Người lưu giữ nét văn hóa Chăm qua ảnh
Mỗi khi có lễ hội Chăm, Inra Jaya khăn gói lên đường và ghi lại nhiều góc nhìn độc đáo để giới thiệu đến bạn bè văn hóa truyền thống quê hương mình.
Lễ hội Chăm là đề tài thu hút không chỉ các nhà nghiên cứu mà còn nhiều nhiếp ảnh gia, trong đó có Phú Tuệ Tri, một người con của Ninh Thuận hiện sinh sống tại Sài Gòn. Chàng trai 27 tuổi này thường được gọi bằng tên tiếng Chăm là Inra Jaya.
Bắt đầu làm quen với máy ảnh bán chuyên từ năm 2009, anh chọn lễ hội Chăm là đề tài chính để sáng tác. Với niềm đam mê nhiếp ảnh và văn hóa Chăm, Inra Jaya gần như không bỏ qua một lễ hội nào ở Phan Rang.
Người Chăm có nhiều lễ hội đặc sắc như Kate, Ramawan, Po Nai, Rija Nagar, Cầu Đảo, mở cửa Tháp… Mỗi sự kiện lại có những nét đặc trưng như điệu múa Ka-ing độc đáo, trang phục rực rỡ của chức sắc, các lễ tục cúng tế với sắc thái huyền bí, thiêng liêng.
Mỗi khi có lễ hội Chăm, Inra Jaya lại tất bật lên đường về thành phố Phan Rang với chiếc xe máy và ba lô máy ảnh. Là người Chăm bản địa, lại thừa hưởng chất nghệ sĩ từ cha – nhà thơ Inra Sara, các góc ảnh của chàng trailuôn đậm sắc màu văn hóa truyền thống.
Lễ hội Po Nai trên núi Chà Bang diễn ra vào tháng 4, 5 và 6 dương lịch. Người dân đến đây thường cầu sức khỏe, tình duyên hay con cái. Trung tâm buổi lễ là bà bóng với điệu múa uyển chuyển, hùng hồn cùng sự cổ vũ náo nhiệt của mọi người xung quanh.
Các hoạt động truyền thống của người Chăm diễn ra quanh năm. Trong đó, anh ấn tượng nhất là lễ hội Cầu Đảo diễn ra ở cửa biển Mỹ Tường (Ninh Hải, Ninh Thuận).
Sự kiện tổ chức trong hai ngày với những nghi thức múa của bà bóng và cúng tế rất đặc sắc. “Tôi ấn tượng mạnh với nét huyền bí, linh thiêng của nghi thức tế lẫn sinh hoạt trong buổi lễ. Ban đêm, mọi người quây quần ca hát, ngân vang câu dân ca Chăm và nhún nhảy điệu múa âm dương thiêng liêng”, anh cho hay.
Bên cạnh các lễ hội, anh lại khám phá ra những điểm hấp dẫn mới trong mỗi lần di chuyển. Một trong số đó là đồi bằng lăng tím ở Tuy Phong hay Cổ Thạch, Bình Thuận. Anh ghi lại tất cả bằng hình ảnh và chia sẻ ngắn gọn trên trang Incredible Champa do chính mình sáng lập.
Đồi bằng lăng tím ở Tuy Phong – Bình Thuận nằm gần quốc lộ 1A. Hoa thường nở rộ vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6.
Cùng với đam mê chụp ảnh, du lịch cũng là niềm yêu thích của anh. Đến nay, nhiếp ảnh gia trẻ đã đặt chân tới Campuchia, Lào, Malaysia, Ấn Độ, Đức, Italy, Pháp, Áo và Thụy Sĩ.
Qua những chuyến đi, anh học hỏi được nhiều điều và tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc sáng tác. “Từ đó góp phần truyền tải những bức ảnh đẹp, quý giá cho mọi người và phần nào lưu giữ những nét đẹp truyền thống Chăm trước nguy cơ bị mai một”, Jaya chia sẻ.
Anh dự định sàng lọc những bức ảnh quý, mang đậm tính truyền thống Chăm để in thành sách và tổ chức triễn lãm nghệ thuật ở nhà trưng bày văn hóa Chăm Inra Hani – Mỹ Nghiệp.
Kỷ niệm đáng buồn nhất của Jaya là trong lần về quê chụp ảnh, anh ghé bãi biển Cà Ná. Vì mải mê săn ảnh hoàng hôn ngay lúc giao hòa giữa biển xanh, rừng thẳm và trời mây, chàng trai bị sóng lớn cuốn trôi hết ba lô máy ảnh khi đang đứng trên mỏm đá giữa biển.
Hiện nay, ngoài việc chụp ảnh, anh còn làm các clip nhỏ với những hình ảnh đặc trưng của vùng đất Ninh Thuận như đàn cừu, giàn nho chín mọng, làng gốm Bàu Trúc, làng dệt Mỹ Nghiệp, các lễ hội, điệu múa cổ truyền để giới thiệu và quảng bá quê hương cũng như truyền thống văn hóa dân tộc Chăm. “Tôi muốn giúp mọi người hiểu hơn về Ninh Thuận và dễ dàng đặt chân đến khi đã nắm kỹ mọi thông tin trên các clip”, anh bộc bạch.
