Người ‘mắc kẹt’ tại Long An tiếp tục tăng, có cả nhiều thai phụ đến kỳ sinh, các tỉnh vẫn chưa đón
Bí thư Tỉnh ủy Long An yêu cầu tiếp tục cưu mang, chăm sóc tốt cho những người đang mắc kẹt tại Long An vì các tỉnh phía miền Tây khác không cho vào. Hiện số người này đã tăng lên.
Một số người dân tỉnh Đồng Tháp đã được huyện của họ đón về, trong khi đó còn nhiều người vẫn chưa được đón gây bức xúc cho những người đang “mắc kẹt” tại Long An. Trong số người phải ở lại chờ quê nhà đón, có cả nhiều thai phụ, trẻ em – Ảnh: SƠN LÂM
Chiều 29-9, bí thư Tỉnh ủy Long An đã yêu cầu các huyện tại tỉnh này như Đức Hòa, Bến Lức… hỗ trợ thêm huyện Tân Thạnh trong việc chăm lo cho những người dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và một số tỉnh miền Tây vẫn đang “mắc kẹt” tại đây.
Theo thông tin từ UBND huyện Tân Thạnh, bên cạnh 102 người Đồng Tháp đã được đón về vào ngày 24-9 và 6 người Kiên Giang được đón về vào ngày 29-9, hiện còn 132 người vẫn đang phải “tá túc” tạm tại Trường THPT Tân Thạnh.
Những người này chủ yếu là người Đồng Tháp, An Giang từng bị chốt kiểm soát dịch cửa ngõ vào Đồng Tháp đóng trên quốc lộ N2 ngăn chặn, được huyện Tân Thạnh đưa vào đây. Trong số này, có 16 thai phụ, và có 2 thai phụ đến kỳ sinh đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Tân Thạnh nhưng chỉ có 1 người vượt cạn thành công, còn 1 người mất con.
Video đang HOT
Hiện tại, huyện Tân Thạnh cũng tổ chức 20 cán bộ và 2 nhân viên y tế theo dõi, chăm sóc cho người dân tại điểm trường này. Tuy nhiên tình hình tiếp tục căng thẳng khi những người đang ở trong điểm trường này đòi ra ngoài để “tìm cách trốn qua chốt Đồng Tháp về quê”.
Nhiều người còn livestream trực tiếp trên mạng xã hội để thể hiện bức xúc, chửi bới vì bị ngăn cản hành trình về quê. Trong khi đó, một số tỉnh mà Long An đã gửi văn bản đề nghị phối hợp đón người dân trở về vẫn chưa hồi âm.
“Còn như phía tỉnh Đồng Tháp thì giao cho từng huyện xem xét việc đón người dân, có huyện đón, có huyện không đón gây bức xúc cho bà con”, bí thư Huyện ủy Tân Thạnh Bùi Quốc Bảo cho biết.
Ngoài số người trong điểm trường nói trên, còn có 127 người dân khác, chủ yếu là người Đồng Tháp, tự đi bằng các phương tiện cá nhân trở về trong vòng hai ngày qua. 127 người này đang phải trú tạm tại hàng hiên các quán cà phê, trụ sở ấp ven quốc lộ N2.
Hiện tại, mỗi ngày huyện Tân Thạnh đã tổ chức những đoàn lo cơm, nước cho tất cả những người dân đang “mắc kẹt” này, đồng thời kêu gọi hỗ trợ thêm bằng các loại bánh trái, sữa…
Với những người “mắc kẹt” ngoài điểm trường học, đang phải ở tạm ven đường, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được yêu cầu huyện Tân Thạnh phải nhanh chóng tìm điểm trú ngụ an toàn cho họ.
“Hiện các tỉnh vẫn chưa nhận, mà họ đã ở trên địa bàn chúng ta thì chúng ta phải tiếp tục cưu mang, chăm sóc cho tốt đến khi nào quê nhà họ đón nhận thôi”, ông Được nói trong hội nghị trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 vào chiều tối 29-9.
Trước đó, ông Được từng cho biết Long An sẽ phối hợp hỗ trợ “hết mình” nếu các tỉnh đồng ý nhận người dân trở về: “Các tỉnh có yêu cầu phải test vắc xin, phải tổ chức đưa xe tận nơi hay phải xét nghiệm… Long An đều sẽ đáp ứng để cho những người dân này được trở về”.
