Người mẫu bán dâm nghìn đô bị ăn chặn tiền tiếp khách
Trong vụ đường dây người mẫu bán dâm, ông trùm đã ăn chặn của người mẫu 500700USD
Mấy ngày qua dư luận đang xôn xao về đường dây người mẫu, diễn viên bán dâm nghìn đô do Bao Lôc (SN 1973, quê Cân Thơ, tam tru quân 5) cầm đầu.
Cơ quan CSĐT công an TP.HCM vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện bắt tạm giam 4 tháng đối với 5 người liên quan trong đường dây mại dâm cao cấp vừa bị triệt phá.
5 bị can bị khởi tố về hành vi “môi giới mại dâm” gồm Lê Bảo Lộc (SN 1973, quê Hậu Giang, tạm trú Q.5) và 4 người còn lại là 4 người mẫu, diễn viên tự do, tuổi từ 23 – 26 tuổi.
Khi khách gọi điện yêu cầu, Lộc ra giá 1.000 USD/ lượt rồi gọi điện điều các chân dài gắn mác người mẫu – diễn viên – ca sĩ đến tận khách sạn phục vụ khách.
Đáng nói, giá đi khách mà Lộc thông báo cho các cô gái bán dâm là 300 – 500 USD/ lượt. Tức là chỉ tốn cuộc điện thoại, Lộc đã thu lợi bất chính 500 – 700 USD.
4 người mẫu – diễn viên tự do kiêm tú bà cùng bị khởi tố về hành vi “môi giới mại dâm”.
4 người mẫu – diễn viên bị khởi tố cùng với Lộc được xác định, ban đầu là gái bán dâm theo sự môi giới của Lộc. Tuy nhiên chỉ 1 thời gian đi khách, 4 cô gái này tách ra làm ăn riêng, tự tìm mối đi khách và thành tú bà khi môi giới cho các chân dài khác kiếm thêm.
Video đang HOT
Cục NTBD tìm đọc thông tin lý lịch tất cả người đẹp bị bắt
Chia sẻ về vụ việc này, ông Nguyễn Đăng Chương -Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: “Sau khi báo chí đưa tin, chúng tôi đã tìm đọc tất cả lý lịch của các người đẹp vừa bị bắt trong đường dây bán dâm ông trùm Lê Bảo Lôc thì biết đó không phải người mẫu và tham gia trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Quan điểm của cục NTBD là tất cả, không kể bất kì ai khi đã vi phạm pháp luật thì xử lý theo đúng các quy định của pháp luật, và xử lý nghiêm”, ông Chương nói.
Ông Chương cho biết thêm: “Thị trường tác động đến nhận thức của con người đặc biệt là giới trẻ. Các bạn trẻ cứ nghĩ vào giới showbiz phải có danh hiệu. Danh hiệu theo con đường chính thống thì phải có tài năng, phải có sự phấn đấu khổ luyện thì buộc người ta phải đi con đường trong bóng tối vào những trung tâm đào tạo người mẫu học và được trung tâm ấy cấp chứng chỉ và đương nhiên ra ngoài, xưng làm người mẫu… tìm những mặt trái của thị trường để thỏa mãn những dục vọng của họ”.
Cũng theo Cục trưởng Cục NTBD đây là vấn đề gây nhức nhối nhiều cho xã hội. Để giải quyết vấn đề này phải có sự chung sức của các sở địa phương trong việc quản lý con người, các tổ chức chính trị xã hội.
Thanh Thanh (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cán bộ xã dính tiêu cực: Cần loại "con sâu" ra khỏi bộ máy
Ở gần dân, lãnh đạo trực tiếp của dân mà không giúp dân cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống đã là có tội với dân, với nước.
Ở gần dân, lãnh đạo trực tiếp của dân mà không giúp dân cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống đã là có tội với dân, với nước chứ chưa nói đến việc lạm dụng chức vụ, lạm dụng chính sách để trục lợi cá nhân. Những cán bộ tha hóa, yếu kém như thế cần phải xử lý thật nghiêm minh, thậm chí loại khỏi bộ máy. Đó là ý kiến thẳng thắn của ông Lê Đức Tiết, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật, Ủy ban Trung ương MTTQ khi trao đổi với PV.
Bất chấp dư luận
Ông đánh giá thế nào về việc làm của một phận cán bộ, lãnh đạo cấp xã ăn chặn từ gói mì tôm, con gà, con nhím, thậm chí đánh dân?
Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đang nỗ lực phát triển kinh tế đều nhằm mục đích chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần, an sinh xã hội cho người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những cán bộ xã gần dân, sát dân lại "ăn bẩn" của dân, coi thường pháp luật, bất chấp dư luận để trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm. Đơn cử như những vụ việc quan xã "ăn chặn" của dân từ con gà, con nhím, đến đất nông nghiệp cũng mang đi bán và có lối hành xử thô bạo với dân...
