Người mẫu bị ‘ném đá’ vì uốn éo giữa siêu bão
Một người mẫu quyến rũ của Brazil đang hứng chịu sự mỉa mai của dư luận, khi những bức ảnh chụp cô uốn éo trên đường phố Mỹ sau siêu bão được tung lên mạng.
Gouvea tạo dáng trên khung cảnh tan hoang của New York. Ảnh: Facebook
Trong những bức ảnh trên, Nana Gouvea, 30 tuổi, mặc bộ quần áo bó sát người, tạo dáng chuyên nghiệp trước cảnh cây đổ và xe hơi bị đè bẹp trên đường phố New York, sau khi siêu bão Sandy quét qua Bờ Đông Mỹ làm hơn 80 người thiệt mạng.
Theo Telegraph, Gouvea bước chân vào làng mẫu từ năm mới 10 tuổi, trước khi trở thành ngôi sao trong các bộ phim sướt mướt của Brazil. Khi đăng những bức ảnh này lên trang Facebook của mình, cô lập tức bị dư luận chĩa mũi dùi vào chỉ trích vì nội dung bức ảnh quá tệ.
Doug Alexander, một người bình luận trên trang Facebook của Gouvea, cho rằng “Cô chỉ muốn khoe khoang mình mà thôi, sự ngu dốt có thể ở dưới mọi hình dạng, kích cỡ, màu sắc và nhiều tầng lớp trong cuộc sống. Trong trường hợp này, sự ngu dốt là sắc đẹp”.
Amy Lanyon, một người khác, bình luận rằng “Làm sao cô có thể vô cảm và bất kính như thế? Còn rất nhiều những người vô gia cư, không điện, bị nước thải tràn vào nhà đấy”.
Video đang HOT
“Sao cô không nghĩ đến chuyện tình nguyện dành thời gian hay đóng góp tiền bạc của mình cho quỹ cứu trợ để đánh bóng tên tuổi? Ồ, trước những nhành cây gãy đổ, những chiếc xe móp méo, với những người đang giành giật sự sống, trông cô thực sự quyến rũ lắm đấy”.
Một nhóm mang tên “Nana Gouvea trong thiên tai” còn ghép hình cô người mẫu này vào những khung cảnh thảm kịch khác để chế giễu, trong đó có vụ khủng bố 11/9, vụ Mỹ ném bom nguyên tử hủy diệt thành phố Hiroshima và thậm chí cả chúa Jesus bị đóng đinh.
Chồng của Gouvea, nhà sản xuất âm nhạc Carlos Keyes, là người đã chụp những bức ảnh trên. Hai người sống ở tầng 43 của một tòa nhà chung cư tại Manhattan và cũng tận mắt chứng kiến cảnh tượng siêu bão tràn qua nước Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo chí Brazil hồi đầu tuần này, Gouvea cho biết: “Thành phố vẫn đang bế tắc. Mọi nơi đều đóng cửa. Không có gì hoạt động cả. Đêm qua, chúng tôi còn bị mất điện. Chúng tôi đã không rời khỏi nhà từ hôm chủ nhật”.
Gouvea cho biết trước bão, cô đã đặt mua thực phẩm qua trang web G1 và hiện có “mọi thứ trong tủ lạnh cùng nhiều trái cây”.
Phản ứng về những bức ảnh nhại lại để giễu cợt, Gouvea trả lời trên một trang web Brazil rằng cô đã xem và “thấy chúng rất hài hước”. Gouvea cũng bác bỏ ý kiến cho rằng những bức ảnh của cô là vô cảm.
“Chẳng có ý nghĩa gì cả. Mọi người đều có thể chụp ảnh trước cảnh New York bị tàn phá, chỉ có tôi là không thể sao? Hãy để tôi được yên”.
Theo VNE
Ông Obama dốc toàn lực ở chặng cuối tranh cử
Đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trở lại để dốc toàn lực cho chặng cuối nước rút, kết thúc ba ngày cuối tháng 10/2012 phải tạm ngừng chiến dịch tranh cử để chỉ đạo đối phó và khắc phục hậu quả của cơn bão lịch sử Sandy vừa càn quét một vạt các tỉnh ở miền Đông nước Mỹ.
Sau siêu bão Sandy, cuộc đua càng trở nên gấp rút hơn bao giờ hết vì chỉ còn ba ngày nữa, số phiếu bầu đại cử tri sẽ gần như quyết định ai sẽ là vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, Barack Obama hay đối thủ phe Cộng hòa Mitt Romney.
