Người lớn cũng cần cảnh giác với bệnh sởi

Theo dõi VGT trên

Trong thời gian vừa qua bệnh sởi đang hoành hành tấn công ở đối tượng trẻ em, nhưng tỉ lệ này nhập viện cũng đáng kể.

Người lớn bị sởi gây biến chứng viêm não

Theo thống kê, cho tới nay số ca sởi người lớn phải nhập viện và điều trị nội trú ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương là khoảng hơn 230 người và ở Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai là khoảng 70 ca. Bệnh nhân chủ yếu thuộc nhóm thanh niên 22-32 tuổi, đa số sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Trước tình hình dịch sởi có diễn biến bất thường, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết, không chỉ có trẻ em bị mắc sởi và biến chứng mà trong thời gian qua cũng đã có nhiều người lớn bị nhiễm sởi trong đó có nhiều ca nặng, nhưng đến giờ chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, bất cứ ai chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng, chưa từng mắc) thì đều có nguy cơ bị sởi, người lớn cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường biến chứng chủ yếu là bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng thì ở người lớn là biến chứng viêm não, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có thể tử vong.

Cũng theo Tiến sĩ Kính cảnh báo, khi gia đình nào chỉ cần một cháu ốm thì 3-4 người đi theo chăm sóc vào viện đã tạo cho vi rút sởi lây lan. Một số người đã có miễn dịch nhưng lại mang virus trong đường hô hấp, quay trở lại gia đình làm lây lan virus.

Trong khi đó theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 1/1 đến 17/4, trên địa bàn thành phố đã phát hiện 2613 trường hợp sốt phát ban nghi sởi phân bố tại 464/584 xã phường của 30/30 quận, huyện, thị xã; 1661 trường hợp đã được lấy mẫu xét nghiệm và 1177 ca có kết quả dương tính với sởi trên tổng số 1510 trường hợp có kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 60,6%), trẻ em dưới 9 tháng tuổi (chưa đến lịch tiêm chủng) chiếm 20,4%; trường hợp nhỏ nhất là trẻ em dưới 1,5 tháng tuổi, và ở người lớn bị sởi cao nhất là 42 tuổi.

Người lớn cũng cần cảnh giác với bệnh sởi - Hình 1

Trong thời gian vừa qua bệnh sởi đang hoành hành tấn công ở đối tượng trẻ em, nhưng tỉ lệ này nhập viện cũng đáng kể. Ảnh minh họa

Cách phòng tránh bệnh sởi ở người lớn

Theo các chuyên gia y tế người lớn mắc sởi do nhiều nguyên nhân có thể do chưa từng mắc lúc nhỏ, chưa tiêm văc-xin hoặc tiêm phòng từ quá lâu, trong khi có những chủng sởi mới xuất hiện. Trong thời gian vừa qua, môi trường thời tiết độ ẩm cao là điều kiện thận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển trong đó có virus sởi.

Người lớn bị mắc sởi thường có các biểu hiện như: sốt, viêm long đường hô hấp, sau đó phát ban từ mặt, ngực lan xuống phần dưới cơ thể…

Cũng giống như nhiều trường hợp mắc sởi ở trẻ em, người lớn mắc sởi nên được cách ly với những người chưa được chủng ngừa ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Họ nên ở nhà thay vì đến trường hoặc nơi làm việc. Vì vi rút sởi này lây qua đường hô hấp, khi bệnh nhân ho, bắn nước bọt, virus bay xa, rộng, khả năng hít vào lớn. Vì thế, việc giao lưu càng rộng, cộng với hiện nay hệ thống nhà ống, cơ quan, nhà hàng, siêu thị… đều trong môi trường khép kín càng làm cho virus được lưu trữ và phát tán mạnh. Ngoài ra, việc tự ý dùng quá nhiều kháng sinh khi bị sởi có thể ảnh hưởng không tốt tới đường tiêu hóa, làm bệnh nặng nề hơn.

Vì thế, cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện. Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện. Cần luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh nơi tập trung đông người, vệ sinh thân thể phải được giữ sạch sẽ , ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng.

Quan trọng nhất, đó là bảo vệ chủ động bằng tiêm vắc xin phòng bệnh. Mọi đối tượng chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng sởi hoặc chưa từng bị mắc sởi) có điều kiện nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi hiệu quả bảo vệ đạt 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả đạt 95%.

Chính vì thế, ngay khi có các biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế khám để chẩn đoán và được tư vấn phương pháp điều trị.

