Người lớn tiêm vaccine COVID-19 hết, trẻ em có thể trở thành ‘nạn nhân’ của biến thể Delta
Kế hoạch tiêm chủng cho toàn bộ người trưởng thành trên 18 tuổi ở Anh có thể khiến số ca mắc COVID-19 tập trung ở trẻ em trong thời gian tới.
Trẻ em có thể là đối tượng mắc COVID-19 mới khi người lớn đã tiêm chủng hết. Ảnh: Getty Images
Theo tờ The Guardian, ông Julian Tang, nhà dịch tễ học tại Đại học Leicester đã đưa ra cảnh báo trên, nói rằng người dưới 18 tuổi sẽ thành đối tượng mắc COVID-19 mới, mà khi lây lan ở nhóm đối tượng này, virus có thể đột biến, tạo ra các biến thể mới.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh cơ quan y tế công cộng Anh cho biết số ca mắc biến thể Delta (nguồn gốc Ấn Độ) tăng 79% trong một tuần. Giờ cuộc đua đang diễn ra giữa chương trình tiêm chủng và làn sóng dịch bệnh thứ ba đang chực chờ xuất hiện.
Nhiều người cho rằng có cơ sở để lạc quan thận trọng rằng vaccine COVID-19 sẽ ngăn chặn các ca tử vong và nhập viện cũng như biến thể Delta.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Tang tỏ ra thận trọng hơn. Dữ liệu gần đây nhất cho thấy nhóm đối tượng mắc COVID-19 nhiều nhất là nhóm dưới 30 tuổi chưa tiêm vaccine. Ông nói: “Tình trạng biến thể Delta trội hơn biến thể Alpha hiện nay cho thấy biến thể Delta ngày càng lây lan hơn nhiều so với biến thể Alpha và chủng virus gốc”.
Khi chương trình tiêm chủng COVID-19 bắt đầu hướng dần tới đối tượng trẻ hơn thì trong quá trình đó, virus SARS-CoV-2 sẽ lây nhiễm cho nhóm dưới 18 tuổi – nhóm chưa nằm trong lịch trình tiêm chủng. Ông Tang cảnh báo: “Hậu quả là virus sẽ tập trung vào nhóm ở tuổi đến trường và các em cuối cùng sẽ trở thành nguồn virus và khiến biến thể Delta lây lan, trở thành nhóm đối tượng nóng khiến các đột biến mới có thể xuất hiện”.
Diễn biến này sẽ càng khiến chính phủ Anh phải chịu áp lực tiêm cho trẻ em, mặc dù Ủy ban liên ngành Tiêm chủng Anh sẽ chưa có khuyến nghị trong ngắn hạn.
Động thái tiêm chủng cho trẻ em đã bị nhiều lãnh đạo y tế toàn cầu chỉ trích. Họ nói rằng ở các nước thu nhập thấp và trung bình thấp, nguồn cung vaccine COVID-19 nghèo nàn tới mức nhân viên y tế còn chưa được tiêm chủng, còn bệnh viện thì đầy người ốm và hấp hối. Họ kêu gọi thế giới cần ưu tiên các quốc gia này trong chương trình tiêm chủng.
Chính phủ Anh cũng nhấn mạnh cam kết dỡ bỏ biện pháp phòng chống dịch bệnh cuối cùng vào ngày 19/7, sau khi đã trì hoãn thêm 4 tuần để kiềm chế số ca mắc gia tăng.
Thế giới có trên 163,9 triệu người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 21/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 179.369.956 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.884.375 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 163.954.265 người.
Người dân chờ xét nghiệm COVID-19 tại Klang, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á hiện đang được coi là khu vực có số ca mắc cao nhất thế giới. Với 75.858 ca mới trong 24 giờ qua, châu Á đã ghi nhận tổng cộng 54.555.314 ca mắc bệnh, trong đó có 768.590 ca tử vong. Châu Âu đứng thứ hai với 47.481.947 ca mắc và 1.093.080 ca tử vong. Bắc Mỹ đứng thứ ba với 40.342.355 ca mắc và 911.855 ca tử vong.