Trước cuộc bầu cử ngày 6/11, ông Obama hiện dẫn trước, cho dù với khoảng cách rất hẹp so với đổi thủ Romney tại nhiều bang "chiến địa" chủ chốt. Những bang này vốn không nghiêng về phe Dân chủ hay Cộng hòa và có tầm quan trọng ngày cảng tăng trong hệ thống bầu cử tổng thống Mỹ.
Ngay khi chiến dịch tranh cử được nối lại sau bão Sandy, ông Obama nhanh chóng nỗ lực bù đắp khoảng thời gian đã mất với lộ trình vận động dày đặc trong mấy ngày còn lại trước ngày bầu cử tại bốn bang Wisconsin, Nevada, Colorado và Ohio.
Ông Obama dốc toàn lực ở chặng cuối tranh cử. (Ảnh Internet)
Người phát ngôn của ông Obama, Jennifer Psaki, nói rằng Tổng thống vẫn quan tâm chỉ đạo khôi phục mọi hoạt động sau bão, song vẫn phải nối lại chiến dịch tranh cử vì ngày bầu cử đã cận kề và cần thiết phải tiếp tục vận động để người Mỹ tin tưởng trao cho ông cơ hội lãnh đạo đất nước thêm nhiệm kỳ bốn năm nữa.
Ông Obama nói: "Sau khi thảm họa xảy ra, chúng ta đã thấy những điều tốt đẹp nhất của nước Mỹ. Tất cả những khác biệt dường như tan đi. Trong cơn bão, không có Đảng Dân chủ hay Cộng hòa, mà chỉ có những người bạn sát cánh bên nhau". Nỗ lực chỉ đạo đối phó với bão Sandy của ông Obama được chính đồng minh tranh cử của đối thủ ca ngợi. Nhiều nhà phân tích đã nhận định rằng sau cuộc "đình chiến bất đắc dĩ" giữa hai ứng viên Obama và Romney do bão, chặng đua cuối xem ra đang diễn biến theo chiều thuận lợi cho đương kim Tổng thống Mỹ.
Đoạn đua nước rút của ông Obama được lên kế hoạch để có thể xóa tan những hy vọng của đối thủ Romney cũng như tạo bước đột phá tại bang Ohio và các bang khác ở miền Trung Tây nước Mỹ - nơi ngành công nghiệp ô tô là "xương sống" của nền kinh tế và đây cũng là chủ đề đặc biệt quan trọng trong chiến dịch vận động tranh cử 2012.
Trong thông cáo mới đây, đồng minh tranh cử của ông Romney, Paul Ryan, cho biết những người Mỹ đóng thuế sẽ bị mất tổng cộng 25 tỷ USD vì chương trình cứu trợ ngành công nghiệp ô tô mà chính quyền Obama đang tiến hành. Trong khi đó, GM và Chrysler vẫn tiếp tục mở rộng sản xuất tại nước ngoài.
Tuy nhiên trên thực tế, Chrysler đang tạo thêm 1.100 việc làm tại nhà máy của hãng ở Toledo (bang Ohio). Họ cũng tăng sản lượng tại Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng tại thị trường rộng lớn này, vì theo quy tắc thương mại, sản xuất tại chỗ phục vụ cho người tiêu dùng địa phương mang lại hiệu quả cao hơn cả. Chính vì vậy, việc công ty Mỹ sản xuất ô tô tại Trung Quốc phục vụ người tiêu dùng Trung Quốc hoàn toàn không có gì khác biệt so với việc công ty Nhật Bản mở nhà máy ô tô tại Mỹ để đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ.
Mặc dù đối thủ Romney có tỷ lệ ủng hộ trên cả nước cao hơn chút ít so với ông Obama sau ba cuộc tranh cãi nảy lửa trực tiếp trên truyền hình vừa qua, song thăm dò dư luận cho thấy ông Obama có thể vượt lên nhờ có đủ sự ủng hộ tại các bang "chiến địa" quan trọng, đặc biệt là Ohio để giành ít nhất 270 lá phiếu đại cử tri cần thiết cho chiến thắng. Từ nhiều năm nay, bang Ohio luôn được xem là nơi xác định chủ nhân của Nhà Trắng và tồn tại câu nói: "Sẽ không thắng cử nếu không thắng tại bang Ohio".
Theo 24h
Dân Mỹ giận dữ vì phải xếp hàng dài mua nhiên liệu sau bão Tức giận đã gia tăng vào ngày thứ sáu khi hàng triệu người dân ở các bang đông bắc Mỹ bị bão Sandy tàn phá vẫn phải sống trong cảnh mất điện , thiếu nhiên liệu, trong khi số người chết trong bão tăng lên 102. Hàng dài người xếp hàng mua xăng trong suốt nhiều giờ để chạy xe và máy phát...