Người mẫu mặc đầm trượt ván
Người mẫu diện các bộ đầm của Imitation of Christ, tạo dáng trên skateboard.
Bộ sưu tập Xuân Hè 2021 của Imitation of Christ ra mắt hôm 15/9 trong khuôn khổ New York Fashion Week. Thương hiệu không tổ chức show mà gửi bộ ảnh cho tuần lễ thời trang theo quy định giãn cách trong dịch. Video: IMAXtree.tv
Nhà thiết kế Tara Subkoff đã mời một nhóm cô gái trẻ yêu thích bộ môn trượt ván làm mẫu để thể hiện tinh thần năng động, tự do cùng phong cách thể thao. Một số người diện đầm dự tiệc phối sneakers, trượt ván trên đường phố, công viên, khu vui chơi hoặc trước sân nhà. Màn trình diễn được thực hiện trên nền ca khúc “I Think It’s Gonna Rain Today” của Nina Simone. Trên Vogue, Subkoff nói lời bài hát nhắc nhở mỗi người: “Ngay cả trong hỗn loạn, sợ hãi, biến động và bi kịch, hãy luôn nhớ đối xử tốt với nhau”.
Các thiết kế lần này tiếp tục được tái chế từ đồ cũ, mang đậm phong cách thời trang của giới thanh niên thập niên 1990, với một chút hài hước và phóng khoáng.
Khẩu trang được thiết kế kèm trang phục – một sự thay đổi rõ rệt trong xu hướng phụ kiện kể từ khi đại dịch xảy ra.
Thiết kế nhuộm loang màu là một nét đặc trưng của những năm 1980, 1990.
Váy hoa kết hợp áo khoác ngắn thể thao bằng vải satin.
Phong cách chắp vá thể hiện trên váy hạ eo.
Tara Subkoff sẽ trích một phần doanh thu từ bộ sưu tập để chuyển đến dự án phi lợi nhuận “Những ngày thứ sáu vì tương lai” của Greta Thunberg – nhà hoạt động môi trường nổi tiếng người Thụy Điển sinh năm 2003.
Video đang HOT
Áo freesize và quần jeans ống rộng in những khẩu hiệu mang thông điệp chính trị, xã hội.
Sinh năm 1972 tại thành phố Westport, bang Connecticut, Mỹ, Tara Subkoff là diễn viên, đạo diễn kiêm nhà thiết kế thời trang. Cô ghi dấu ấn với các phim “When the Bough Breaks” (1994), “As Good as It Gets” (1997), “The Last Days of Disco” (1998), “The Cell” (2000), “The Notorious Bettie Page” (2005). Năm 2015, cô ra mắt bộ phim kinh dị “Horror” (2015) với vai trò đạo diễn.
Năm 2001, cô sáng lập dòng thời trang mang tính nghệ thuật “Imitation of Christ” với những mẫu trang phục được may thủ công từ quần áo cũ. Suy ngẫm về dòng thời trang này, Subkoff từng nói: “Chúng ta đang nói về sự lãng phí. Lấy đồ cũ và làm mới lại, tôi cảm thấy rất thích hợp để làm điều đó bắt đầu từ năm 2000″.
Những địa chỉ thuê váy xịn, mua đồ cũ với chi phí siêu rẻ - cách để có quần áo sống ảo khi đi du lịch cho thời kinh tế tiết kiệm
Thay vì bỏ cả triệu để mua một chiếc váy đi biển, hội chị em Sài Gòn đã bắt đầu chọn thuê đồ hoặc mua đồ cũ với giá vài trăm nghìn mà vẫn có 2 -3 chiếc váy mặc sống ảo cực "xịn xò".
"Có thể nhịn ăn đồ ngon nhưng đi du lịch thì nhất định phải mặc đẹp!"
Đây là phương châm của không ít chị em phụ nữ hiện nay mỗi khi đề cập đến chuyện mặc gì, ra sao lúc đi du lịch. Và thông thường trước khi bắt đầu chuyến đi dù chỉ là vài ngày ngắn ngủi, chị em nhất định cũng sẽ sắm cho mình tối thiểu 1 đến vài bộ quần áo đẹp mang theo cùng để phục vụ nhu cầu "ăn diện" hay nhiều nhất chính là chụp hình sống ảo.
Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi người thì chi phí sắm quần áo mới khi đi chơi cũng có sự khác nhau khá lớn. Tuy nhiên một chiếc váy để có thể gọi là đẹp và thu hút cũng đã có giá dao động từ 500k đến 2 hoặc 3 triệu đồng, mà càng mua nhiều để chụp cho đã sẽ lại càng tốn kém, chưa kể giày dép, nón, kính,... và 1001 món phụ kiện đi kèm khác.
Có thể với nhiều người nghe xong sẽ cảm thấy sở thích này thật se sua, phù phiếm, nhưng đã là phụ nữ, thỉnh thoảng được ở resort, khách sạn 5 sao và đến những chỗ đẹp thì diện lên một chút, chụp vài tấm ảnh làm kỷ niệm cũng chẳng thể nào nói là quá đáng. Chỉ có điều ở thời điểm hiện tại, cuộc sống của không ít người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid khiến kinh tế giảm sút thì bỏ một số tiền để chưng diện trong vài ngày đã bỗng chốc trở thành điều cần phải cân nhắc...
Bạn Kiều Nhi (TP.HCM chia sẻ): "Mình có thể không cần ăn quá ngon khi đi du lịch, nhưng nhất định phải có một chiếc váy thật đẹp để mặc. Thường mình hay mua váy ở các shop local khoảng trên dưới 1.5 triệu đổ lại là vừa vặn và hợp lý. Chỉ có điều váy đi biển thì chỉ mặc được 1 lần khi đi chơi, chứ về Sài Gòn thì hiếm có dịp nào để dùng lại."
Tương tự như Nhi, bạn Khánh Vân cũng ở tại Sài Gòn cho biết việc mua sắm bao nhiêu không phải vấn đề, mà là mua về dùng được bao nhiêu lần? Giả dụ mua 1 chiếc váy không quá lồng lộn để đi biển xong về nhà có thể dùng khi đi dạo phố, uống cà phê ở chỗ sang một chút với bạn bè thì đắt một chút thấy cũng đáng. Còn bỏ vài trăm nghìn ra mua xong mặc được đúng 1 lần thì cái này mới thật sự phí phạm.
Cũng chính vì sự thay đổi này mà hiện tại ở Sài Gòn đã bắt đầu hình thành nên các mô hình cho thuê đồ hoặc thanh lý/trao đổi đồ cũ. Mô hình này không mới, nhưng thời gian gần đây mới thật sự đa dạng và thấy các chị em thật sự sôi nổi mỗi khi đề cập tới vấn đề này.
Thuê đồ theo tháng
Drobebox là một trong những nơi có hình thức thuê đồ theo tháng khá chuyên nghiệp tại Sài Gòn khi có hẳn app lẫn website và cực kỳ phong phú các thể thoại trang phục khác nhau thuộc các thương hiệu thời trang local với chi phí từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng đều có.
Trước khi bắt đầu sử dụng, mọi người phải lựa chọn cho mình một gói thuê được tính theo nhiều mức giá khác nhau dao động từ 50k đến 1.5 triệu đồng. Số tiền này cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng quần áo bạn có thể thuê trong mỗi lần hoặc mỗi tháng và đi kèm với vài yếu tố đảm bảo khác mà trước khi bắt đầu bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ.
Cái hay của nơi này là giá cả khá hợp lý nếu tính trên số lượng quần áo bạn có thể thuê cùng sự đa dạng trong phong cách, nguồn hàng và theo như đơn vị này giới thiệu thì người thuê không cần phải giặt ủi gì sau khi mặc. Toàn bộ vấn đề vệ sinh trang phục sẽ được cửa hàng xử lý bằng công nghệ của riêng họ.
Chính vì thế mà ngoài nhu cầu thứ yếu như du lịch thì nhiều người cho biết họ còn sử dụng dịch vụ của nơi này thay cho việc mua sắm quần áo hàng tháng như đồ đi làm, đi sự kiện, đi chơi,... mục đích có thể thường xuyên mặc đồ "mới" mà không cần phải chi quá nhiều tiền, giảm bớt tình trạng nhồi nhét trong tủ đồ.