Ngày 21/6, bang Maharashtra của Ấn Độ đã ghi nhận 20 ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với tên gọi là "Delta plus" (B.1.617.2.1), là thể mới của biến thể Delta đã được phát hiện trước đó tại Ấn Độ. Theo thông tin từ giới chức y tế địa phương, biến thể Delta plus có thể là một trong những nguyên nhân gây ra làn sóng dịch COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ.
Quốc gia láng giềng của Ấn Độ là Nepal đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa 1 tuần đến ngày 28/6 tới nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, mặc dù có nới lỏng đáng kể một số quy định. Theo quy định mới, phương tiện cá nhân sẽ được được phép lưu hành theo quy định số chẵn-số lẻ và hầu hết các cửa hàng được mở cửa vào các ngày khác nhau trong tuần, trong đó các cửa hàng bách hóa lớn, trung tâm thương mại, cửa hàng bán đồ thể thao, may mặc, giầy dép, mỹ phẩm, quà tặng, sẽ được hoạt động trở lại vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
Indonesia cũng thông báo sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại ở một số khu vực trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 22/6 sau khi xuất hiện tình trạng gia tăng các ca mắc COVID-19. Bộ trưởng Điều phối các vấn đề kinh tế Airlangga Hartarto cho biết việc thắt chặt các biện pháp trên bao gồm hạn chế số lượng nhân viên làm việc tại các văn phòng và cấm các hoạt động tôn giáo tại các nơi thờ tự. Các biện pháp này sẽ áp dụng tại "các vùng đỏ" nơi số ca mắc đang gia tăng nhanh chóng.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 31/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia thông báo ghi nhận thêm 735 ca mắc mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này từ đầu mùa dịch đến nay lên 43.446 ca. Giới chức nước này cho biết dịch COVID-19 lây lan nhanh có thể liên quan đến biến thể mới của virus SARS-CoV-2 từ một số nước khác đang khiến Campuchia lo ngại khó kiểm soát được dịch bệnh trong nước.
Liên quan đến chiến dịch triển khai vaccine ngừa COVID-19, Bộ Y tế Lào thông báo nước này vừa bắt đầu chương trình tiêm vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc) cho những công dân trên 60 tuổi và những người mắc bệnh nền. Theo Trung tâm Thông tin và giáo dục y tế thuộc Bộ Y tế Lào, bộ này và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cho phép tiêm vaccine của hãng Sinopharm cho những người trên 60 tuổi và những người mắc bệnh nền.
Tại Ấn Độ, nhằm đẩy mạnh chương trình tiêm chủng trong nước, chính phủ đã quyết định tiêm vaccine miễn phí cho tất cả những người trưởng thành. Theo đó, giới chức y tế thông báo đã mở rộng chương trình tiêm vaccine cho cả những người trưởng thành dưới 45 tuổi từ ngày 1/5, nhưng các bệnh viện nhà nước và tư nhân phải tự thu mua vaccine cho nhóm người trẻ tuổi này, dẫn đến tình trạng lộn xộn và thiếu hụt vaccine. Tuy nhiên sau đó, nhà chức trách tuyên bố sẽ mua 75% lượng vaccine và phân phối vaccine cho các bang để tiêm miễn phí cho người dân.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Trong những tháng gần đây, tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Ấn Độ chậm đáng kể do thiếu vaccine và tâm lý e ngại của người dân dù nước này phải chật vật đối phó với làn sóng dịch bệnh bùng phát dữ dội trong tháng 4 và 5 vừa qua. Đến nay, quốc gia Nam Á đã tiêm được 275 triệu liều vaccine, với chỉ 4% dân số được tiêm đủ liều. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả gần 1,1 tỷ người trưởng thành vào cuối năm nay.
Tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vật lộn chống biến thể Delta Số ca mắc biến thể Delta tăng vọt ở tỉnh Quảng Đông gần đây là lời cảnh tỉnh cho phần còn lại của Trung Quốc. Hôm 21/6, thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông bắt đầu chương trình xét nghiệm trên diện rộng sau khi phát hiện 2 ca mắc biến thể Delta có nguồn gốc từ Ấn Độ hôm 18/6. Chính quyền...