Người lớn nói dối như cuội, sao trách trẻ?
Phải chăng, bọn trẻ với đủ loại sữa và vitamin tăng trưởng trí tuệ của chúng ta càng ngày càng trở nên thông minh và chúng hiểu: Đôi khi nói dối lại có lợi hơn là nói thật?
Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp TH là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80% – GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hoá học lý luận và ứng dụng (Đại học Quốc gia TPHCM) – cho biết như vậy tại hội thảo “Thực trạng văn hoá học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” diễn ra tại Đà Lạt ngày 24.9 vừa qua.
Đọc số liệu thống kê này tôi chẳng lấy gì làm ngạc nhiên mà chắc các chị em ở đây chắc cũng chỉ chẹp miệng: “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Ừ thì cũng đúng là chuyện cũ rích, chuyện ai ai cũng tỏ và người người nghiễm nhiên coi đó là chuyện tất yếu phải có trong xã hội. Nhưng điều đáng nói là sao càng ngày bọn trẻ càng nói dối nhiều hơn, tinh vi hơn theo từng cấp học vậy? Nếu xét theo đúng tiến trình này thì hóa ra 80% sinh viên nói dối kia, sau khi ra trường và đi làm sẽ biến thành 100% người trưởng thành nói dối ư?
Đáng nhẽ, nếu là bình thường thì mọi chuyện phải đi theo tiến trình ngược lại: khi mà bọn trẻ còn nhỏ, chưa hiểu biết, còn sợ sệt nhiều thứ thì chúng sẽ phải nói dối để có thể tránh được trận đòn của bố mẹ hay một lần chịu phạt của thầy cô. Còn khi lớn dần lên, bắt đầu có ý thức về mọi việc xung quanh cũng như giá trị của bản thân thì sao phải nói dối? Phải chăng, bọn trẻ với đủ loại sữa và vitamin tăng trưởng trí tuệ của chúng ta càng ngày càng trở nên thông minh và chúng hiểu: Đôi khi nói dối lại có lợi hơn là nói thật. Và chúng nhìn ai để rút ra bài học đấy nếu không phải là chính người lớn chúng ta.
Còn khi lớn dần lên, bắt đầu có ý thức về mọi việc xung quanh cũng như giá trị của bản thân thì sao phải nói dối? (ảnh minh họa)
Chuyện này làm tôi nhớ tới hồi trước khi mình còn là học sinh. Chắc ai ở đây cũng từng học qua một bộ môn vô cùng quan trọng có cái tên là Giáo dục công dân đúng không? Chắc chắn là ai cũng từng học qua bài “Tính trung thực” với những định nghĩa rất ngắn gọn rằng: “Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải”.
Video đang HOT
Tôi cũng từng ê a học thuộc lòng định nghĩa này để được điểm 10 trong bài kiểm tra. Nhưng đồng thời tôi cũng nhớ rõ lắm cái chuyện trước hôm thi tốt nghiệp, thầy hiệu trưởng đứng trước toàn trường dặn dò: “Trong kì thi ngày mai, các em phải hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau”. Chẳng ai nói ra nhưng ai cũng hiểu “sự giúp đỡ lẫn nhau” ở đây có nghĩa là gì. Nhắc bài, quay cóp thì được điểm cao, lại được tuyên dương thì sao phải thực thà để được điểm thấp?! Sự suy luận này đến trẻ con cũng hiểu được.
Người lớn nên trung thực trước (ảnh minh họa)
Thậm chí đến lúc về nhà bọn người lớn chúng ta cũng vô tình “dạy” cho con trẻ vài ba điều rõ hay về việc “Nói dối có lợi như thế nào”. Có bài gì không hiểu – mở sách giải ra mà xem. Đề văn bắt tả vật nuôi mà em yêu quý, trong nhà đến cái lông con mèo cũng không có thì cứ việc tả mèo nhà hàng xóm hoặc mèo trong sách văn mẫu cũng được. Rõ ràng đêm hôm trước bố nó thức khuya xem đá bóng ngủ quên mà sáng hôm sau lại gọi điện đến cơ quan xin nghỉ phép vì bị ốm… Đủ các ví dụ nhỏ nhặt bình thường để bọn trẻ thấy nói dối hóa ra là việc người lớn rất hay làm và chẳng làm sao cả.
