ thuộc nhiều vào lòng “độ lượng” nơi khán giả. Với những đề tài đặc thù như trên luôn đòi hỏi khả năng phối hợp cao giữa nhiều yếu tố, điển hình như nhà thiết kế, các thương hiệu lớn cùng đồng hành với bộ phim, hoặc bối cảnh thực tế ở những show diễn lớn, hậu trường quay quảng cáo, chụp hình mang tính chuyện nghiệp…
Video đang HOT
Để khán giả có được cái nhìn cận cảnh, rõ nét về thế giới thời trang. Ngay cả yếu tố khổ luyện để có thể trở thành một người mẫu cũng được thể hiện hết sức mờ nhạt, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là vài câu nói “Cúi đầu xuống”, “thẳng lưng lên”, “đánh mông đi”, “tưởng làm người mẫu là dễ lắm à?”… được nhân vật nói tới nói lui mà người xem vẫn không thể hiểu chúng khó khăn chỗ nào?
Ở những tập đầu, hình ảnh thế giới thời trang Việt Nam làm không ít khán giả cảm thấy chán chường
Bên cạnh đó, khả năng khắc họa nhân vật phụ ở ta còn khá vụng về, điển hình như cách xây dựng tính cách vai diễn của Dương Mỹ Linh, Đức Thịnh, Lê Bình… hoàn toàn không tạo được ấn tượng rõ nét như ở phiên bản gốc. Còn nhớ thời điểm khi bộ phim Hàn Quốc được trình chiếu, ngay từ tập đầu tiên khán giả đã rất hứng thú trước một Pak Sue chua ngoa, đầy tham vọng, trong khi hiệu ứng mà Dương Mỹ Linh đạt được cho đến tập 8 vẫn cứ nhạt nhòa, mặc dù thời lượng cong cớn, lườm nguýt, đỏng đảnh chiếm sóng khá nhiều.
Bên cạnh đó vai diễn ông chồng ngố hết lòng thương yêu vợ con, nhưng hay chọc ghẹo gái đẹp do Đức Thịnh đảm nhận cũng không tạo được điểm nhấn, khi nó vẫn chưa thể so kè với anh Phê trong Cô gái xấu xí, chứ đừng nói đến Người Mẫu phiên bản Hàn.
Nhân vật Thu Hà của Dương Mỹ Linh còn kém quá xa so với hình tượng Park Sue của Yum Jung Ah
Tiếp tục theo dõi bằng lòng vị tha?
Dẫu không có được sự xuôi chèo mát mái đúng như kì vọng của khán giả nhưng xét trên mặt bằng chung thì bộ phim vẫn thuộc hàng đáng xem. Cả ekip sản xuất và dàn diễn viên đều ra sức thể hiện hết mình trong điều kiện còn khá nghèo nàn ở ta.
Có thể ghi nhận vài điểm cộng từ bộ phim, đầu tiên là phần lời thọai tương đối tự nhiên, thú vị không cương cứng hay quá sến kiểu thường gặp ở phim truyền hình, các tình tiết cùng cách dẫn dắt chuyện (cho đến hiện tại) vẫn khá nhịp nhàng, không khiến người xem cảm thấy ấm ức như hàng loạt thảm họa giờ Vàng trên màn ảnh nhỏ.
Nếu có thêm vẻ láu lỉnh, thông minh, chứa đầy nhiệt huyết lẫn tham vọng mà Jang Dong Gun từng thể hiện rất sinh động, chắc hẳn vai diễn của Bình Minh sẽ tròn trĩnh hơn.
Nếu không quá khó tính, hay chịu tác động sâu sắc từ phiên bản gốc thì bộ phim Người Mẫu 2011 vẫn có thể xem là một món ăn vừa miệng dành cho khán giả đại chúng. Trong tình hình hiện tại, các nhà sản xuất Việt Nam còn cần thêm thời gian, cùng sự khích lệ từ phía người xem, thay vì thái độ đè nặng khắt khe, bảo thủ.
