Người lớn đối xử thế nào khi trẻ nói dối?
Tất cả nhân cách của bé phải trải qua quá trình hoàn thiện, loại bỏ dần những biểu hiện tiêu cực, hoàn thiện mặt tích cực như một quá trình lớn lên và lột xác nhọc nhằn.
Chị gái tôi gọi điện, giọng hốt hoảng: “Bé Hải nói dối anh chị ngày càng nhiều. Đỉnh điểm hôm qua đi học về, thấy điệu bộ bé khép nép sợ sệt, hai vợ chồng sinh nghi kiểm tra sách vở của bé. Kết quả không nằm ngoài dự đoán, bé nhận điểm kém nhưng định bưng bít bố mẹ. Cách đây hơn tuần, bé còn nhờ bạn giả chữ ký bố mẹ hòng qua mắt cô giáo chủ nhiệm.”
Tôi không mấy hoang mang khi nhận được những thông tin theo chiều tiêu cực về cháu mình. Tôi có hai con nhỏ, đứa mười tuổi đứa lên tám, và chấp nhận song hành, lớn lên cùng những tốt – xấu của con như một lẽ hiển nhiên của lứa tuổi. Chẳng đứa trẻ nào trưởng thành mà lại ngoan và tốt cái rụp. Tất cả nhân cách của bé phải trải qua quá trình hoàn thiện, loại bỏ dần những biểu hiện tiêu cực, hoàn thiện mặt tích cực như một quá trình lớn lên và lột xác nhọc nhằn. Quá trình ấy, không thể thiếu sự định hướng và cả lòng bao dung vô bờ bến của bố mẹ.
Tôi hỏi chị gái, thế chị có nhìn nhận rằng con trai mình nói dối càng nhiều chỉ là quá trình bé tự bảo vệ bản thân, dù theo cách chẳng người lớn nào khuyến khích. Nếu cả quá trình trước đó, anh chị thẳng thắn trao đổi cùng con những khiếm khuyết mà con mắc phải, nhưng không kèm theo sự trừng phạt, nạt nộ, thì có lẽ cách hành xử của bé trong những lần mắc sai lầm kế tiếp sẽ khác đi. Bé sẽ cởi mở hơn với bố mẹ, chân thành chia sẻ những khiếm khuyết mắc phải, vì biết người lớn sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc, đồng cảm cùng con trước mọi biểu hiện tốt – xấu.
Thì đây, anh chị có cách giáo dục con cũ kỹ theo cách mà hai mươi, ba mươi năm về trước, chúng tôi nhận được từ bố mẹ. Cách hơn thua điểm số, đặt nặng thành tích, kỳ vọng quá lớn vào con cái, khiến ngay từ thời điểm trẻ bắt đầu đến trường đã phải bước vào cuộc đua maraton điểm số nhọc nhằn. Khi Hải bước vào lớp một, cùng khu phố có bạn Minh bằng tuổi Hải và hai đứa may mắn là bạn học cùng lớp. Vậy là thằng cháu đáng thương của tôi liên tục bị bố mẹ so kè điểm số của con với bạn. Mỗi khi con nhận điểm kém, câu đầu tiên không phải là lời động viên con cố gắng lần sau, mà là những quát nạt la lối cùng câu so sánh ngang: “Thế bạn Minh hôm nay được mấy điểm?” Nếu hôm ấy người bạn học của con mà đạt điểm tốt thì thằng cháu tôi “lãnh đủ”.
Lâu dần, bé Hải có xu hướng dấu nhẹm bố mẹ mỗi khi nhận điểm xấu ở trường. Những lỗi sai bé mắc phải trong các lĩnh vực khác cũng được bé hành xử theo cách tương tự. Bé vẫn chơi cùng bạn Minh nhưng xen lẫn vào đó là nỗi tự ti và ganh tỵ với bạn nhiều hơn. Bé có xu hướng nói dối cả điểm số bạn Minh đạt được, theo chiều tụt lùi xuống, để tránh việc bản thân gặp phải những rắc rối do bố mẹ đem ra so kè. Nhiều lần tôi góp ý với anh chị, rằng thay vì hỏi hôm nay con đạt thành tích gì ở lớp, hãy hỏi con hôm nay đi học có vui không, cảm giác của con thế nào? Vì nuôi một đứa trẻ và khiến chúng lớn lên hạnh phúc khó hơn nhào nặn con cái thành đứa trẻ học giỏi nhưng lúc nào cũng trong tâm lý hơn thua với bạn.
