Người mặc thường phục khống chế dân là công an?
Liên quan đến một clip ghi lại cảnh nhóm người mặc thường phục khống chế, nói xấc xược với người đàn ông lớn tuổi trước mặt CSGT, có thông tin xác nhận người mặc thường phục thuộc Đội CSGT – Trật tự 113, Công an huyện Kiến Thụy (Hải Phòng).
Sự việc xảy ra trước cổng Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh (xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy). Người đàn ông lớn tuổi trong clip là ông Trần Văn Diềm (xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy) cho biết khoảng 9 giờ ngày 14-9, ông chạy xe máy nhưng ban đầu không đội mũ bảo hiểm, sau đó thì dừng xe và đội mũ bảo hiểm. “Tôi đi tiếp đến đoạn Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh thì có hai thanh niên mặc thường phục, chạy mô tô vượt lên và chặn lại. Họ giới thiệu là CSGT và thông báo tôi vi phạm nhưng tôi không đồng tình nên yêu cầu họ chứng minh. Sau đó, hai CSGT đến và sự việc xảy ra cãi vã. Bất ngờ một người xông vào khống chế, còn gọi tôi là mày, xưng tao trong khi tôi nay đã gần 60 tuổi” – ông Diềm nói.
Một số người dân đã quay clip ghi lại và tung lên mạng. Hình ảnh clip ghi rõ cảnh một người đàn ông lớn tuổi (sau này xác định là ông Diềm) đội mũ bảo hiểm đang đứng gần CSGT thì một nhóm người mặc thường phục giằng co. Đột ngột một người đàn ông mặc áo xanh lao vào bẻ quặt tay ông Diềm và ghì cổ ông, đến khi một CSGT khác can ngăn thì mới dừng.
Chiều 21-9, một số cán bộ Công an huyện Kiến Thụy đã đến nhà ông Diềm và nhận sai. Lúc này, một số PV của các báo cũng có mặt. Nhóm cán bộ công an này đã xác nhận người giằng co, khống chế ông Diềm là một cán bộ trong Đội CSGT – Trật tự 113 của huyện. Người này đã bị tạm đình chỉ công tác và làm tường trình.
Nguồn tin khác của Pháp Luật TP.HCM cho biết ông Diềm đã vi phạm giao thông nên bị yêu cầu dừng xe để xử lý nhưng ông Diềm có những lời nói khiêu khích. Khi xảy ra xô xát, ông Diềm nhờ người quay clip rồi tung lên mạng.
Ông Nguyễn Bình Khánh, Trưởng Công an huyện Kiến Thụy, cho biết công an huyện đã báo cáo sự việc cho Công an TP Hải Phòng và đề nghị PV liên hệ với Công an TP để được trả lời chính thức. Tuy vậy, PV đã nhiều lần liên hệ với trưởng Phòng Tham mưu, Công an TP nhưng chỉ được trả lời là đang nắm thông tin.
Video đang HOT
HẢI ĐƯỜNG
Theo PLO
Thân chủ thua kiện luật sư 650 triệu đồng
Theo tòa, lỗi hoàn toàn thuộc về phía khách hàng vì đã cung cấp thông tin không chính xác cho văn phòng luật sư, dẫn đến nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý phải thay đổi
Mới đây, TAND TP.HCM đã xử sơ thẩm, bác các yêu cầu của ông HKT (người Đài Loan) trong vụ kiện Văn phòng luật sư (VPLS) K đòi lại 1 tỉ đồng chi phí dịch vụ. Không những thế, tòa còn chấp nhận yêu cầu phản tố của phía VPLS, buộc ông T. phải thanh toán 650 triệu đồng còn thiếu cho VPLS.
Cung cấp thông tin sai ngay từ đầu
Theo đơn khởi kiện của phía ông T., tháng 3-2013, ông và VPLS K ký hợp đồng dịch vụ pháp lý. Theo thỏa thuận, phía VPLS sẽ thay mặt ông làm việc với hai cá nhân bằng biên bản để yêu cầu trả lại đất mà ông nhờ đứng tên trong giấy đỏ hoặc thực hiện các biện pháp khác như khởi kiện, tố giác ra công an và hoàn tất thủ tục chuyển giao đất. Giá trị của hợp đồng này là 1,5 tỉ đồng.
Sau đó, phía VPLS đã nhiều lần thu của ông tổng cộng 1 tỉ đồng nhưng chưa thực hiện bất kỳ công việc nào được đề cập đến trong hợp đồng. Vì vậy, tháng 7-2015, ông đã ủy quyền cho người đại diện tại Việt Nam khởi kiện VPLS K ra TAND TP.HCM, yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng dịch vụ giữa ông và VPLS là vô hiệu và buộc VPLS phải hoàn lại cho ông 1 tỉ đồng.
Làm việc với tòa, phía VPLS K thừa nhận có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với ông T. để đòi lại 20 lô đất ở thị xã Long Khánh và huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) từ hai cá nhân mà ông T. nhờ đứng tên giùm. Cụ thể, phía VPLS sẽ tiến hành đòi bằng các biện pháp tiếp xúc, trao đổi, thỏa thuận với hai cá nhân trên, nếu không được thì sẽ khởi kiện hoặc nếu thấy có dấu hiệu hình sự thì tố giác ra cơ quan công an. Phí luật sư là 1,5 tỉ đồng với thời hạn hợp đồng là khi hoàn thành xong công việc nói trên.