Theo VNE

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào

Trên thế giới trước khi có văcxin, hằng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi.

Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai văcxin.

Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

Video đang HOT

1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?

Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.

Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.

2. Có phải bị nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?

Đúng. Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm văcxin trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào - Hình 1

Nhiều trẻ mắc sởi và bị biến chứng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Phan Dương.

3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?

Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.

Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:

- Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm văcxin.

- Trẻ đã tiêm văcxin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.

- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm văcxin trước đây.

Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm văcxin sởi.

Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.

4. Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào?

Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi.

Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.

Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.

5. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp gì?

Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần lấy 3 ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi.

Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các thông tin tiếp xúc với nguồn lây.

6. Làm thế nào để phòng bệnh sởi?

Tiêm văcxin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc.

Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.

7. Tiêm văcxin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?

Cũng như các văcxin khác, tiêm văcxin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%.

Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại văcxin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng văcxin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

8. Miễn dịch sau tiêm văcxin sởi có bền vững suốt đời?

Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm văcxin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.

9. Tại sao phải tiêm hai liều văcxin sởi?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm văcxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản văcxin...

Việc tiêm mũi văcxin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm văcxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.

10. Những ai cần tiêm mũi văcxin sởi thứ hai?

Tất cả trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất văcxin sởi, chưa tiêm văcxin hoặc chưa từng mắc sởi.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm văcxin. Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai văcxin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.

11. Có nên tiêm văcxin đối với người từng mắc sởi?

Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm văcxin sởi.

Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm.

12. Văcxin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với virus sởi không?

Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, văcxin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.

Việc tiêm văcxin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

13. Lịch tiêm văcxin sởi?

Đối với tiêm văcxin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:

- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm văcxin cho tất cả đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm văcxin sởi là 1 tháng.

Đối với văcxin tiêm chủng dịch vụ: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả lứa tuổi đều có thể tiêm văcxin sởi.

14. Có thể tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?

Chỉ tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết. Tất cả trường hợp tiêm văcxin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay văcxin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi văcxin.

Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi văcxin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

15. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm văcxin sởi?

Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.

16. Những trường hợp nào không nên tiêm văcxin sởi?

Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm văcxin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của văcxin (gelatin, neomycin). Dị ứng với trứng không phải là chống chỉ định.

Không nên tiêm văcxin sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các văcxin sống khác, cần tránh có thai ít nhất một tháng sau tiêm.

Không tiêm văcxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm.

Có thể tiêm văcxin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

17. Tiêm văcxin sởi có thể bị nhiễm virus sởi không?

Có, bởi vì văcxin chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm văcxin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly.

18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm văcxin sởi?

Văcxin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các văcxin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm... Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm văcxin sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?
07:39:30 24/12/2024
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏNhững trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
08:32:32 25/12/2024
5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng
08:13:47 24/12/2024
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024
08:54:08 24/12/2024
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?
08:56:49 24/12/2024
Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?
09:06:22 24/12/2024
Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngàyNhững dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày
08:51:49 25/12/2024

Tin đang nóng

Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?
20:26:55 25/12/2024
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?
20:06:14 25/12/2024
Sốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu ÁSốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á
20:56:57 25/12/2024
Chàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây TạngChàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây Tạng
18:30:00 25/12/2024
Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổiĐỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi
23:27:08 25/12/2024
Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?
22:35:19 25/12/2024
'Chị đẹp' Xuân Nghi đăng ảnh bên người yêu kỹ sư'Chị đẹp' Xuân Nghi đăng ảnh bên người yêu kỹ sư
21:53:54 25/12/2024
Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"Sự thật chấn động bản hit 600 triệu view Vpop, hóa ra chỉ là sản phẩm "lừa dối"
21:13:06 25/12/2024

Tin mới nhất

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

09:12:03 25/12/2024
Lẩu là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bị tiểu đường. Nước lẩu thường chứa nhiều đường, tinh bột, làm tăng đường huyết sau ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng

Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng

08:54:57 25/12/2024
Với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu trong ngày. Dù là ngày thường hay cuối tuần, họ đều uống một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày làm việc.
Bệnh lác đồng tiền là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng

Bệnh lác đồng tiền là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng

08:28:36 25/12/2024
Vị trí xuất hiện có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể, thường gặp nhất là ở nếp lằn mông, nếp gấp dưới cánh tay, vùng bẹn hoặc những vùng ra nhiều mồ hôi.
Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp

Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp

08:20:15 25/12/2024
Sau 3 ngày, bệnh nhi phục hồi sức khỏe tốt, không bị khàn tiếng. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được điều trị thêm với iod phóng xạ để ngăn chặn ung thư tái phát.
Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

