Người mang án tử bị triệu tập tới phiên xử cựu Thứ trưởng LĐ-TBXH là ai?
Tại phiên tòa xét xử bị cáo Lê Bạch Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH, cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bị cáo, Tòa đã triệu tập ông Vũ Quốc Hảo, người đang mang án tử hình.
Ông Vũ Quốc Hảo, người đứng khoanh tay (ảnh L.K).
Ông Vũ Quốc Hảo, cựu Tổng Giám đốc Công ty cho thuê tài chính 2 (ALC II) bị triệu tập tới phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Vào năm 2016, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên phạt Vũ Quốc Hảo tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội là tử hình.
Trong vụ án này, ông Vũ Quốc Hảo cùng Đặng Văn Hai, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH xây dựng và thương mại Quang Vinh, viết tắt Công ty Quang Vinh) ký hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng mua bán khống rút tiền của Cty ALC II.
Ngày 2/3/2009, ông Hảo giao cho Nguyễn Văn Tài, Phó Tổng Giám đốc ALC 2 đại diện ALC 2 ký hợp đồng cho thuê tài chính; đồng thời ông Hảo trực tiếp ký hợp đồng mua bán (số 030/09) với Hai. Hảo đã duyệt chi 5 lần chuyển tiền cho Cty Quang Vinh với số tiền 120 tỷ đồng. Qua đó, Vũ Quốc Hảo chiếm đoạt số tiền 75 tỷ đồng còn Đặng Văn Hai chiếm đoạt 42,4 tỷ đồng. Ông Vũ Quốc Hảo còn trực tiếp chiếm đoạt số tiền 4,9 tỷ đồng của Nhà nước trong việc thu hồi tiền thanh lý tài sản cho thuê đối với Công ty Anh Phương.
Về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại cho nghiêm trọng của ông Hảo, cơ quan tố tụng xác định ông này gây thiệt hại 531 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án Lê Bạch Hồng và các bị cáo trong vụ sai phạm xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH), Viện Kiểm sát thấy Vũ Quốc Hảo có dấu hiệu đồng phạm với các bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, việc thất thoát tài sản của Nhà nước tại ALC II, trong đó có phần tiền vay của BHXH Việt Nam, ông Hảo và một số cấp dưới đã bị xét xử về các tội danh khác nhau trong các vụ án khác. Trong đó, ông Hảo đã hai lần bị tuyên phạt tử hình về tội Tham ô tài sản, hiện chờ thi hành án. Do đó, Viện Kiểm sát không đề cập xử lý Vũ Quốc Hảo và các cán bộ cấp dưới có liên quan tại ALC II trong vụ án này. Do đó, ông Vũ Quốc Hảo chỉ bị triệu tập đến tòa với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Video đang HOT
Trong vụ án sai phạm xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm gồm: Lê Bạch Hồng (cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH, cựu TGĐ BHXH Việt Nam), Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng GĐ BHXH Việt Nam), Nguyễn Phước Tường (cựu trưởng ban Kế hoạch – Tài chính, BHXH Việt Nam), Trần Tiến Vỹ (cựu trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp), Hoàng Hà (cựu trưởng phòng Kế hoạch – Tổng hợp) và Trần Thanh Thủy (cựu chuyên viên Phòng Kế hoạch – Tổng hợp).
Theo cáo trạng, từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2009, bị cáo Tường cùng Vỹ, Hà lập 14 tờ trình đề nghị Lê Bạch Hồng và Nguyễn Huy Ban cho Công ty ALC II vay vốn từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và được phê duyệt. Trong khi ALC II là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Pháp luật không cho phép ALC II vay vốn của BHXH Việt Nam và cũng không cho phép BHXH Việt Nam cho ALC II vay vốn.
Năm 2011, BHXH Việt Nam đã cho vay vượt hạn mức bảo lãnh tại ALC II tổng dư nợ lên tới hơn 1.000 tỷ đồng. Việc cho ALC II vay được xác định không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội, trái với Luật BHXH… Ngày 31/7/2018, TAND TP. HCM tuyên bố ALC II phá sản.
Tính đến thời điểm ALC II bị phá sản, công ty này mới tất toán một hợp đồng ngắn hạn, còn 13 hợp đồng quá hạn với tổng số tiền nợ BHXH Việt Nam là hơn 1.697 tỷ đồng (bao gồm hơn 769 tỷ đồng tiền gốc và hơn 928 tỷ đồng tiền lãi). Số tiền còn nợ này, ALC II không có khả năng thanh toán, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.697 tỷ đồng.
Lê Bạch Hồng bị cáo buộc ký và chỉ đạo thực hiện ba hợp đồng cho ALC II vay vốn, gây thiệt hại 434 tỷ đồng, Nguyễn Huy Ban ký và chỉ đạo thực hiện 11 hợp đồng cho ALC II vay 630 tỷ đồng, khiến thiệt hại hơn 1.260 tỷ.
Theo Danviet
2 thẩm phán xử vụ cựu Thứ trưởng LĐ-TBXH từng xử vụ ông Đinh La Thăng
Sáng nay (18/9), diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Thứ tưởng Lê Bạch Hồng và các bị cáo nguyên cán bộ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong vụ thất thoát gần 1.700 tỷ đồng.
Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu và thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân tại phiên tòa xử cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng và các bị cáo sáng nay.
