Người mắc chứng rối loạn ăn uống khốn khổ hơn vì Covid-19
Những bệnh nhân mắc chứng rối loạn ăn uống, căn bệnh tâm thần nguy hiểm thứ 2 thế giới, rơi vào khủng hoảng trong mùa dịch.
Zing trích dịch bài đăng từ ABC News, đề cập đến chứng rối loạn ăn uống trở nên trầm trọng hơn vì Covid-19.
Sau nhiều năm chật vật với chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng, Kwolanne Dina Felix, một sinh viên đại học ở thành phố New York (Mỹ), nhận ra bản thân cần phải tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, dịch Covid-19 ập đến bất ngờ khiến bệnh tình của cô gái trẻ càng mất kiểm soát.
“Tôi đã cố gắng thích nghi hoàn cảnh mới với một lối sống mới. Nhưng chứng rối loạn ăn uống của tôi ngày càng trầm trọng hơn. Khi thế giới trở nên hỗn loạn, thứ duy nhất tôi có thể kiểm soát được là thói quen ăn kem vô điều độ”, Felix nói với Good Morning America.
Kwolanne Dina Felix mất kiểm soát bệnh tình trong thời gian cách ly vì dịch.
Nữ sinh 21 tuổi cho biết lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt đã ngăn cản cô tiếp nhận sự hỗ trợ của xã hội. Ngoài ra, Felix bị ám ảnh nỗi sợ tăng cân trong mùa dịch, một phần là do các meme về vấn đề này liên tục được lan truyền trên Internet.
Cô phải hủy theo dõi nhiều bạn bè và người nổi tiếng để tránh bị tác động tiêu cực.
“Khi mọi người bàn tán về chứng rối loạn ăn uống, họ coi nó như thể là một chế độ ăn kiêng phức tạp. Nhưng nó không phải như vậy. Trên thực tế, rối loạn ăn uống có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh tâm thần”, Felix nói.
Theo số liệu của Hiệp hội quốc gia về Chứng biếng ăn Nervosa và Các rối loạn liên quan (ANAD), rối loạn ăn uống đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những bệnh tâm thần nguy hiểm nhất, chỉ sau sử dụng opioid quá liều. Trung bình cứ mỗi 52 phút, Mỹ ghi nhận một ca tử vong vì chứng rối loạn ăn uống.
Video đang HOT
Căn bệnh tâm thần phức tạp
Charli D’Amelio (16 tuổi), một ngôi sao nổi tiếng trên TikTok, cũng chia sẻ về chứng rối loạn ăn uống trong thời gian dịch bệnh.
Charli D’Amelio mới đây chia sẻ về chứng rối loạn ăn uống của bản thân.
“Tôi chưa bao giờ chia sẻ về cuộc đấu tranh với chứng rối loạn ăn uống của chính bản thân. Thừa nhận bệnh tình với gia đình và bạn bè thân thiết còn thấy không thoải mái, huống chi là tiết lộ với cả thế giới. Tôi đã rất lo lắng”, cô nói.
Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020, Hiệp hội Rối loạn ăn uống Mỹ (NEDA) ghi nhận số cuộc gọi tới đường dây nóng tăng vọt 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Khoảng thời gian này khiến mọi người lo lắng tột độ. Đối với những người bị rối loạn ăn uống, dù là đang điều trị tích cực hay không, họ lại càng thêm căng thẳng”, Claire Mysko, Giám đốc điều hành NEDA, chia sẻ.
Bà cho biết đại dịch còn gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở Mỹ, trong đó chứng rối loạn ăn uống chiếm phần lớn.
Chứng rối loạn ăn uống là căn bệnh tâm thần nguy hiểm thứ 2 thế giới. Ảnh: Shutterstock.
“Rối loạn ăn uống là vấn đề sức khỏe tâm thần phức tạp, có mối liên hệ chặt chẽ với chứng trầm cảm, lo âu, chấn thương tinh thần trong quá khứ và lạm dụng chất gây nghiện”, bà nói.
Tiến sĩ Jillian Lampert, Giám đốc chiến lược của The Emily Program, một mạng lưới các trung tâm điều trị chứng rối loạn ăn uống ở Mỹ, nhận thấy yêu cầu điều trị của các bệnh nhân cả trực tuyến lẫn qua điện thoại đều tăng đột biến trong mùa dịch. Nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng hoặc trong giai đoạn bệnh cấp tính.
Sự cô lập mà đại dịch gây ra, khiến cho mọi người phải ở yên trong nhà là một yếu tố đặc biệt gây hại cho những bệnh nhân rối loạn ăn uống.