Chẳng bố mẹ nào sinh con ra mà không đặt kỳ vọng vào thế hệ nối tiếp mình. Đó là cách mà bố mẹ lấp đầy những khiếm khuyết, cả những tiếc nuối mà thời bằng tuổi con mình bây giờ, họ không có cơ hội thực hiện. Đó có thể là vì hoàn cảnh gia đình mà tạm gác ước mơ vào đại học, hay không có người lớn định hướng mà đi nhầm đường. Quá trình “gỡ gạc” ấy, thời gian không cho họ quay trở lại, nhưng có cách thức hiệu quả hơn – theo cách nghĩ của họ – là nhào nặn con cái thành thứ mà chúng ta chưa bao giờ đạt được.
Video đang HOT
Nhưng những nuối tiếc ấy, chúng ta nung nấu ngày đêm, cho vào một cái khuôn rồi bắt con cái chúng ta vào đấy, rập khuôn thành. Chúng ta không bao giờ hỏi con rằng cảm xúc của con thế nào, con có hạnh phúc khi phát triển theo hướng ấy không? Như chị gái tôi, thời ấu thơ cùng tôi lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn triền miên. Chị từng đủ điểm đậu đại học nhưng đành gác ước mơ ấy sang một bên, rẽ ngang làm công nhân may mặc để bố mẹ đỡ phần nỗi lo cơm áo. Nhiều đêm chị khóc thầm vì nuối tiếc. Chính vì thế tôi hiểu cảm giác của chị, khi chị kỳ vọng vào bé Hải cùng những thành tích học tập vượt trội mà bé phải và nên đem về.
Thú thực với hai đứa con đang tuổi ẩm ương mà tôi hiện đang song hành cùng chúng, nhiều lúc hai vợ chồng tưởng chừng lên cơn đau tim khi chứng kiến những trò dại mà chúng trót gây ra. Mỗi lần hai đứa nhỏ e dè “con có chuyện muốn thưa cùng ba mẹ”, tôi ráng thở sâu và học cách bình tĩnh nhất có thể khi đón nhận. Bởi chỉ một chút lo lắng bất an khi ba mẹ bộc lộ ra, sẽ là những rào cản để con cái bớt xén thông tin muốn thưa lại cùng. Lâu dần chúng ta sẽ nhận những thông tin từ con cái một cách sơ lược hay được nhào nặn trước đó đi rất nhiều.
Tôi sẽ gặp gỡ riêng Hải, để nói rằng có dì là người bạn sẵn sàng để con chia sẻ những khúc mắc gặp phải. Chúng ta có quy ước giữ mọi bí mật của con, trừ khi con muốn chia sẻ lại cùng ba mẹ. Và song song đó, tôi nhất định phải trò chuyện cùng anh chị, trước khi họ tự tách mình ra khỏi chiến tuyến lớn lên với mọi tốt – xấu của con, trong khi chỉ nhăm nhăm đòi hỏi con mình phải ngay lập tức là đứa trẻ hoàn hảo.
Minh Thuật
Theo phunuonline.com.vn
Phát hiện mất 5 triệu tiền hàng, tôi kiểm tra rồi điêu đứng khi biết thủ phạm
Tôi không thể tin được thủ phạm lại ở ngay trước mắt và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của tôi.
Hướng Dương thân mến,
Tôi tên Trâm, năm nay 34 tuổi, làm nghề bán trái cây ngoài chợ. Chồng tôi là nhân viên nhà nước, kinh tế gia đình ổn định. Tôi có chồng khá sớm nên bây giờ con trai đầu đã học lớp 6. Vợ chồng tôi đầu tư cho con từ sớm với mong muốn con được thành tài, rạng rỡ mặt mày với dòng họ, hàng xóm.
Con trai tôi học tốt lắm, lại ngoan hiền nên được thầy cô, bạn bè quý mến. Tiểu học nó còn được đi thi Tỉnh và đạt giải cao. Có thể nói, với tôi, con trai là niềm tự hào và tôi không tiếc thứ gì nó muốn cả.