Phía VPLS K cho biết đã nhận của ông T. 850 triệu đồng. Do thấy vụ việc có dấu hiệu hình sự nên phía VPLS đã hướng dẫn ông T. nộp đơn tố giác đến cơ quan công an. Sau khi hai cá nhân này bị công an bắt giữ thì xuất hiện một tình tiết hoàn toàn mới là có một nhóm người Đài Loan tố cáo đến Công an, VKSND tỉnh Đồng Nai rằng ông T. chỉ là người được họ thuê trông coi 20 lô đất trên. Đến lúc này, ông T. mới thú nhận rằng số vốn bỏ ra mua các lô đất trên (khoảng 1 triệu USD) là tiền cổ đông của 14 người Đài Loan, trong đó ông chỉ góp khoảng 800 triệu đồng tiền Việt Nam.
Theo phía VPLS, đến đây toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng đã chuyển sang hướng khác, không như thỏa thuận ban đầu. Lỗi hoàn toàn thuộc về ông T. vì đã gian dối với VPLS. Lẽ ra ông T. phải có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ chi phí nhưng với tinh thần giúp đỡ cũng như đạo đức nghề nghiệp, VPLS và ông T. đã lập biên bản giữ nguyên giá trị hợp đồng nhưng hủy bỏ nội dung chính trước đó. Thay vào đó, VPLS tiếp tục hỗ trợ ông T. đòi lại 800 triệu đồng tiền góp mua đất, đồng thời xác định lại số tiền mà một cá nhân bị công an bắt giữ đang nợ ông T. (2,35 tỉ đồng). Các công việc này đã hoàn thành nhưng ông T. vẫn không thanh toán chi phí còn lại là 650 triệu đồng. Vì vậy VPLS phản tố đòi ông T. thanh toán số tiền trên.
Tòa: VPLS đã làm xong việc theo thỏa thuận
Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX nhận thấy không có căn cứ chấp nhận yêu cầu của ông T. về việc tuyên hợp đồng dịch vụ giữa hai bên vô hiệu. Bởi lẽ trong quá trình thực hiện hợp đồng, lỗi hoàn toàn thuộc về ông T. vì đã cung cấp thông tin không chính xác, dẫn đến nội dung hợp đồng phải thay đổi như phía VPLS trình bày. Sau khi lập thỏa thuận mới về công việc, VPLS đã xúc tiến thực hiện dịch vụ (có chứng cứ làm việc với cơ quan công an). Kết quả là ông T. đã nhận lại được 800 triệu đồng từ nhóm người Đài Loan đầu tư mua đất. Cạnh đó, cá nhân bị bắt giữ cũng có biên bản làm việc tại CQĐT thừa nhận nợ ông T. 2,35 tỉ đồng, sau đó đã có bản án có hiệu lực của tòa tuyên cá nhân này phải trả nợ.
Như vậy, VPLS K đã hoàn thành công việc và ông T. phải thanh toán đủ phí dịch vụ. Từ đó, HĐXX đã bác các yêu cầu của ông T., chấp nhận yêu cầu phản tố của VPLS và tuyên án như đã nói. Ngoài ra, tòa còn buộc ông T. phải nộp án phí hơn 72 triệu đồng.
Một số vụ kiện tụng của luật sư và thân chủ Đây chỉ là một trong các vụ tranh chấp giữa thân chủ và luật sư xảy ra thời gian qua. Bên cạnh các trường hợp thân chủ kiện luật sư đòi tiền phí dịch vụ pháp lý đã đưa, cũng có những vụ luật sư kiện thân chủ vì không chịu thanh toán. Chẳng hạn mới đây, TAND quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã tuyên buộc Công ty G phải trả cho Công ty luật H (TP.HCM) hơn 33 triệu đồng. Trước đó, tháng 12-2013, hai công ty ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, thỏa thuận công ty luật vận động khách hàng trả nợ cho Công ty G và được hưởng phí dịch vụ trên tỉ lệ số nợ thu hồi được. Quá trình thực hiện hợp đồng, công ty luật đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo đúng nội dung thỏa thuận nhưng phía Công ty G không thanh toán phí dịch vụ của các tháng 6, 7, 8 năm 2014 với tổng số tiền hơn 29,5 triệu đồng. Công ty luật H đã nhiều lần gửi thông báo yêu cầu Công ty G thanh toán nhưng không được nên khởi kiện. Tương tự, năm 2014, TAND quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tuyên buộc ông PVN (chủ tịch một câu lạc bộ golf có gần 200 thành viên ở Hà Nội) phải trả cho VPLS Q 250 triệu đồng. Theo hồ sơ, khi công ty quản lý sân golf bất ngờ tăng phí thường niên của hội viên chơi golf, ông N. đã thay mặt các hội viên ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với VPLS Q, nội dung là VPLS làm các thủ tục pháp lý giải quyết vụ tranh chấp và khởi kiện công ty quản lý sân golf ra tòa. Theo hợp đồng, ông N. phải trả cho VPLS 250 triệu đồng chia làm hai đợt. Khi tòa đang giải quyết vụ tranh chấp thì bất ngờ ông N. rút đơn kiện và không thanh toán tiền phí cho phía VPLS.
ÁI MINH
Theo PLO
Giọt nước mắt của người bị kê biên "oan" Từ phản ánh của người dân, Pháp Luật TP.HCM đã phát hiện ra nhiều lỗ hổng của pháp luật hoặc sự bất hợp lý, mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định hiện hành. Sau khi báo phản ánh và kiến nghị, các bất cập này đã được cơ quan chức năng ghi nhận, sửa đổi. Năm 2011, ông Phan Cước mua một...