Người mắc hội chứng “chân bồn chồn” có nguy cơ tự làm hại bản thân cao gần gấp 3 lần so với người thường
Những người mắc hội chứng chân không yên (RLS) hay hội chứng chân bồn chồn có nguy cơ tự tử và tự hại bản thân gần gấp 3 lần.
Điều này cho thấy có thể có mối liên hệ giữa tình trạng thể chất và sức khỏe tâm thần của con người.
Hội chứng chân không yên ( Restless legs syndrome – RLS) hay hội chứng chân bồn chồn là tình trạng gây ra sự thôi thúc không thể cưỡng lại để đôi chân được di chuyển. Hội chứng này làm đôi chân thấy khó chịu, làm cho người mắc chứng này phải đứng lên di chuyển mới làm giảm cảm giác khó chịu.
Hội chứng thường xảy ra vào buổi tối hoặc ban đêm khi bạn ngồi hoặc nằm. Nó có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, bất kể nam nữ mặc dù phụ nữ có nhiều khả năng mắc hơn. Đây là một tình trạng đi theo suốt đời mà không có cách chữa trị triệt để.
Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học bang Pennsylvania (Hoa Kỳ) đã phân tích dữ liệu trên 24.000 người mắc RLS và khoảng 145.000 người không mắc hội chứng này hay các bệnh về thần kinh. Trong số tất cả, không ai có tiền sử về tự tử hoặc tự làm hại bản thân.
Nghiên cứu phát hiện: những người mắc RLS có nguy cơ tự tử hoặc tự làm hại mình cao gấp 2,7 lần so với những người bình thường.
Đồng tác giả nghiên cứu Muzi Na – trợ lý giáo sư tại Đại học y tế và phát triển con người bang Pennsylvania cho biết: “Nguy cơ gia tăng này vẫn còn sau khi các nhà nghiên cứu kiểm soát, loại trừ sự ảnh hưởng từ các yếu tố như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và các bệnh mãn tính phổ biến. Có nghĩa là “RLS vẫn là một nhân tố độc lập góp phần gây nên tự tử và tự làm hại mình”.
Trong một thông cáo báo chí của trường, bà Muzi Na nói: “Chúng tôi vẫn không biết lý do chính xác, tuy nhiên kết quả này có thể giúp định hình các nghiên cứu tương lai về vấn đề này”.
Hội chứng chân không yên có mối liên hệ đến vấn đề tự tử và tự làm hại bản thân
Theo đồng tác giả nghiên cứu Xiang Gao – Giám đốc Phòng thí nghiệm dịch tễ học dinh dưỡng bang Pennsylvania chia sẻ: Với tỷ lệ tự tử ở Mỹ đang gia tăng, những phát hiện này nhắc nhở các bác sĩ nên chú ý đến sức khỏe tâm thần của những người mắc RLS.
Ông còn cho biết thêm: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hội chứng chân không yên không chỉ liên quan đến các điều kiện thể chất, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Hội chứng không được chẩn đoán đúng mức và tỷ lệ tự tử đang gia tăng, kết nối giữa hai vấn đề này càng ngày càng quan trọng, cần được quan tâm hơn. Các bác sĩ lâm sàng nên cẩn thận trong việc sàng lọc bệnh nhân về cả hai vấn đề là mắc chứng RLS và có nguy cơ tự tử”.
Nguyên nhân chính xác của RLS vẫn chưa rõ, nhưng các nghiên cứu trước đây đã xác định được mối liên hệ giữa nó với sự thiếu hụt sắt, cũng như sự giảm sút của chất dopamine trong não.
Video đang HOT
RLS cũng có mối liên hệ đến nguy cơ của cái chết sớm, nhưng lý do cũng chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu đã tìm ra sự liên quan giữa RLS với vấn đề huyết áp cao và các cơn đau tim, cũng như trầm cảm và suy nghĩ về tự tử.
Source (Nguồn): Healthday, NIH/Helino
Vì sao ngủ ngon mà vẫn mệt mỏi vào sáng hôm sau?
Bạn đã bao giờ tự hỏi, vì sao ngủ đủ giấc mà vẫn luôn trong trạng thái mệt mỏi? Buồn ngủ ban ngày có thể làm giảm hiệu suất làm việc, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng nếu đang tham gia giao thông. Vì vậy, cần tìm hiểu những nguyên nhân gây mệt mỏi để điều trị kịp thời.