Vận động các nguồn lực xã hội tham gia phòng, chống dịch
Từ 3 - 4/9, Chương trình 1.000 tấn gạo tình thương hỗ trợ miền Nam chống dịch của Công ty Bánh gạo One One sẽ được vận chuyển tới nhân dân một số tỉnh, thành miền Nam gặp khó khăn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Đại diện lãnh đạo Nhãn hàng Bánh gạo One One trao biểu trưng 200 tấn gạo của Chương trình 1.000 tấn gạo tình thương chia sẻ khó khăn cùng nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: dangcongsan.vn
Đây là số gạo do Cục Dân quân tự vệ (Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam) vận động, kết nối với Nhãn hàng Bánh gạo One One (Công ty Cổ phần thực phẩm One One) hỗ trợ nhân dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai gặp khó khăn trong phòng, chống dịch.
Sáng 3/9, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương đã tổ chức tiếp nhận 200 tấn gạo của Chương trình 1.000 tấn gạo tình thương. Dự buổi tiếp nhận có Thiếu tướng Trần Văn Sơn, Phó Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ; Thiếu tướng Đỗ Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn và Thủ trưởng Cục Dân vận (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam); đại diện Công ty Cổ phần thực phẩm One One; đại biểu Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ của tỉnh.
Phát biểu tại buổi tiếp nhận, đồng chí Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã bày tỏ sự tri ân đối với Thủ trưởng Cục Dân quân tự vệ, Thủ tưởng các cơ quan, Công ty Cổ phần thực phẩm One One và nhấn mạnh, đây là món quà hết sức ý nghĩa để Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hỗ trợ nhân dân vượt qua khó khăn trong phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về vật chất, tinh thần để lực lượng vũ trang và nhân dân dân tỉnh Bình Dương cùng với các địa phương trên cả nước nhanh chóng chiến thắng đại dịch COVID-19.
*Ngày 3/9, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Long An tổ chức lễ ra mắt Chương trình "ATM oxy tình thương" nhằm hỗ trợ cung cấp bình oxy điều trị COVID-19 cho các địa phương là nơi có nguy cơ cao và rất cao trong tỉnh. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An.
Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được cùng thanh niên tham gia vận chuyển bình oxy lên xe chở đến các bệnh viện dã chiến, nơi thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN
Chương trình "ATM Oxy tình thương" gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 hỗ trợ nguồn oxy đến các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị COVID-19; khu quản lý trường hợp F0 tạm thời, các Trung tâm y tế lưu động tại các địa phương "vùng đỏ" là Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, thành phố Tân An gồm 500 bình oxy, 100 van đồng hồ áp suất, 100 van chia ống thở, hỗ trợ nạp đổi bình oxy với công suất 250 bình 40L/ngày.
Giai đoạn 2 Ban điều hành ATM oxy cấp tỉnh sẽ xây dựng các trạm cơ sở tiếp nhận, vận chuyển bình oxy tại 4 địa phương "vùng đỏ" trên địa bàn tỉnh, nhằm hỗ trợ các bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà hoặc các trường hợp bệnh nhân chuyển viện cần gấp oxy. Mỗi trạm cơ sở trang bị ít nhất 50 bình chứa oxy, 50 van đồng hồ áp suất, 20 van chia ống thở.
Bí thư Tỉnh đoàn Long An Võ Trần Tuấn Thanh cho biết: Chương trình nhằm tiếp tục phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Long An, hội viên Hội Doanh nhân trẻ tỉnh trong công tác tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19; góp phần hỗ trợ các bệnh viện dã chiến, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh duy trì nguồn oxy thường xuyên, liên tục đảm bảo công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Tổng giá trị nguồn lực thực hiện chương trình gần 300 triệu đồng tiền mặt từ sự chung tay đồng hành của các doanh nghiệp, mạnh thường quân, Hội doanh nhân trẻ của tỉnh và Công ty cổ phần Đại Nam cho mượn 500 vỏ bình chứa oxy các loại.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út nhấn mạnh, "ATM oxy tình thương - Trao yêu thương, trao sự sống" là một mô hình mới, thiết thực, phù hợp với tình hình, diễn biến và ứng phó với các tình huống khẩn cấp theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Đây là giải pháp kịp thời hỗ trợ người mắc COVID-19 cần hỗ trợ oxy, chung tay cùng với cơ sở y tế hạn chế tối đa trường hợp người tử vong do thiếu oxy cấp cứu. Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn Tỉnh đoàn Long An với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, mạnh thường quân tiếp tục phát huy sức trẻ cùng với các ngành, các cấp, vận động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia vào công tác phòng, chống dịch nhằm góp phần khống chế dịch bệnh trong thời gian sớm nhất.
Bí thư Long An: 'Hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tính mạng người dân' Ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy Long An trả lời VnExpress về những khó khăn mà tỉnh đang phải đối mặt khi số ca nhiễm Covid-19 cao thứ ba cả nước. - Long An đã ghi nhận trên 17.400 ca nhiễm cộng đồng - đứng sau TP HCM và Bình Dương, số ca nhiễm phát sinh hàng ngày còn đang ở...