Người “lười” cũng có cái phúc của người lười, có 3 kiểu “lười”, càng biết sớm may mắn càng dày
Đạo xử thế, cốt là ở biết chừng mực. Làm người, vẫn nên ‘lười’ một chút sẽ tốt, đừng quá bận tâm tới mấy lời bàn tán, đừng tức giận với người không đáng, càng đừng lo bò trắng răng, tự làm mệt mình.
Có câu: “Lãn nhân tự hữu lãn nhân phúc, nhất nhật thanh nhần nhất nhật tiên”.
Ý muốn nói, người lười có cái phúc của người lười, một ngày nhàn rỗi, một ngày làm tiên.
Tất nhiên, chữ “lười” ở đây không phải chỉ sự vô công dỗi nghề, chỉ biết ăn ngủ lười lao động, “lười” ở đây là không thèm để ý, không cần thiết phải để ý, là một kiểu tâm thái của cuộc sống, một phương thức sống khiến con người ta ngày càng trẻ trung, hạnh phúc hơn.
01
Mấy lời nói không đâu, không thèm để ý
Vạn vật trên đời, tỷ người thì có tỷ khuôn mặt, mỗi người lại có một cái đầu, một cái miệng.
Giá trị quan của mỗi người là không giống nhau, phương thức tư duy vấn đề cũng khác nhau, vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, rất khó để tránh khỏi mấy lời đàm tiếu không đâu.
Có người chỉ vì nghe được mấy lời không hay về mình mà tức giận, muốn tìm người ta đối chất ngay lập tức, làm vậy không chỉ hại mình mà còn khiến người khác cho rằng mình là một người đanh đá, cáu kỉnh.
Người khác bàn tán về bạn, đánh giá bạn, thậm chí phê bình bạn, bạn quá để ý, quá quan tâm tới suy nghĩ của người khác, là đang tự nhốt mình lại, tự khiến mình lo lắng, làm gì cũng sợ này sợ nọ, rất khó nên được việc lớn.
Trên thế gian này, nơi có người là có giang hồ, có giang hồ ắt có phân tranh, có phân tranh là sẽ có thị phi.
Vì vậy, sống trong cái xã hội 10 người 10 ý này, đừng chỉ mong nhận được những lời khen, mà còn phải biết tiếp nhận những phê bình, đối mặt với mấy lời không đâu, làm được cái gọi là “động tai chứ không động lòng”, chẳng buồn để ý, có vậy mới bớt tự làm khổ mình, bớt ưu phiền.
Tâm rộng một thước, đường rộng một trượng, quá nhạy cảm, quá tính toán so đo với mấy chuyện vặt vãnh, thực ra chẳng có tác dụng gì.
Chuyện bé xé ra to, là đang tự tìm rắc rối cho mình, cứ vướng mắc quá lâu, ngược lại là đang tự hành hạ tâm lý của chính bản thân.
Sống ở đời, đừng bắt mình sống trong mấy lời không đâu, chỉ khi mặc kệ, không thèm để ý, sống đúng với cái tâm của mình, bạn mới có thể vui vẻ, mới có thể đạt được thành công.
02
Giả câm giả điếc, không thèm tức giận
Có người nói:
“Đời người giống như một vở kịch, vì có duyên nên mới tương ngộ.
Bên nhau trọn đời không dễ dàng, nên học cách trân trọng nhiều hơn.
Tức giận vì những chuyện nhỏ nhặt, ngoảnh đầu nhìn lại “ sao phải thế?”
Video đang HOT
Người khác tức giận, tôi không giận, giận rồi bệnh ra ai gánh hộ.
Tôi tức giận rồi, ai đó như ý, há chẳng phải ngu ngốc ư?
Hàng xóm bạn bè người thân, không cần so sánh, chuyện con cái cứ để chúng tự quyết định.
Vui buồn có nhau, có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu, bạn đời của nhau chỉ cần có vậy.”
Người với người, khó tránh khỏi những lúc bất đồng, tranh chấp tới đỏ mặt tía tai.
