Người lớn chúng ta đang bất lực?
Đuổi một thầy giáo thì đơn giản. Còn để có một nền giáo dục chiếm được niềm tin xã hội, thì… bao giờ đây?
Trẻ em phản ứng ngày càng tự nhiên và bản năng?
Tôi đã từng viết bài “Nhà báo nhà giáo và dư luận” kể về sự tích “góp gió thành bão”, đánh… tan tác sự nghiệp của một nhà giáo trẻ.
Và những ngày gần đây, đọc thông tin các sự vụ đau lòng diễn ra trên giảng đường, mới càng thấy câu chuyện vẫn chưa dừng lại. Nhưng, riêng trong sự kiện xảy ra ở Bình Định, dư luận đã công bằng hơn khi đã đăng cả những bài báo nói lên ý kiến trái chiều bên kia, công bằng hơn về cái quyết định của những người lãnh đạo ngành “kỹ sư tâm hồn”.
Công bằng mà nói, nền giáo dục cả triệu người, hoạt động giảng dạy diễn ra hàng ngày thì sự việc xung đột trên bục giảng không thể không có. Quan trọng là cách ứng xử của người lớn… Tôi đã từng chứng kiến nhiều vụ việc con cái có lỗi, cha mẹ phải tạ lỗi. Còn lại, là cách ứng xử của nhà trường.
Những năm gần đây, các thiết bị di động đang phát triển. Internet chỉ là thêm một công cụ để người ta phơi bầy những thực trạng của một nền giáo dục. Xã hội thấy thêm những tồn tại thực tế, những cái cuộc sống hàng ngày hàng giờ tại trường học. Ở đó, trẻ con hàng ngày vẫn ứng xử, phản ứng càng ngày càng “tự nhiên, bản năng” chứ không còn là những hình mẫu mô phạm ngoan ngoãn, nghe lời, kính yêu thầy cô, cha mẹ.
Nếu chúng ta thử một lần đi trên những tuyến xe bus đông học sinh, sinh viên ở Hà Nội như 02, 22…, lắng nghe chuyện của học sinh với những từ mô tả tư thế giường chiếu, bộ phận nhạy cảm trên cơ thể con người “dành cho” các thầy cô của các em, mới thấy một bức tranh sinh động về nhà trường, giáo dục. Và nếu nghe nhiều, có lẽ xem thêm clip về thầy Tuấn ở Bình Định thì chắc chỉ là thêm hiểu biết mà không shock tý nào.
Và rõ ràng, cán cân đang nghiêng về phía học sinh. Trò phạm lỗi, chúng ta đang bất lực. Phải thẳng thắn nói như vậy. Chúng ta đề cao một nền giáo dục kỷ cương. Chúng ta có cả một điều lệ trường trung học dài dằng dặc, rồi các sở giáo dục, các phòng giáo dục, các trường lại tiếp tục có các nội quy cũng dài không kém. Nhưng rồi để làm gì?
Học sinh phạm lỗi quanh đi quanh lại vẫn chỉ là viết bản kiểm điểm, mời phụ huynh, khiển trách, cảnh cáo, nặng nhất là đuổi học (mà dùng mỹ từ là đình chỉ học tập).
Video đang HOT
Nhưng tóm lại, nó ảnh hưởng thế nào đến học sinh? Gần như không là gì. Viết, viết nữa, viết mãi cũng chỉ đến thế, thậm chí là nhờn, là có… kỹ năng viết kiểm điểm và hứa. Câu nào cũng em xin hứa nhưng lần sau không tái phạm, nhưng chỉ vài ngày sau là lại tái phạm. Bí quá lại mời phụ huynh để đề nghị giáo dục, hoặc trả lại gia đình. Hết!