09:25:37 24/12/2024
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng gừng. Nếu sử dụng, nên dùng với liều lượng nhỏ, sau bữa ăn và kết hợp với các thực phẩm khác để giảm kích ứng dạ dày.
5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

08:51:43 24/12/2024
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

08:44:16 24/12/2024
Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật, loại bỏ khối u mỡ nặng 5kg cho bệnh nhân Đ.V.T. (58 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi).
Hệ lụy từ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc

Hệ lụy từ nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc

07:37:33 24/12/2024
Theo các chuyên gia, nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc xảy ra khi các vi sinh vật như: Vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng có khả năng tạo ra cách chống lại thuốc kháng sinh, làm cho loại thuốc này không thể tiêu diệt hoặc làm giảm sự ...
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng

06:00:38 24/12/2024
Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

22:45:12 23/12/2024
Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu công nghệ mổ não và tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive.
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?

22:42:26 23/12/2024
Bắp cải không chỉ là món ăn quen thuộc, mà còn mang ý nghĩa may mắn đầu năm, tượng trưng cho tài lộc và thịnh vượng.
Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

Làm gì để ngăn ngừa cơn đột quỵ từ sớm?

22:22:38 23/12/2024
Các triệu chứng của cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có thể qua nhanh, nhưng bạn không nên chủ quan, nó là một dấu hiệu cảnh báo và bạn hãy coi đó là cơ hội để giảm nguy cơ đột quỵ toàn diện.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện chấn động: 'Đường hầm vũ trụ' kết nối hệ Mặt Trời với các vì sao

Phát hiện chấn động: 'Đường hầm vũ trụ' kết nối hệ Mặt Trời với các vì sao

Lạ vui

00:48:48 26/12/2024
Các nhà thiên văn học vừa công bố phát hiện gây chấn động giới khoa học về sự tồn tại của một đường hầm vũ trụ bí ẩn, có khả năng kết nối hệ Mặt Trời của chúng ta với các ngôi sao xa xôi.
Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?

Hậu trường phim

23:17:07 25/12/2024
Chính thức ra rạp từ tối 23/12, Kính Vạn Hoa: Bắt Đền Con Ma do Võ Thanh Hòa làm đạo diễn lại không đạt doanh thu cao như kỳ vọng.
Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim mới chiếu đã gây sốt MXH Việt vì hài dã man, nam chính là "thánh diễn xuất" khiến netizen phục sát đất

Phim châu á

23:08:01 25/12/2024
Bộ phim hài Thái Lan 404 Chạy Ngay Đi ngày 24/12 vừa qua đã chính thức ra mắt rạp Việt sau khi nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả bởi những khen ngợi từ buổi họp báo ra mắt.
Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh

Sao châu á

23:01:36 25/12/2024
Theo Sohu, công chúng nghi ngờ Lưu Diệc Phi và Lý Hiện phim giả tình thật bởi trước đó, cả hai từng bị bắt gặp dùng chung xe.
Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Louis Phạm gặp tai nạn xe, người va chạm có phản ứng bất ngờ

Sao thể thao

22:47:03 25/12/2024
Ngày 24/12, cựu VĐV TDDC Phạm Như Phương (nickname Louis Phạm) thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ chuyện cô gặp nạn nhỏ trên đường đi chụp ảnh thẻ
"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2

"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2

Sao việt

22:42:29 25/12/2024
Dù hiện tại đã bước vào tuổi U50, nhưng khi nhắc đến Kiều Trinh, khán giả vẫn nhớ đến biểu tượng gợi cảm của màn ảnh Việt một thời.
Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Thùy Dung: Đến với nhạc Pháp là cái duyên

Nhạc việt

22:22:27 25/12/2024
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ca sĩ nhạc Pháp - Thùy Dung có dịp nhìn lại năm 2024 của mình với nhiều điều đáng tự hào.
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

Phim việt

22:07:29 25/12/2024
Phần phim điện ảnh Kính vạn hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma .
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Tin nổi bật

22:05:03 25/12/2024
Gần 20h hôm nay (25/12), Công an quận Bình Tân (TPHCM) mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B. cao xuống.
Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Sao âu mỹ

21:58:44 25/12/2024
Theo đơn kiện, một cựu nhân viên của Sean Diddy Combs cáo buộc ông trùm âm nhạc đã giao cho nhân viên này tổ chức các bữa tiệc tình dục và chịu trách nhiệm dọn dẹp sau đó.
Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Thế giới

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.