1. Thiếu máu
Ảnh: BrightSide
Thiếu máu là hiện tượng xảy ra khi thiếu chất sắt trong cơ thể, đồng nghĩa với việc thiếu hụt tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Do đó, các mô bị thiếu oxy và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Các triệu chứng khác của thiếu máu có thể kể đến như khó thở, da vàng hoặc nhợt nhạt.
2. Bệnh tiểu đường
Ảnh: BrightSide
Bệnh tiểu đường xảy ra do cơ thể sử dụng insulin sai cách hoặc sản xuất không đủ lượng insulin cần thiết. Bởi vì điều này, lượng đường trong máu tăng lên đáng kể. Mệt mỏi nghiêm trọng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các triệu chứng khác gồm có: hay cảm thấy đói hoặc khát, da khô, sụt cân.
3. Bệnh celiac
Ảnh: BrightSide
Bệnh này do cơ thể phản ứng bất thường với gluten. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong ngũ cốc. Nếu bạn cảm thấy không khỏe sau khi ăn bánh mì hoặc bánh quy, rất có thể bạn đã mắc bệnh celiac. Các triệu chứng khác của bệnh là đầy hơi, tiêu chảy, giảm cân.
4. Viêm xơ đường mật nguyên phát
Ảnh: BrightSide
Đây là một bệnh lý mà các ống mật của gan bị phá hủy. Mật là cơ quan loại bỏ các chất có hại khỏi cơ thể chúng ta như độc tố, cholesterol và các tế bào máu bị bào mòn. Khi các ống dẫn bị tổn thương, các yếu tố không lành mạnh này sẽ tích tụ trong gan. Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của bệnh về gan này. Các triệu chứng khác của bệnh là khô mắt và mẩn ngứa.
5. Suy giáp
Ảnh: BrightSide
Các vấn đề với tuyến giáp có có thể làm giảm hiệu suất sản xuất hormone tuyến giáp. Những hormone này chịu trách nhiệm cải thiện năng lượng và các chức năng khác của cơ thể. Khi tuyến giáp gặp trục trặc, các quá trình trong cơ thể phát triển chậm lại. Kết quả là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác là tăng cân, yếu cơ và trầm cảm.
6. Bệnh Alzheimer
Ảnh: BrightSide
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng buồn ngủ có thể là triệu chứng của bệnh Alzheimer. Họ đã thiết lập mối liên hệ giữa buồn ngủ ban ngày và sự tích lũy beta-amyloid trong não. Sự tích lũy này tương đồng với sự phát triển của Alzheimer. Điều này có nghĩa là cảm thấy mệt mỏi ban ngày có thể là dấu hiệu sớm của bệnh này. Các triệu chứng khác có thể là mất trí nhớ ngắn hạn hoặc hay cáu gắt.
7. Hội chứng chân bồn chồn
Ảnh: BrightSide
Đây là hội chứng với biểu hiện chân bị cử động không kiểm soát trong giấc ngủ, có thể làm gián đoạn và làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Kết quả là bạn có thể cảm thấy mệt mỏi. Các triệu chứng khác của hội chứng này là chân tay ngứa râm ran hoặc có thể bị đau chân tay.
8. Ngưng thở khi ngủ
Ảnh: BrightSide
Đây là tình trạng khi đường thở bị tắc nghẽn trong khi ngủ và khiến bạn ngừng thở. Những lần tạm dừng này có thể kéo dài tới 20 giây và xảy ra vài trăm lần mỗi đêm. Điều này dẫn đến sự thức tỉnh sau đó lại ngủ thiếp đi. Bạn thậm chí có thể quên rằng bạn đã thức dậy. Nhưng do sự thức dậy thường xuyên như vậy, chất lượng giấc ngủ bị suy giảm và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày. Có thể đi kèm các triệu chứng như ngáy hay thở khò khè.
9. Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Ảnh: BrightSide
Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ liên tục trong 3-4 tháng thì bạn có thể mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính. Hội chứng có thể khiến bạn kiệt sức khi làm việc gắng sức. Các triệu chứng khác có thể gặp là đau khớp, đau cơ, đau đầu và kém tập trung.
Theo BrightSide /viettimes
Có những dấu hiệu này, bạn đã bị rối loạn giấc ngủ không cẩn thận có ngày gặp nguy Để bảo vệ sức khỏe, bạn cần tìm hiểu thông tin cần thiết về chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bị thiếu ngủ thường xuyên, giấc ngủ bị giảm về thời lượng và chất lượng. Theo một số ước tính, gần 75% người lớn trải qua các triệu chứng rối loạn giấc ngủ mỗi tuần và có...