Qua những tập đầu, Thanh Hằng tạm giành được tình cảm của khán giả khi lột tả lại nhân vật Song Kyung Lin từng gắn liền với Nữ hoàng truyền hình Kim Nam Joo
Bên cạnh đó, thiết nghĩ các công ty điện ảnh Việt Nam cần cẩn trọng trước mọi quyết định Việt hóa một bộ phim ngoại nào đó, đặc biệt là các tác phẩm đã từng thành công vang dội. Chúng cần tương xứng với điều kiện và khả năng trong bối cảnh hiện tại của nước nhà. Không thể lạm dụng mãi lòng vị tha, sự thông cảm của khán giả để ép buộc họ ngừng thở dài trước chất lượng hàng nội địa.
Công chúng cần một sản phẩm làm “cho tới”, thỏa mãn lòng kì vọng của họ hơn là kiểu chung chung, mô phỏng đại khái, khi phải loay hoay với nhiều thứ bó buộc, kém cỏi. Khán giả sẽ luôn ủng hộ phim nội địa, tuy nhiên ngay cả sự kiên nhẫn cũng cần phải có sự giới hạn, nếu nó bị lạm dụng quá đà.
Theo Vietnamnet
'Người mẫu' bản Việt thoát 'cái bóng' phim Hàn
Mới lên sóng truyền hình được hơn 2 tuần, bộ phim truyền hình về giới chân dài Việt, chuyển thể từ phiên bản gốc Hàn Quốc, đã khuấy động dư luận với nhiều bình luận trái chiều.
Bình Minh và Thanh Hằng là hai nhân vật chính trong phim.
Sau những thành công của các dự án phim chuyển thể như Ngôi nhà hạnh phúc, Anh em nhà bác sĩ..., bộ phim Người mẫu tiếp tục đưa người xem đến với dàn diễn viên Việt Nam trong một kịch bản ngoại lai.
Với đề tài về thế giới của những người mẫu do chính những người trong nghề như Bình Minh, Thanh Hằng, Trương Minh Cường thể hiện, bộ phim đã chuyển tải được nhiều câu chuyện kịch tính từ các tuyến nhân vật đa dạng. Khán giả đã bị cuốn vào câu chuyện với những tình huống có thật mà các người mẫu ngoài đời đã trải qua. Ngoài ra, cảm giác của nhiều chân dài Việt bị coi thường khi chưa có tên tuổi, bẽ bàng khi trốn chồng con đi làm nghề ngoài đời đã được minh họa rõ nét qua từng cảnh quay, giúp phim thoát được cái bóng quá lớn của bản gốc.
Qua 5 tập phim được phát sóng, nhiều fan của phim Hàn đã khẳng định: " Người mẫu phiên bản Việt vẫn chưa thỏa được mong đợi của những khán giả từng khóc, cười hay thấu hiểu nỗi đau của các nhân vật chính trong phim gốc hơn 10 năm trước".
Trương Thế Vinh cũng tham gia trong phim Người mẫu.
Nhưng nhiều người khác lại cho rằng, nếu chê phim dở cũng có phần bất công, bởi dù làm lại từ bộ phim nổi tiếng của Hàn Quốc, phiên bản nội địa có nhiều tình tiết của thế giới người mẫu Việt Nam như cách hành xử, ăn nói đến môi trường hoạt động. Điều đó cho thấy sự cố gắng của các nhà làm phim Việt Nam trong việc thổi một làn gió mới vào loạt phim gốc đã ra mắt từ 14 năm trước, với những vấn đề và lối tư duy thời đại quá cũ. Ngoài ra, âm nhạc được sử dụng trong phim cũng rất tốt, hình ảnh đẹp, góc quay chỉn chu đã góp phần tạo được thiện cảm của người xem với một bộ phim được Việt hóa. Có thể nói, Người mẫu phiên bản Việt là một bộ phim truyền hình xem được.
Hai diễn viên chính trong một cảnh quay.
"Tôi thích người mẫu Thanh Hằng và phim Người mẫu từ những thông tin đầu tiên. Vì vậy, tôi đã cố gắng xem lại phiên bản cũ của Hàn Quốc để xem Kim Nam Joo diễn ra sao. Sau khi xem xong 36 tập phim Hàn và 8 tập phim Việt, tôi thấy phiên bản Việt rất hay khi đem đến một cảm giác chân thực mà cũng xa lạ về thế giới người mẫu. Những mối quan hệ phức tạp trong đó giới chân dài Việt đôi khi hay hơn cả phiên bản Hàn Quốc", một nữ khán giả chia sẻ.