Ngoài ra, Covid-19 còn gây ra nhiều vấn đề khác như mất an ninh lương thực, phá vỡ các quy tắc và thói quen hàng ngày, gây ra nỗi sợ hãi thường trực, áp lực tài chính và xã hội, căng thẳng công việc. Tất cả chúng đều là yếu tố góp phần gây ra chứng rối loạn ăn uống, theo các chuyên gia.
Thuốc lá làm nóng có ảnh hưởng tới sức khỏe người hút?
Thuốc lá làm nóng chứa nicotine là chất gây nghiện mạnh, có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có thai.
Thuốc lá điện tử có thể gây nghiện, bệnh phổi như thuốc lá truyền thống
Hỏi:
Điểm giống và khác nhau giữa thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng là gì? Khi hút có ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào, thưa bác sĩ?
Nguyễn Phương Thảo (Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Trả lời:
Thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đều là thuốc lá thế hệ mới và cùng hoạt động trên cơ chế loại bỏ quá trình đốt cháy tạo khói, nhưng có sự khác biệt về bản chất giữa các sản phẩm. Việc hiểu đúng bản chất của từng loại để có chính sách quản lý phù hợp là điều cần thiết, giúp công cuộc phòng chống tác hại của thuốc lá hiệu quả, toàn diện và thực tế hơn.
Thuốc lá làm nóng gồm 3 phần: thiết bị làm nóng (holder), sản phẩm thuốc lá, làm từ sợi thuốc lá (heatstick) và đầu sạc (charger). Người dùng chỉ có thể sử dụng đúng sản phẩm được cung cấp bởi nhà sản xuất (cả thiết bị lẫn sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá đặc chế đi kèm).
Trong khi đó, thuốc lá điện tử (e-cigarette hoặc vape) cũng loại bỏ được quá trình đốt cháy để tạo ra nicotin, nhưng nicotin trong thuốc lá điện tử không đến từ nguồn nguyên liệu thuốc lá như thuốc lá làm nóng mà sử dụng dung dịch có chứa chất nicotin hóa lỏng.
Thuốc lá điện tử chứa nicotin không được đánh giá an toàn cho thanh thiếu niên, thanh niên trẻ tuổi hoặc phụ nữ mang thai.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cũng cho biết, ngoài tính gây nghiện, nicotine tác động xấu lên sự phát triển não bộ ở trẻ em và thành niên trẻ tuổi ở độ tuổi 20, nicotine gây tác động tiêu cực đến sự phát triển thai nhi trong quá trình mang thai và gây các bệnh tim mạch.
Mặc dù nicotine không phải là chất gây ung thư, nhưng nó có tác động như "chất tạo khối u" và liên quan đến hình thành bệnh ung thư cũng như ảnh hưởng đến thần kinh.
Tiếp xúc với nicotine ở trẻ vị thành niên và thai nhi có ảnh hưởng lâu dài đến phát triển não bộ, nguy cơ dẫn đến rối loạn học tập và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ em và người lớn cũng bị nhiễm độc nếu nuốt, hít phải hoặc bị thấm dính dịch lỏng trong thuốc lá điện tử qua da hoặc mắt.
Đối với những người trưởng thành và chưa trưởng thành không hút thuốc, sử dụng thuốc lá điện tử cũng có nguy cơ gây nghiện nicotin, dẫn đến họ sẽ dùng thuốc lá điện tử trong thời gian dài không dứt ra được, với những tác động về lâu về dài khó nói trước, hoặc liên quan đến việc sử dụng thuốc lá truyền thống.
Thuốc lá làm nóng chứa nicotine là chất gây nghiện mạnh, có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có thai. Những sản phẩm này được làm nóng ở nhiệt độ thấp hơn thuốc lá đốt cháy nhưng vẫn có những thành phần giống như thuốc lá thông thường, bao gồm cả các chất gây ung thư và các chất độc gây bệnh tim mạch và hô hấp.
Sử dụng thuốc lá làm nóng dẫn đến phơi nhiễm chất nitrosamines liên quan tới ung thư phổi, mũi, thực quản, gan, tuyến tụy và cổ tử cung.
Ăn uống vô độ có thể là bệnh lý nghiêm trọng về tâm thần Những người mắc chứng ăn uống vô độ cảm thấy mình phải ăn thật nhiều, ít nhất 1 lần mỗi tuần trong khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn. Người mắc bệnh không thể kiểm soát ăn uống. Ảnh: ST Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu nước Anh - Louise Wiseman - cho biết, chứng ăn uống vô độ không đơn thuần là biểu...