Video đang HOT
Văn hóa Chăm qua ống kính Inra Jaya:
Tháp Po Rome ở làng Chăm Hậu Sanh, Ninh Phước, Ninh Thuận, cách thị trấn Phước Dân, quốc lộ 1A một km, là nơi diễn ra lễ hội Kate vào tháng 10 hàng năm của đồng bào Chăm.
Xe trâu truyền thống của đồng bào Chăm.
Đội nước là nét đẹp tiêu biểu của phụ nữ Chăm ngày xưa. Hoạt động này thường diễn ra vào các buổi chiều tại các bến nước. Nơi đây cũng là chốn tâm tình, hẹn hò của các chàng trai và thiếu nữ Chăm.
Vào những ngày cuối tháng 6 hàng năm, đồng bào Chăm Bà Ni thường tổ chức lễ hội Ramawan. Lễ hội lớn nhất của đồng bào này diễn ra trong hai ngày. Ngày đầu buổi lễ, các gia đình, dòng tộc cùng nhau đi tảo mộ. Ngày thứ hai là lễ cúng gia tiên trong nhà.
Kate là lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm Bà La Môn, diễn ra vào tháng 10 hàng năm. Vào ngày này, đông đảo bà con Chăm lên tháp cúng tế, múa hát. Sau đó, họ về nhà cúng gia tiên và thực hiện những hoạt động văn hóa náo nhiệt ở palei (làng). Đây là lễ hội đặc trưng của Ninh Thuận thu hút đông đảo du khách tham quan.
Người Chăm có hệ thống ngôn ngữ riêng biệt tồn tại từ bao đời nay. Ở mỗi gia đình, các cụ ông lớn tuổi có trách nhiệm truyền lại cho thế hệ con cháu. Những lúc rảnh rỗi họ sẽ dạy chữ viết, ban đêm dưới ánh trăng tròn họ sẽ kể những chuyện cổ tích, sử thi.
Cụ bà trong mỗi gia đình, dòng tộc có nhiệm vụ dạy các thiếu nữ múa, hát và cách đi đứng nói chuyện . Do đó, người phụ nữ Chăm nào cũng biết múa. Họ múa nhiệt tình, say sưa và đầy mê hoặc.
Thác Chaper là điểm du lịch mới ở Ninh Thuận, thu hút rất nhiều du khách ghé đến. Nằm cách TP Phan Rang 60 km và cách quốc lộ 27B 10 km thuộc xã Phước Tân, huyện Bác Ái. Thác có độ cao hơn 50 m và bề ngang chân thác rộng 40 m. Vào những ngày hè oi bức, nơi đây là điểm đến của người dân Ninh Thuận và các vùng lân cận.
Theo VNE
Khung cảnh ngoạn mục dọc đường ven biển Phan Rang - Cam Ranh
Chạy xe dọc đường ven biển Phan Rang - Cam Ranh trên DT702, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi có quá nhiều vịnh biển, bãi tắm đẹp và hoang sơ.
Ttừ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đến địa phận Cam Ranh, Khánh Hòa, đường ven biển DT702 ôm trọn vườn quốc gia Núi Chúa từ lâu đã là một cung đường trong mơ đối với những ai đam mê khám phá.
1. Đầm Nại: Vừa ra khỏi thành phố Phan Rang, bạn sẽ đi qua đầm Nại. Thuộc huyện Ninh Hải, đầm Nại là một trong 12 đầm phá ven biển nước ta, là đầm phá kiểu nhiệt đới khô hạn ven biển điển hình. Đầm Nại sở hữu một hệ sinh thái tương đối phong phú về hệ động - thực vật. Nơi đây cũng còn là nơi trú ngụ của các loài chim di trú và là địa bàn sinh kế của nhiều ngư dân, diêm dân.
Đến với đầm Nại, bạn không chỉ được hòa mình chìm đắm trong cảnh sắc thiên nhiên vùng sóng nước mà còn có cơ hội khám phá và tìm hiểu cuộc sống thanh bình của một vùng quê ven đầm.
2. Hang Rái: Nằm phía Nam của vịnh Vĩnh Hy và là một trong những địa danh thường được kể đến trong hành trình khám phá vẻ đẹp của Ninh Thuận, song sau nhiều năm giới thiệu, bãi Hang Rái thuộc thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, Vĩnh Hy, nơi ngày xưa có rất nhiều rái cá tập trung sinh sống, vẫn chỉ nằm trong tầm ngắm của các phượt thủ, các tay mê nhiếp ảnh hay những người thích quăng cần câu cá.
Toàn cảnh hang Rái.
Hiện nay, hang Rái đã được ban quản lý vườn quốc gia Núi Chúa khai thác du lịch, bán vé vào với giá 5.000 đồng một người. Việc bán vé là để có chi phí bảo tồn, giữ gìn vệ sinh khi du khách kéo đến ngày một đông.