Mặc dù phim đã được nhiều sự ủng hộ của khán giả, nhưng xét kỹ về mặt nghệ thuật, bộ phim Người mẫu vẫn gặp nhiều lỗi cơ bản từ khâu kịch bản như xây dựng nhân vật, xử lý tình huống đến khâu kỹ thuật trường quay trong dựng phim, bố trí ánh sáng, âm thanh...
Diễn viên Trương Minh Cường, người có gương mặt khá giống tài tử Hàn Quốc Jang Dong Gun vào vai giám đốc tập đoàn thời trang Gold Cat, chú ruột của siêu mẫu Bình Minh trong phim.
Còn về mặt diễn xuất, Bình Minh chính là nhân tố thu hút mọi ánh nhìn, nhờ sự lành nghề trong biểu lộ cảm xúc dù đôi khi anh thể hiện vẫn hơi vụng và thô. Riêng Thanh Hằng càng ngày diễn càng tốt hơn, nhưng trong những tập đầu tiên, cô đã bị ảnh hưởng quá nặng với lối diễn hình thể đậm chất truyền hình Hàn Quốc, tạo sự giả tạo và không hợp với phong cách Việt. Các diễn viên còn lại như Xuân Lan, Dương Mỹ Linh, Trương Thế Vinh, Bảo Trúc, Thu Kiều... có diễn xuất chân thật, tránh được sự cứng nhắc thông thường.
Vì vậy, việc so sánh về sắc và tài của các nhân vật trong bộ phim Người mẫu phiên bản Việt và Hàn sẽ trở nên vô nghĩa khi công nghiệp sản xuất phim ở hai nước quá khác nhau về công nghệ, kinh phí, chất xám lẫn tư duy. Bộ phim Hàn Quốc thành công bởi họ đã tuân theo một hình thức chuẩn để sản xuất phim. Trong khi, tại Việt Nam vẫn đang đi theo lối làm phim có từ hàng chục năm trước.
Diễn viên Bình Minh.
Một nam khán giả chia sẻ: "Chúng ta không nên "hạ gục" các bộ phim nội địa vì những lý do rất cảm tính như "không bằng phim Hàn". Người xem nên có sự thoải mái hơn với nền công nghiệp làm phim đang phát triển của Việt Nam. Trong tương lai không xa, các nhà làm phim Hàn Quốc rất có thể sẽ làm lại các bộ phim Việt Nam lắm".
Trong phim Người mẫu phiên bản Việt Nam, nhân vật của Kim Nam Joo do siêu mẫu Thanh Hằng thể hiện tên là Bình Khôi. Đó là một sinh viên chuyên ngành thiết kế thời trang, đam mê nghề người mẫu và quyết định lấn sân sang sàn catwalk. Siêu mẫu Bình Minh vào vai của Jang Dong Gun tên là Duy Thanh. Sau 15 năm theo mẹ sang Mỹ, Duy Thanh trở về Việt Nam để tìm hiểu cái chết bí ẩn của cha. Anh tình cờ gặp Bình Khôi và rơi vào mối tình tay ba cùng cậu bạn cũ là người mẫu Minh Huy (diễn viên Sơn Tùng đóng). Diễn viên Trương Minh Cường đảm nhiệm vai ông Tư Hùng, giám đốc tập đoàn thời trang Gold Cat, chú ruột của Bình Minh trong phim này. Phim còn có sự góp mặt của nhiều chân dài như siêu mẫu Xuân Lan (trong vai cựu người mẫu Thanh Yến, đạo diễn các show thời trang), siêu mẫu Anh Tuấn, Đức Thịnh, Hoa hậu Dương Mỹ Linh, người mẫu Bảo Trúc, Trâm Anh... Người mẫu phiên bản Việt gồm gồm 35 tập, đang phát sóng trên kênh VTV3.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Người mẫu" phiên bản Việt không tệ như dự đoán Mặc dù vẫn còn nhiêu khiêm khuyêt đăc trưng của phim Việt nhưng tác phẩm đang to ra không tệ như nhiều người tiên đoán. Chuyện siêu phẩm Hàn - Người Mẫu (1997) "bị" Việt hóa gây xôn xao trong giới ghiền phim từ khi ê-kíp chỉ mới... công bố dự án. Kinh nghiệm xương máu sau nhiều lần hụt hẫng trước các...