Thuê đồ theo bộ
Hình thức này có nghĩa là bạn sẽ lựa chọn từng bộ mà bạn thích, giá thuê đắt hay rẻ phụ thuộc vào giá trị mua mới của mỗi bộ.
Những bộ trang phục cầu kỳ thế này thường rất hiếm có cơ hội để mặc thường xuyên nên thuê theo ngày đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ.
Hiện tại cách thuê này đang chiếm số đông và hoạt động giống như các shop bán quần áo bình thường, trong đó có vài cái tên nổi bật như: Rentzy, Min.de, DressUp, hay Sue.dressie,... Mỗi nơi có một thế mạnh khác nhau, nhưng đa phần các nơi này đều tập trung vào các trang phục thiết kế hơi đắt tiền một chút hoặc không mặc được ở quá nhiều dịp như đồ đi dự sự kiện, váy-áo thiết kế hơi rườm rà,...
Ảnh: Min.de
Mức giá thuê và mức giá cọc có sự chênh lệch khá lớn, tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Ảnh: Sue.dressie
Nhìn chung những nơi này đều khá tập trung vào chất lượng quần áo và cố gắng chiều theo nhu cầu của thị trường và từng cá nhân khách hàng. Duy nhất có một điểm khiến nhiều người khá băn khoăn đó là khoản tiền cọc cho mỗi bộ trước khi thuê lại tương đương hoặc có giá trị từ 30 - 70% đồ mới. Đây là cách để các shop đảm bảo trang phục và giữ uy tín của khách hàng nhưng nếu cần phải thuê 2 - 3 bộ thì số tiền cọc lẫn tiền thuê có khi lên đến vài triệu đồng. Sau khi trả đồ theo lịch hẹn, số tiền cọc sẽ được trả về lại cho khách nếu không có bất cứ sự hỏng hóc nào.
Mua/bán đồ thanh lý
Một buổi trưng bày và bán các trang phục đã qua sử dụng tại Coco Dressing Room.
Với hình thức thuê đồ ở trên thì nhiều người sẽ cho rằng không thấy thoải mái một chút nào khi phải trong tinh thần đảm bảo đồ không bị hư hại hoặc lỡ dính thứ gì không giặt được thì coi như mất tiền "oan". Dĩ nhiên kiểu nào cũng có cái giá của nó và khi bạn đã lựa chọn thì phải bắt buộc tuân theo nên nếu bạn là một người như thế thì việc chọn mua đứt một chiếc váy cũ hoặc mua mới xong thanh lý lại cũng là một "bài toán" hợp lý, hợp thời.
Thậm chí ở Sài Gòn hiện tại các dịch vụ thanh lý/ký gửi này còn sôi nổi không thua kém gì các shop quần áo bán đồ mới. Địa chỉ mua hay gửi gắm đồ sau khi mặc phải nói là đông đến không thể đếm, từ đồ bình dân cho đến đồ cao cấp, đồ hiệu tất cả đều không thiếu điển hình như vài cái tên "nổi cộm" là: Give Away, Give Away Premium, The Next, LABB, Coco Dressing Room,...
Điểm chung của hình thức này là bạn có thể vẫn sở hữu những chiếc váy mà mình muốn với chi phí rất rẻ, không phải nơm nớp có phải trả đúng ngày hay phải bảo quản đồ thật kỹ. Nhưng ngược lại để có một chiếc váy đẹp theo đúng sở thích thì buộc bạn phải dành nhiều thời gian hơn chờ tới ngày các cửa hàng mở đợt bán mới, hoặc bạn phải đích thân tới tận nơi để lùng sục mới có thể đảm bảo vừa ý.
Cô gái nổi tiếng nhờ thiết kế lại quần áo cũ Có tài biến đồ cũ thành mới, Michelle Macia sở hữu 48.100 người theo dõi. Bright Side đưa tin về tài sửa trang phục cũ trở nên hợp thời của Michelle Macia (người Colombia). Cô gái này còn có khả năng may quần áo từ những mảnh vải kém đẹp mắt, phụ kiện như cà vạt, túi xách lỗi mốt... Macia mong muốn...