Cách đây hơn tháng, tôi nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm. Khi nghe cô ấy thông báo tình hình học tập của con tôi dạo này sa sút, tôi rất ngạc nhiên. Tôi hỏi han thì thằng bé vẫn nói học tốt. Mà tôi thấy điểm số của con vẫn cao, hơn nữa đi học về là nó ngồi lì trong phòng học, giải bài tập suốt nên cũng yên tâm.
Ảnh minh họa
Hai hôm trước, tôi phát hiện 5 triệu tiền hàng biến mất không dấu vết. Hỏi chồng, anh nói không lấy và cũng không biết tôi cất ở đâu mà lấy. Thấy nghi ngờ, tôi theo dõi con trai mình.
Quả nhiên, Hướng Dương biết không, khi lục cặp thằng bé, tôi thấy còn lại hơn 1 triệu. Tôi đòi đánh nó, nó mới khai lấy trộm tiền của tôi để tổ chức sinh nhật cho bạn gái ở quán trà sữa.
Biết thủ phạm, nghe lý do, tôi choáng váng. Gì thế này, con trai tôi mới 12 tuổi đã có bạn gái còn dám trộm tiền mẹ để tổ chức tiệc cho bạn gái. Tôi giận run người nhưng không dám nói với chồng vì tính anh rất nóng nảy mà chỉ bảo tôi quên, giờ tìm được rồi. Tôi sợ quá, liệu có cách nào giáo dục con trai không? Cứ thế này, nó sẽ hư mất. (Thùy Trâm)
Hướng Dương tư vấn
Thùy Trâm thân mến,
Thời hiện nay, các cháu bé dậy thì rất sớm, kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy khó lường nếu gia đình quá tin tưởng, không quan tâm. Cũng may bạn phát hiện sớm sự thay đổi của con trai mình, nếu không e hậu quả không chỉ có 5 triệu thôi.
Hướng Dương thấy bạn rất thương và tự hào về con trai. Chính vì tự hào nên chiều chuộng con. Vì chiều chuộng, không tiếc thứ gì cho con nên mới dẫn đến cơ sự hôm nay. Thay vì sợ hãi, hoang mang, bạn nên tìm cách giáo dục, dạy dỗ con trai đi đúng đường.
Điều bạn cần làm là trao đổi thẳng thắn với chồng, đừng giấu giếm. Bạn giấu giếm là đang bắt thang cho con bạn leo cao đấy. Khi nói, bạn hãy bày tỏ quan điểm rõ ràng là để cả hai tìm ra hướng giáo dục con đúng đắn chứ không phải đổ lỗi cho nhau hay tranh cãi nhau.
Vợ chồng bạn cũng đừng đánh hay la mắng con. Như thế con sẽ càng nổi loạn, càng dễ hư thêm. Thay vào đó, hãy đưa con đi chơi, kể vài chuyện hồi bé khổ sở của hai vợ chồng cho con nghe để con nhận thức được kiếm tiền không dễ dàng. Bạn hãy nói về những hệ lụy khi yêu sớm, về sự khác biệt giới tính. Rồi giáo dục con bằng lời nói, tình thương.
Hướng Dương thấy con trai bạn chỉ vì sĩ diện mới lớn mà làm việc dại dột thôi chứ chưa đến mức hư hỏng. Nếu bạn kéo con về kịp thời, con sẽ đi đúng hướng cũ thôi.
Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con ở trường. Hàng ngày dành thời gian cho con nhiều hơn để tâm sự, học cùng con. Như thế con bạn sẽ phát triển tốt, không lệch lạc ngay trong giai đoạn quan trọng này.
Thân gửi.
Theo afamily.vn
Đến thăm tôi đẻ, vừa trông thấy mâm cơm ở cữ, mẹ chồng đã rơi nước mắt rồi gọi taxi đưa tôi về quê ngay Tôi lủi thủi ôm con đi theo mẹ chồng, cố ngăn không cho nước mắt rơi vì cảm động. Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Bố tôi suốt ngày nhậu nhẹt, bê tha, đánh vợ con. Mẹ tôi cũng không vừa. Bà không phải kiểu người phụ nữ biết nhẫn nhịn để yên nhà ấm cửa....