Người ‘mắc tội’ ngoại tình có bị mất quyền nuôi con?
Quá bế tắc trong hôn nhân, em đã ngã vào vòng tay tình cũ. Vì tình cảm vợ chồng không còn nên khi ly hôn em cũng không luyến tiếc. Nhưng đau nhất là chồng giành quyền nuôi con gái vì cho rằng người đàn bà ngoại tình như em không đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con…
Hỏi: Em kết hôn được 3 năm, có một con gái 16 tháng tuổi. Buồn chán vì chồng cờ bạc, vô trách nhiệm với gia đình, em đã tìm niềm an ủi ở nơi người tình cũ. Chuyện vỡ lở, em bị chồng đánh đập, hành hạ thậm tệ và đâm đơn ly hôn.
Vì tài sản chung vợ chồng chẳng có gì đáng kể, tình cảm vợ chồng không còn nên em cũng không có gì phải luyến tiếc. Nhưng điều khiến em đau khổ và trăn trở nhất là chồng em giành quyền nuôi con gái và cho rằng vì em đã ngoại tình, đã phản bội bố con anh ấy nên không đủ tư cách và đạo đức để nuôi dạy con.
Em được biết con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi dưỡng thuộc về người mẹ có đúng không ạ? Xin hỏi người “ mắc tội” ngoại tình khi ly hôn thì có được quyền nuôi con không? (Chị Mai H.A, 24 tuổi ở Hà Nội).
Liệu người mẹ ngoại tình như tôi có bị mất quyền nuôi con? (ảnh minh họa).
Luật sư tư vấn: Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà không thỏa thuận được đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi như sau: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định trên, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng; trừ những trường hợp người mẹ không đủ điều kiện (thực tế trong trường hợp người mẹ quá ốm yếu, nghiện ngập, cờ bạc, phạm pháp…) thì có thể không được tòa án giao trực tiếp nuôi con.
Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau
Video đang HOT
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.”
Như vậy, pháp luật hiện không có quy định về việc cha/mẹ có hành vi ngoại tình dẫn đến hôn nhân tan vỡ thì không được giao quyền nuôi con. Đối chiếu với các quy định pháp luật vào trường hợp của chị, việc chị được tòa án giao quyền nuôi con khi ly hôn là hoàn toàn có thể.
Cặp đồng tính nhận con nuôi nhưng không được nhìn nhận là một gia đình
Dù xu hướng kết hôn đồng giới, làm phụ huynh đơn thân đang dần phổ biến trong xã hội, số đông vẫn tin rằng 'một cha - một mẹ' mới là mô hình gia đình phù hợp để nuôi dạy con cái.
Năm 2018, Ben Fergusson và bạn đời trở thành một trong những đôi LGBT đầu tiên tại Đức nhận con nuôi. Để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình họ hằng mơ ước, cả hai đã chuyển từ London (Anh) đến Berlin (Đức) từ 3 năm trước.
Dù là quốc gia có chế độ an sinh xã hội tiên tiến hàng đầu thế giới, xin nhận con nuôi vẫn là thủ tục không đơn giản tại Đức. Để có thể làm điều này, các đôi cần trải qua nhiều bước xác minh, trong đó có mục chứng nhận kết hôn hợp pháp - điều bất khả thi với cộng đồng LGBT nước này trước năm 2017.
Bởi vậy, lúc nhận được cuộc gọi từ trung tâm bảo trợ xã hội vào một chiều 2 năm trước, Ben và bạn đời vỡ òa trong niềm vui khi biết mình sẽ được làm cha.
"Họ nói rằng có một bé trai cần tìm mái ấm và chúng tôi có thể gặp bé ngay hôm sau. Nếu phù hợp, tôi có thể đón bé về nhà vào cuối tuần đó", Ben xúc động kể lại.
Ben Fergusson và cậu con trai tại Đức. Ảnh: The Guardian.
Kể từ ấy, gia đình anh bắt đầu trải nghiệm cuộc sống như bao cặp vợ chồng dị tính khác.
Ben chia sẻ: "Ban đầu chúng tôi cũng bị sốc vì có quá nhiều điều mới mẻ: những đêm thức trắng trông con ngủ, những ngày vò đầu bứt tai không biết nên cho bé ăn gì... Nhưng giờ cả hai đã quen với những việc đó rồi".