Ông Lê Đức Tiết.
Rõ ràng những việc làm không thể chấp nhận được đang ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền địa phương. Những cán bộ tha hóa về đạo đức, ăn chặn của dân như thế không thể đứng trong bộ máy phục vụ nhân dân. Có thể nói đây là những "con sâu, con mọt" đang đục khoét, sống trên vai những người dân nghèo.
Nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng quan xã "ăn chặn", lộng quyền đang ngày càng phổ biến, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Tôi cảm thấy buồn với việc làm của không ít lãnh đạo địa phương. Bởi chính những "công bộc" của dân lại hành xử và có những việc làm đáng xấu hổ như vậy. Đúng là ngày càng nhiều cán bộ xã "ăn chặn" của dân nghèo từ cái nhỏ đến cái lớn. Tình trạng tha hóa quyền lực, đạo đức ở chính quyền cấp xã ngày càng có chiều hướng gia tăng. Hơn nữa, vấn đề khiến người dân bức xúc đối với chính quyền cơ sở là sự hách dịch, cửa quyền, tự tung tự tác để phục vụ cho mục đích cá nhân. Có thể nói, để xảy ra tình trạng đó có sự tiếp tay, bao che của cơ quan cấp trên là cấp huyện, cấp tỉnh.
Tôi cho rằng, những vụ việc gần đây mới chỉ là bề nổi, còn nhiều địa phương chưa được phát hiện.
Nhiều "quan xã" đang lạm dụng chức quyền
Theo ông, nguyên nhân dẫn đến những vụ việc đáng xấu hổ như vậy là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa, biến chất của lãnh đạo cấp cơ sở mà nguyên nhân chính vẫn là sự lạm dụng chức quyền, đứng trên pháp luật, lợi dụng chính sách để trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm để chia chác. Nhiều quan xã tự cho mình là "ông vua con", lạm dụng chức quyền, quyền hạn để lộng quyền. Với cái tư tưởng đó, người dân còn khổ, việc "ăn chặn" của dân nghèo sẽ vẫn còn. Ngoài ra, trình độ, năng lực, đạo đức của cán bộ cấp cơ sở còn nhiều hạn chế. Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ có vấn đề.
Cần có những giải pháp như thế nào để hạn chế tình trạng trên, thưa ông?
Tôi cho rằng, cần phải xử lý nghiêm minh đối với cán bộ xã, dù chỉ tham nhũng một con gà, một gói mì. Bởi việc quan xã "ăn chặn" của dân nghèo từ cái nhỏ ban đầu thì sau những cái lớn là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều đó rất nguy hiểm. Vì thế, chúng ta cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn nữa các chính sách, dự án xóa đói giám nghèo, trong đó giám sát từ cộng đồng rất quan trọng. Cơ chế công khai, minh bạch cần thiết hơn bao giờ hết để người dân nắm bắt kịp thời những chính sách ưu tiên, ưu đãi, quyền lợi được hưởng để có thể giám sát ngược lại chính quyền cơ sở.
Đã chiếm đoạt của dân dù là nhỏ không chỉ đơn thuần là xử lý về mặt Đảng, chính quyền mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Dù là lý do gì, quyền lợi của dân mà giữ lại trong nhà mình là hành vi đáng lên án. Để bảo vệ lợi ích của người dân thì phải thẳng tay đối với những cán bộ tham nhũng. Tham nhũng vặt cũng phải xử lý nghiêm theo pháp luật, cần thiết có thể sa thải cán bộ tha hóa, biến chất.
Chân thành cảm ơn ông!
Suy thoái đạo đức đến mức báo động Theo ông Lê Đức Tiết, hành vi trục lợi thông thường đã rất phản cảm, đáng lên án, chứ chưa nói đến việc trục lợi của người nghèo, đánh dân thì lại càng đáng lên án. Cán bộ gần dân, sát dân có những việc làm như thế là sự suy thoái đạo đức đến mức đáng báo động. Qua những vụ việc đó có thể nói công tác quản lý ở không ít địa phương còn quá kém, không có chế tài kiểm soát, xử lý triệt để. Đặc biệt, vấn đề giám sát, thanh tra kiểm tra còn rất qua loa, cả nể, thậm chí còn có tiêu cực, thỏa thuận trục lợi trong đó.
Văn Chương - Vũ Phương - Trinh Phúc
Theo_Người Đưa Tin
Kỳ 5: Thêm nhiều tình tiết mới vụ "quan xã ăn chặn tiền trợ cấp của người tàn tật" Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Phú Độ, Phó Chủ tịch xã Trịnh Xá khẳng định dù được giao nhiệm vụ nhưng thực tế chỉ là hư danh, bởi mọi công việc liên quan đến việc phát tiền trợ cấp xã hội đều do Chủ tịch xã ký và... quyết. Phó chủ tịch xã có chức mà không có... quyền Ông...