Hội đồng xét xử vụ án này gồm 5 người, 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Chủ tọa phiên tòa là bà Nguyễn Thị Xuân Thu, thẩm phán thứ hai là ông Nguyễn Ngọc Huân. Đây là 2 vị thẩm phán từng là chủ tọa phiên tòa xét xử những đại án kinh tế diễn ra trước đó, trong đó có 2 vụ của ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch của PVN.
Cụ thể, vào tháng 1/2018, thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân là chủ tọa phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại PVN và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam.
Còn bà Nguyễn Thị Xuân Thu là chủ tọa phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ thất thoát 800 tỷ của PVN khi đầu tư vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank - xử sơ thẩm tháng 3/2018). Ngoài ra thẩm phán Thu còn là chủ tọa nhiều phiên tòa lớn khác như vụ xử Châu Thị Thu Nga (cựu đại biểu Quốc hội đã bị tuyên án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản); vụ đại án thất thoát 2.500 tỷ đồng xảy ra tại Agribank cách đây 4 năm...
Trở lại với phiên tòa sáng nay, các bị cáo nguyên là cán bộ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) phải hầu tòa về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 3, Điều 165, BLHS 1999) gồm Lê Bạch Hồng (cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (LĐ-TBXH), cựu Tổng giám đốc); Nguyễn Huy Ban (cựu Tổng giám đốc); Trần Tiến Vỹ (cựu Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp); Hoàng Hà (cựu Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính) và Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính).
Bị cáo Trần Thanh Thủy (nguyên chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính) bị cáo buộc tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2 điều 285, Bộ luật Hình sự 1999.
Vụ án này nằm trong giai đoạn điều tra giai đoạn 2 vụ án Vũ Quốc Hảo (Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II - ALC II) và đồng phạm.
Theo cáo trạng, pháp luật không cho phép ALCII vay vốn của BHXH Việt Nam, song do nhu cầu về vốn để kinh ông Hảo gặp ông Ban, Tường đặt vấn đề và được đồng ý.
Từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2009, ông Tường cùng Vỹ, Hà lập 14 tờ trình đề nghị ông Hồng và Ban cho Công ty ALC II vay vốn từ Quỹ Bảo hiểm xã hội và được phê duyệt.
Từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2009, BHXH Việt Nam đã ký 14 hợp đồng cho ALCII vay tổng số hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, ông Ban trực tiếp ký và chỉ đạo thực hiện 11 hợp đồng cho vay, tổng số 630 tỷ đồng, không dựa trên cơ sở quy định của pháp luật; Ông Hồng trực tiếp ký và chỉ đạo thực hiện 3 hợp đồng cho vay, tổng số tiền 380 tỷ đồng.
Sau khi thanh toán được một hợp đồng (200 tỷ đồng), ALC II không thanh toán lãi hàng tháng, không trả tiền gốc khi đến hạn. Cuối tháng 12/2015, số nợ cả gốc và lãi của ALC II đối với BHXH Việt Nam đã lên đến hơn 1.500 tỷ đồng. Ngày 31/7/2018, TAND TP HCM tuyên bố ALC II phá sản. Tính đến nay, số nợ của ALC II là hơn 1.700 tỷ đồng và không có khả năng trả.
Theo Viện Kiểm sát, ông Ban biết hoạt động đầu tư Quỹ phải thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội, song bị cáo không chỉ đạo cấp dưới kiểm tra tính pháp lý, tổ chức hoạt động của ALC II trước khi cho vay. Bị cáo đã chỉ đạo cho vay 630 tỷ đồng không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội, trái với Luật Bảo hiểm xã hội. Bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước tổng cộng hơn 1.263 tỷ đồng (cả gốc và lãi).
Theo cáo trạng, Lê Bạch Hồng biết BHXH Việt Nam chỉ được cho một số ngân hàng vay tiền theo Luật Bảo hiểm xã hội. Nhưng bị cáo vẫn ký, chỉ đạo thực hiện 3 hợp đồng (một hợp đồng vay ngắn hạn đã tất toán), gây thiệt hại cho Nhà nước gần 435 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi.
Cơ quan công tố cũng cáo buộc, ông Tường tham mưu trực tiếp để ông Ban ký và là người thực hiện 14 hợp đồng cho vay; Các ông, bà Vỹ, Hà, Thủy đã không tham mưu cho trưởng ban tài chính về 14 bản hợp đồng vay vốn trái pháp luật này.
Trong vụ án, Viện Kiểm sát thấy Vũ Quốc Hảo có dấu hiệu đồng phạm với các bị cáo về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Tuy nhiên, việc thất thoát tài sản của Nhà nước tại ALCII, trong đó có phần tiền vay của BHXH Việt Nam, ông Hảo và một số cấp dưới đã bị xét xử về các tội danh khác nhau trong các vụ án khác. Trong đó, ông Hảo đã hai lần bị tuyên phạt tử hình về tội Tham ô tài sản, hiện chờ thi hành án. Do đó, VKS không đề cập xử lý Vũ Quốc Hảo và các cán bộ cấp dưới có liên quan tại ALCII trong vụ án này.
Theo Danviet
Vì sao xử cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng vụ thất thoát nghìn tỷ theo luật cũ? Theo lịch, sáng nay (18/9), TAND TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Bạch Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ LĐ -TB&XH, cựu Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) và các bị cáo nguyên là cán bộ của BHXH. Ông Lê Bạch Hồng thời gian chưa bị vướng lao lý (ảnh IT). Đây là...