Một trong những trăn trở lớn nhất của cộng đồng LGBT khi nhận con nuôi chính là phản ứng của mọi người nơi công cộng. Khi dạo bước trên phố, gia đình Ben thường thu hút nhiều ánh nhìn từ người lạ, thắc mắc vì sao hai người đàn ông lại đẩy xe nôi trên đường vào thời điểm những ông chồng đều đang đi làm.
Theo Ben, những người xung quanh không tò mò vì cả hai đều là nam. Họ không nhìn nhận anh và bạn đời như một gia đình mà cho rằng hai người là những ông chồng đang cố san sẻ công việc nuôi con với vợ mình.
"Mọi người luôn nghĩ vậy khi nhìn vào gia đình tôi. Trong một lần đi mua sắm, lúc con trai tôi đang bập bẹ 'yum yum' khi nhìn thấy bánh ngọt, người ta lại tưởng rằng cậu bé đang nhớ mẹ".
Ben và bạn đời thường bị lầm tưởng là những ông chồng đang cố thay vợ mình chăm con. Ảnh: The Guardian.
Trên thực tế, phụ nữ vẫn được kỳ vọng đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc con cái. Vì vậy, khi nhìn thấy các đấng mày râu "đánh vật" với đống tã giấy hay loay hoay dỗ con ăn nơi công cộng, mọi người thường dành cho họ những ánh nhìn khích lệ, tán dương vì đã biết đỡ đần nửa kia.
Qua câu chuyện của Ben Fergusson, có thể thấy dù là phương Tây hay phương Đông, một gia đình truyền thống với đủ cả bố và mẹ vẫn là tiêu chuẩn của xã hội mà ở đó, người chồng đóng vai trò "phụ tá" và để bạn đời đảm nhận phần lớn trách nhiệm trong việc nuôi con. Tuy nhiên, quan điểm này đang ảnh hưởng đến khoảng 40% hộ gia đình "không truyền thống" tại Anh và Đức.
Theo số liệu từ Gingerbread - trang web dành cho các bậc phụ huynh đơn thân, có khoảng 1,5 triệu người tại Đức và 1,8 triệu người tại Anh đang nuôi con một mình, trong đó có hơn 180.000 người là nam giới. Bên cạnh đó là những người góa vợ/chồng và gần đây là những cặp đồng tính đã và đang nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước.
Làm cha, làm mẹ đơn thân đang là con đường được nhiều người lựa chọn. Ảnh: @kyliejenner.
Bộ trưởng Bộ giáo dục Đức Anja Karliczek từng gây xôn xao dư luận khi nêu lên quan ngại về việc có nên để các cặp đồng tính nhận con nuôi dù đã được luật pháp thông qua. Một trong những luận điểm được bà đưa ra là: đàn ông và phụ nữ, người cha và người mẹ có tác động khác nhau đến cuộc sống của một đứa trẻ; sự thiếu vắng của một trong hai người sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của chúng.
Tuy nhiên, Ben lại không đồng tình với quan điểm của bà Bộ trưởng.
Anh bộc bạch: "Với hệ thống giáo dục hiện hành của Đức và Anh, con tôi và biết bao đứa trẻ khác sẽ được dạy dỗ bởi rất nhiều giáo viên nữ - nhóm nhân lực chủ yếu của ngành. Đã có lúc tôi nghĩ trẻ con cần được ấp ôm trong vòng tay mẹ, nhưng nhìn con tôi xem, trông nó hạnh phúc đến thế nào khi được ở cùng chúng tôi", Ben nhìn sang con mình và nói.
5 điều đàn bà khôn giấu không kịp, đàn bà dại nói tất tần tật với cả thiên hạ Người đàn bà thông minh tuyệt đối không mang chuyện trong nhà để đi kể với thiên hạ. Nhưng đàn bà dại thì thích dùng chuyện nhà để mua vui cho kẻ khác. Chuyện chăn gối vợ chồng Một người đàn bà khôn tuyệt đối không mang chuyện chăn gối tế nhị của hai vợ chồng ra để kể với thiên hạ. Vì...