Nếu chỉ vì một vài xích mích nhỏ mà bạn tức giận, nông nổi, vậy thì một mối quan hệ dù trước đó có tốt đẹp tới đâu, cũng sẽ rạn nứt.
“Tức giận” có sức tàn phá rất lớn, nó không chỉ khiến bạn trở nên dễ ghét, ảnh hưởng tới tâm trạng mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới sức khỏe, quan hệ xã giao, gia đình hay chuyện học hành, sự nghiệp… nó là trở ngại lớn nhất đối với hạnh phúc trong cuộc sống, càng là rào cản cao chót vót trong sự nghiệp.
Nhịn một lúc, sóng yên biển lặng, lùi một bước, trời rộng sống dài.
Đối mặt với những mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống, hãy cố gắng kiểm soát cơn giận dữ của mình, đừng tùy tiện tức giận, càng đừng vì một lúc tức giận mà có những lời nói và hành động không hay, gây tổn thương tới người khác.
Tâm nếu so đo, đâu đâu cũng là oán than; tâm nếu khoan dung, khắc khắc đều là ngày xuân.
Đới người được có vài chục năm, há không để mình sống vui vẻ, tiêu diêu một chút?
Đừng cứ mãi vướng mắc với ai, đừng giận dỗi, hay cạch mặt ai cả đời. Mỉm cười nhìn cuộc sống, không tùy tiện tức giận, là bạn đã chiến thắng được chính mình, có được hạnh phúc.
03
Nghĩ ít ngủ nhiều, không thèm phiền não
Shakespeare nói: “Một người nếu suy nghĩ quá nhiều, sẽ mất đi niềm vui và sự thú vị khi làm người.”
Sống ở đời, thuận buồm xuôi gió cũng được, thăng thăng trầm trầm cũng chẳng sao, rất nhiều chuyện, nếu đã qua rồi, vậy thì không cần nhắc lại nữa. Cứ trầm mình trong sự vướng mắc và oán than, chỉ khiến “tâm” càng mệt; cứ mãi tính toán và bất mãn, chỉ khiến bản thân thêm u sầu.
Lo lắng, có thể buông bỏ được thì hãy buông bỏ, cứ chấp niệm mãi không thôi, suy cho cùng cũng chẳng phải chuyện gì hay ho.
Làm người, đừng cứ mãi đắn đo lo lắng ngày mai, đừng quá lo lắng về tương lai. Dẫu sao thì chuyện chưa xảy ra, bạn có nghĩ nhiều tới đâu cũng là vô ích.
Sống, là để cho bản thân xem, ai cũng nên đối mặt với chính mình một cách trung thực. Quá khứ, thản nhiên đối mặt, tương lai, bớt nghĩ nhiều.
Trong mấy chục năm cuộc đời, đừng đâm đầu vào cái chưa biết hay vướng mắc với cái đã qua, mỉm cười chờ đợi, chỉ cần tâm “tĩnh”, đường đi “vững”, mọi chuyện ắt sẽ bình an vô sự.
Nhà tâm lý học người Mỹ William từng nói: “Phàm là những người quá thông minh, quá biết tính toán, thực ra đều là những người kém may mắn, thậm chí là bệnh tật hay đoản mệnh.”
Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện, bớt tính toán sẽ bớt phiền não, bớt oán than sẽ tăng thêm hoan hỉ. Người suốt ngày tính toán, việc việc so đo, thường là những người bất hạnh.
Đạo xử thế, cốt là ở biết chừng mực. Làm người, vẫn nên “lười” một chút sẽ tốt, đừng quá bận tâm tới mấy lời bàn tán, đừng tức giận với người không đáng, càng đừng lo bò trắng răng, tự làm mệt mình.
Cuộc đời ngắn ngủi như vậy, gặp chuyện cứ thản nhiên, thoải mái lên một chút, thư giãn, cứ từ từ, bình tĩnh, bất kể tương lai ra sao, nói không với lo âu, đi làm những việc mình thích, tận hưởng cuộc sống, mọi thứ rồi sẽ tốt đẹp cả thôi!