Càng lớn càng hiểu biết càng được đọc nhiều thông tin, chúng sẽ thấy những chuyện nói dối không đơn giản chỉ để được điểm cao hay không bị bố mẹ mắng nữa. Có những chuyện người lớn nói dối công khai trên diện rộng, nghe thấy vô lý nhưng vẫn được chấp nhận. Kiểu như “Đồ Sơn không có gái mại dâm” hay “Chỉ 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ” hoặc “GDP ở các tỉnh đều tăng”. Trong khi sự thật xung quanh đâu có phải là như vậy. Tiếp viên hàng không đi buôn lậu thì vài năm là sắm nhà sắm xe. Lãnh đạo các cơ quan công chính nhà nước thì lương khủng trong khi đường xá thì mưa là ngập; điện nước thì tắt bụp theo mùa. Người tố cáo hàng vi gian dối thì bị cô lập, tố cáo ngược.
Rồi viết sách có nhiều chi tiết “bốc phét” thì được ca ngợi là hình tượng truyền cảm hứng mới của giới trẻ. Vậy thì đừng trách trẻ sao nói dối nhiều như thế khi chính người lớn lại là những tấm gương “nói dối được lợi như thế nào”.
Theo VNE
Khổ thân mấy ông, bà 'Việt Kiều'
Cái gì họ cũng bảo, mấy ông Việt kiều giàu lắm. Cứ là người sống ở nước ngoài thì giàu.
Nhưng khổ nỗi, có ai hiểu người nước ngoài cũng lao động vất vả như chúng ta sao. Chỉ là đồng tiền của họ, khi mang về Việt Nam lại trở thành giá trị gấp mấy lần.
Vì thế, ông Việt Kiều bị mang tiếng nếu như không rút tiền ra tài tợ cho một chương trình nào đó ở quề nhà. Ví dụ, người ta xây chùa ở quê, nhà giàu nhất góp 100 triệu, vì họ có tiền và muốn ông đức, thì ông Việt Kiều phải góp hơn số đó, mới xứng là ông Việt Kiều về xây dựng quê hương. Còn không ai biết cái sự tiền không có của ông.
Tôi nói như vậy là vì, hôm rồi đi dự một bữa tiệc khánh thành công ty của ông bạn. Người ta vào dự tiệc, toàn là đồ tây. Người mình thì thi nhau ăn vì toàn thứ ngon, hàng xịn, ăn bằng no thì thôi. Bảo của ai thì có người í ới nói, của mấy ông Việt Kiều ấy, ăn đi, tội gì, họ giàu, lắm tiền lắm. Rồi họ bày ra mấy thứ từ thiện về xây dựng quê hương cho các ông ấy gom góp, chẳng hiểu từ thiện vào đâu hay vào túi mấy ông tổ chức sự kiện. Nhưng ông Việt Kiều nào hay biết, nghe nói khuyên góp cho đồng bào thì làm thôi, nhưng bao giờ tiền mới được đến tay đồng bào?
Việt Kiều có người rất giàu, có người rất nghèo (ảnh minh họa)
Đó là bàn chuyện mấy ông Việt Kiều giàu có thật, họ có tiền có của cho người ta, có lòng giúp người ta. Nhưng với những người đi xuất khẩu lao động, chạy chọt vài trăm triệu để được sang nước ngoài, về nhà quê cũng được gọi với cái mác 'Việt Kiều' thì lại hoàn toàn khác. Họ phải tiết kiệm thế nào, nai lưng làm việc thế nào, thậm chí là vay mượn thêm cũng chỉ mong có được ngày ra nước ngoài làm việc kiếm tiền. Nhiều người cứ nghĩ, sang nước ngoài là sướng, là giàu sang nhưng thật ra, sang nước ngoài chắc gì sướng hơn ở nước mình? Vậy mà họ cứ mơ ước như vậy và tìm mọi cách để đi lao động. Nhưng có ai hiểu được, nỗi thống khổ của họ.