3. Hòn Đỏ (Bãi đá tổ ong): Tất cả những gì bạn nhìn thấy ở hang Rái chỉ là một phần nhỏ của bãi đá tổ ong. Nếu không biết đường, hãy hỏi dân địa phương đường ra hòn Đỏ. Bạn sẽ phải len lỏi qua những cánh đồng tỏi, ớt, chạy trên cát khoảng 1 cây số sẽ ra được bãi đá tổ ong. Bãi đá rất rộng, cảm giác cứ đi mãi mà không hết.
Bạn nên đến khi thủy triều lên. Sóng đánh vào bãi đá tạo nên một cảnh tượng ngoạn mục.
4. Vịnh Vĩnh Hy: Là nơi còn mang nhiều nét hoang sơ do thiên nhiên hào phóng ban tặng, một quần thể thiên nhiên xinh đẹp, hùng vĩ với những bãi cát trắng bao quanh, được ví như nơi sơn cùng thủy tận của tỉnh Ninh Thuận, vịnh là điểm đến lý tưởng cho du khách thích khám phá những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ đầy thơ mộng.
Nước biển xanh trong gợn những con sóng nhỏ lăn tăn như dải lụa mềm mại phất phơ. Thêm nữa, bạn còn có thể ăn hải sản trên bè, đi tàu đáy kính ngắm san hô.
5. Đảo Bình Hưng: Trên cung đường DT702, bạn sẽ được ngắm đảo Bình Hưng hoang sơ và thơ mộng. Vì đảo rất gần với đất liền, chỉ cách 10 phút đi tàu, đảo Bình Hưng được nhiều dân du lịch bụi lựa chọn và ở lại khám phá, với các ưu điểm như hải sản rẻ, bãi biển đẹp cùng với dịch vụ đầy đủ.
6. Bãi Nước Ngọt: Một bãi tắm tuyệt đẹp như một thiên đường thu nhỏ mà khi đi trên DT702 bạn sẽ nhìn thấy. Bãi biển cát trắng tinh, nước biển màu xanh ngọc, bên trong lại là một dòng suối mát trong chảy từ núi Chúa ra, bãi tắm ở đây được gọi theo tên của con suối là bãi Nước Ngọt. Đường xuống bãi tắm không khó, xe ôtô cũng có thể vào, nhưng phải để ý lắm mới tìm ra được. Đứng từ lưng chừng núi, bạn sẽ phải ngỡ ngàng vì sự thơ mộng của bãi biển này.
7. Bãi Bình Tiên: Với những bãi cát trải dài xa tít, mặt biển êm đềm gợn những con sóng nhỏ lăn tăn, du khách có thể thỏa lòng ngâm mình dưới đại dương xanh trong. Nếu không e ngại, bạn hãy tìm một nơi hơi vắng, thoải mái tắm tiên.
Ba mặt của biển Bình Tiên được bao bọc bởi rừng cây và núi đá, nên mặt biển khá yên lặng. Từng đợt sóng nhỏ xô vào bờ với những âm thanh nhẹ nhàng êm tai nghe như tiếng du dương của nàng công chúa trẻ Bình Tiên đang ẩn mình giữa đại dương, bao bọc bởi những chàng dũng sĩ đá xanh, đá trắng vạm vỡ, đầy hình thù kỳ dị và bí ẩn.
8. Thôn Bình Lập - bãi Bình Châu: Đường vào thôn Bình Lập sẽ hút hồn bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Với những đường dốc uốn lượn quanh đèo, những vịnh biển nhỏ hiện ra như một bức tranh phong thủy hữu tình. Thôn Bình Lập cũng là nơi mà resort Ngọc Sương từng xuất hiện trong bộ phim Những nụ hôn rực rỡ.
Thôn Bình Lập có bãi Bình Châu khiến bất cứ du khách nào cũng sẵn sàng nhảy ào xuống tắm, nhờ làn nước trong và bờ cát mềm mịn. Bãi biển dù đẹp nhưng còn khá ít người biết đến do nằm khuất bên trong, và còn rất hoang vắng.
9. Kè biển: Đoạn từ Ninh Chữ Bay Resort đến công ty TNHH Giống Thủy Sản Thành Vũ có một đoạn kè biển rất mát, dài 3 km. Cchạy xe trên đoạn kè biển này là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Thời gian đẹp nhất để đi là lúc bình minh hướng lên Vĩnh Hy và hoàng hôn hướng về Ninh Chữ. Không cần vội vàng, bạn có thể dừng lại hít một hơi thật sâu trước biển để cảm nhận sự bình yên quá đỗi tuyệt vời.
Theo Zing
Cuộc sống của những chú cừu ở Ninh Thuận Là tỉnh có khí hậu khắc nghiệt nhất nước, Ninh Thuận nắng nóng quanh năm, nhưng cũng chính vì thế nơi đây trở thành "thánh địa" của những bầy cừu. Cừu là vật nuôi có mặt rất sớm trên vùng đất Ninh Thuận, từ cách đây hơn 100 năm, do người Pháp thử nghiệm. Ninh Phước, Bác Ái và Thuận Bắc là ba...