3 nguyên nhân khiến một gia đình không giàu lên nổi...
Sau lưng một đứa trẻ ưu tú, lúc nào cũng là một gia đình biết cách giáo dục tốt. Nếu vì thương con mà nuông chiều và không dạy dỗ trẻ cẩn thận khi còn nhỏ, rất có thể sẽ khiến trẻ trở nên hư hỏng, bất cần khi trưởng thành.
Người xưa có câu: "Đạo đức lưu truyền, gia phong tốt đẹp, ba đời an ổn!"
Nếu chỉ dựa vào việc truyền lại của cải cho đời sau kế thừa, chưa chắc sẽ giữ được giàu có cả ba thế hệ. Thế nên, chỉ những gia đình nào dựa vào việc kế thừa đạo đức mới có thể duy trì sự thịnh vượng lâu dài.
Nếu nội bộ gia đình lục đục, gia phong bất hòa, gia đình đó rất dễ suy tàn.
Một gia đình rất khó phát đạt nếu xuất hiện 3 hiện tượng sau:
1. Gia đình không hòa thuận
Sống chung một nhà, nếu các thành viên không hiểu nhau. Khi gặp sự cố, tai nạn chỉ biết cãi vã, dùng thái độ gay gắt đối chọi, tranh giành, hoặc thậm chí xảy ra những sự phân tranh giữa "mẹ chồng nàng dâu", chắc chắn sẽ khiến không khí trong nhà không còn đầm ấm, hạnh phúc được nữa.
Trong "Household Maxim" có câu:
"Hãy tránh tranh chấp ở nhà, vì tranh chấp có thể trở nên gay gắt. Gặp chuyện còn nói nhiều, lời thừa dễ sai."
Nếu có quá nhiều cuộc cãi vã, tai họa sẽ không còn xa.
Tháng trước, tôi có xem một tin tức:
Có hai vợ chồng nọ vì chuyện vặt vãnh mà cãi nhau. Người vợ giận dữ xé quần áo của mình, người chồng nóng nảy dùng lửa đốt luôn quần áo vợ. Lửa lan ra đến tủ quần áo liền bốc cháy. Hôm đó khiến 20 hộ gia đình xung quanh phải sơ tán từ sáng sớm.
Sự bất hòa trong gia đình chính là một liều thuốc độc.
Hai vợ chồng trẻ dẫn con mua đồ trong siêu thị. Bởi vì mâu thuẫn trong vấn đề lựa chọn nhãn hiệu kem đánh răng mà hai người cãi nhau. Lúc đầu, cả hai còn nhỏ tiếng, nhưng dần dần giọng hai người càng lúc càng lớn.
Người phụ nữ tức giận vì cô chọn loại kem đánh răng rẻ, dễ sử dụng để tiết kiệm kinh tế cho gia đình. Vậy mà chồng cô cứ đòi mua loại tốt mới chịu.
Đứa trẻ đứng cạnh xe đẩy hàng, nhìn cha mẹ cãi nhau mà bật khóc.
Dù chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng nó không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng, còn khiến trẻ con dễ suy nghĩ nhiều, lo lắng sớm.
Có một độc giả từng nói với tôi: Đa số những người lấy chồng muộn, phần lớn đều do họ trưởng thành từ những cuộc cãi vã của cha mẹ, không ai chỉ họ cách giải quyết các mối quan hệ trong gia đình. Vì vậy, theo bản năng, họ sợ hãi và trốn tránh trong hôn nhân.
2. Nuông chiều con cái
Sau lưng một đứa trẻ ưu tú, lúc nào cũng là một gia đình biết cách giáo dục tốt.
Nếu vì thương con mà nuông chiều và không dạy dỗ trẻ cẩn thận khi còn nhỏ, rất có thể sẽ khiến trẻ trở nên hư hỏng, bất cần khi trưởng thành.
"Phú nhị đại" là từ ngữ không còn xa lạ gì với mỗi người chúng ta. Thậm chí dù là những nhà không giàu có đi nữa, vẫn có thể nuôi dưỡng ra những đứa trẻ "phú nhị đại", chuyên "coi trời bằng vung".