Anh bạn tôi đi xuất khẩu lao động bên Hàn, đã 5 năm không về. Ai cũng nghĩ anh này lắm tiền lắm, vì bố mẹ có cả nhà to đùng, xe ga xịn chạy. Ai cũng nghĩ chắc nhà này giàu có vô cùng nên mới sống sang trọng như vậy. Và vì cái tiếng ấy, mỗi khi về nước, anh đều phải tỏ ra mình là người có tiền, quà cáp hào phóng và còn phong độ. Nhưng có ai biết, sang bên đó, anh cũng làm công nhận, lao động vất vả. Công việc thì làm gì có việc văn phòng, toàn phải làm công nhận, việc tay chân, chơi không dám chơi, ăn không dám ăn và phải tiết kiệm từng đồng gửi về cho gia đình. Những người khu tôi đi nước ngoài nhiều lắm, cả Nga, cả Hà Lan, về nhà thì họ đúng là oai, vì thật sự ho là những người... đi Tây.
Thế nên, có cô em gái ở nhà, ngày nào cũng hối thúc anh gửi tiền về, bảo là anh phải lo chi trả mọi khoản nợ cho gia đình, lo cho cô ấy trăm triệu để chạy vào làm giảng viên một trường cao đẳng. Cô ấy thích thú oai vệ lắm khi có anh trai ở bên nước ngoài. Hàng tháng bắt anh gửi cho 5 triệu, phục vụ chuyện học hành và cưới xin. Vậy mà chẳng ngờ, anh thì chẳng dám tiêu, còn em cứ ăn chơi với các mác, nhà có người đi Tây.
Mấy ông 'Việt Kiều' chỉ khi nào nổi tiếng,được toàn công chúng biết tới thì may ra giàu. (ảnh minh họa)
Khổ thân cái sự gọi là Việt Kiều hay Tây lai. Ở đâu cũng thế, lao động cũng có cái giá của nó cả, nhất là những người không có nhiều bằng cấp mà sang nước ngoài thì chỉ làm công nhận hoặc lao động chân tay, buôn bán mà sống. Chỉ là đồng tiên đó khi ở Việt Nam, nó có giá trị hơn nhiều so với bên nước họ. Vì thế mà người ở nhà tưởng là giàu, là sang. Nào ai biết họ cũng cơ cực làm sao. Đó, không phải Việt Kiều là sướng. Ngoài một số người sang đó gặp thời, có tiền của nhiều, còn lại thì ai cũng phải lao động mới có được. Vất vả nai lưng ra mà chẳng ai biết thương mình.
Mấy ông 'Việt Kiều' chỉ khi nào nổi tiếng,được toàn công chúng biết tới thì may ra giàu. Còn mấy ông nhàng nhàng như mấy ông đi lao động nước ngoài thì có khi còn vất vả hơn cả mấy 'ông Ta'. Nên đừng nghĩ là Việt Kiều là đã giàu, đã sướng, cũng đừng vì họ là Việt Kiều mà không coi trọng công sức của họ hay bòn rút họ. 'Việt Kiều' cũng có 5, 7 kiểu mà thôi!
Theo VNE
Nhờ mừng cưới hộ, mãi không thấy trả Câu chuyện này rất thực tế, tôi tin là rất nhiều anh chị em rơi vào hoàn cảnh giống như tôi lúc này. Chỉ là không muốn nói ra, hoặc ngại nói ra mà thôi. Vì trong số những người nhờ ấy, đa số là những người bạn có chơi lâu dài. Ấy vậy mà, tình cảm lại tỉ lệ nghịch với sự...