Lần trước, lúc đi ăn gà rán cùng đồng nghiệp, chúng tôi bắt gặp một đôi vợ chồng trông khá giả dẫn đứa con trai tầm 8 tuổi cũng vào ăn ở đó.
Đáng nhắc tới chính là khi đứa trẻ kia ăn xong, nó không dùng khăn giấy lau tay mà lại kêu người phục vụ đến rồi bất ngờ lau bàn tay dính đầy dầu mỡ lên áo của người phục vụ.
Cậu phục vụ kia có lẽ còn là sinh viên, vừa tức giận vừa hoảng hốt, nhưng cũng chỉ vội né sang rồi kêu cha mẹ đứa trẻ ngăn nó lại. Thế mà cha mẹ đứa trẻ không nói gì, chỉ nhìn cái áo dính bẩn của cậu phục vụ rồi cười bảo:
"Con nít không biết gì, em đừng chấp nó nhé!"
Sự thật không phải vì đứa trẻ còn nhỏ không biết gì, mà do chính sự chiều chuồng quá mức của hai người họ mới khiến đứa trẻ trở nên kiêu ngạo và xem thường người khác như vậy.
Làm một người cha, người mẹ đúng mực, chỉ có uy nghiêm đúng lúc và cách giáo dục khôn ngoan mới có thể khiến con cái tôn trọng và vâng lời.
Đối với trẻ em, một môi trường phát triển lành mạnh thật sự rất quan trọng. Dù bạn đóng vai trò nghiêm khắc răn dạy hay hiền lành dạy bảo đi nữa, việc giáo dục đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính hưng thịnh của toàn gia sau này.
3. Gia phong bất chính
Ngày còn nhỏ, tôi từng nghe mẹ kể một câu chuyện:
Có một người phụ nữ nọ mất chồng sớm, một mình nuôi con thật sự rất khó khăn. Nhưng bà rất thương con, vì vậy ngày đêm đều cố gắng làm lụng cho con có đồ ăn ngon, đồ mặc đẹp.
Một hôm, người con trai lén lấy trộm cây kim bên nhà hàng xóm, người mẹ không la con trai mà còn xoa đầu khen nó thật giỏi.
Từ đó, để cho mẹ vui, người con trai thường trộm những thứ đồ nhỏ cho bà.
Người phụ nữ khen con hiếu thảo, bà chỉ nghĩ con trai vì thương bà mới đi trộm đồ, mà chưa bao giờ nghĩ đến việc giáo dục con trộm đồ là xấu.
Sau này lớn lên, người con trai quen thói ăn trộm, liền lấy của người ta rất nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng không may anh ta bị bắt.
Trước ngày bị xử tử, người mẹ đề nghị được gặp con trai, nhưng người con lại từ chối.
Quản ngục hỏi anh ta: "Tại sao ngươi lại không muốn gặp mẹ mình?"
Anh ta đáp:
"Đời này người tôi hận nhất là bà ta. Khi còn nhỏ, lúc tôi chỉ mới ăn trộm một cây kim, phải chi bà ta đánh mắng tôi, chứ đừng khen tôi thật giỏi, thì tôi đâu rơi vào bước đường hôm nay..."
Lời nói và việc làm của cha mẹ sẽ có ảnh hưởng rất sâu sắc đến con cái. Nếu gia đình nào có truyền thống không tốt, gia phong bất chính, sẽ rất dễ khiến các thế hệ sau đi vào con đường sai lầm.
Cô gái làm kỹ thuật tìm bạn đời Mình là cô gái làm bên kỹ thuật, ngoại hình ưa nhìn, đã có nhà cửa ổn định ở Hà Nội. Hàng ngày mình vẫn đọc báo VnExpress mà hôm nay mới biết đến chuyên mục này của báo. Vậy mình thử vận may chút xem, biết đâu lại có duyên ở đây. Mình là một cô gái làm bên kỹ thuật, 33...