Trẻ em giờ lắm mối quan hệ thế
Vậy, trước hết cần xem phản ứng của các bậc cha mẹ. Phải chăng, càng những học sinh phải mời phụ huynh thì đại đa phần là những phụ huynh cũng… không khác gì con họ. Hoặc phó mặc cho nhà trường hoặc bênh con. Tôi đã được chứng kiến một em học sinh lớp 9, không mặc đồng phục trừng mắt nhìn giáo viên bất lực không biết làm gì với em. Viết kiểm điểm? Quá nhiều rồi. Mời phụ huynh? Đã bảy lần không thấy đâu? Đuổi ra khỏi lớp, khỏi trường? Để học sinh đi lang thang, rồi nhỡ may có chuyện gì thì lại vạ thân giáo viên.
Vậy, chúng ta phải làm gì? Học sinh như búp trên cành, những cái búp càng ngày càng lớn, và chúng không thể hiểu được hết những hậu quả gây ra. Chúng ta phản đối mọi sự bạo lực trong giáo dục, nhưng hình phạt có cần không? Các nhà tâm lý (các vị thường có học hàm, học vị, lấy vợ lấy chồng cũng rưa rứa thế. Nên con các vị sinh ra trong gia đình như thế và hưởng nền giáo dục, hành xử như thế thì xin đừng lấy ví dụ mình dạy con ra) cần nghiên cứu thêm, có câu trả lời để xác định phương pháp luận giáo dục.
Chúng ta đang muốn cố gắng có một nền giáo dục nền nếp? Ở trường, mọi người đều công bằng, thể hiện qua đồng phục? Nhưng chính trong trường công lại đang có hiện tượng có lớp chất lượng, lớp đạt chuẩn với những ưu đãi lớn hơn, phòng ốc đẹp lung linh, “được chọn” giáo viên… Thậm chí, khi xử lý vi phạm nhiều khi cũng được ưu ái hơn.
Ở trong trường, trẻ con thấy để chuẩn bị cho một giờ giảng giáo viên “dạy giỏi” người ta có thể dạy đi, dạy lại bao nhiêu lần? Sưu tầm biết bao nhiêu kiến thức, tư liệu sách vở, tranh, đồ họa. Nhưng thực tế, hàng ngày, hàng giờ lên lớp thì làm gì có, cũng chỉ có sách giáo khoa, thêm ít tranh ảnh ở phòng thiết bị dạy học…Rồi còn bài dự thi. Mỗi cuộc thi tìm hiểu, với một bộ câu hỏi, câu trả lời, trẻ con cứ cật lực chép, chép liên hồi để nộp mà biết nội dung là gì. Rất may, gần đây, tình trạng này đã giảm hẳn. Nó là phù phiếm, là hình thức.
Con trẻ biết chứ. Dần dần, nó sẽ hình thành thái độ không tin tưởng, coi đó chỉ là “bệnh hình thức”. Thêm vào đó, ra đường thì con trẻ thấy người lớn vô tư phạm luật, phóng nhanh, vượt ẩu…nên mọi dạy dỗ trong nhà trường càng trở lên hình thức. Chúng ta phạt học sinh vi phạm luật giao thông, nhưng làm mạnh mà không thường xuyên nên đâm ra tâm lý “khinh nhờn”. Chưa kể những ông bố to, những bà mẹ lớn làm ô che cho con, gọi điện can thiệp.
Mà giờ không hiểu sao, trẻ con lắm mối quan hệ thế, chúng có bố, có mẹ to đã đành, giờ có những đứa “có bùa hộ mệnh” là những ông chú, ông cậu, ông bác… có khả năng gọi một cuộc điện thoại can thiệp. Nhà trường không làm được gì, xã hội không làm được gì, cha mẹ không làm được gì sẽ hình thành một lớp người ra sao? Đây là câu trả lời căn bản của một nền giáo dục, mà chính xác phải là của một nền tảng xã hội?.
Còn giáo viên? Có, mọi vi phạm của họ đều ảnh hưởng đến chính nồi cơm của họ. Như trường hợp thầy giáo Tuấn, bây giờ, không hiểu sau quyết định đuổi việc của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định, thầy đang làm gì để nuôi thân, nuôi gia đình thầy? Những người ký chính, ký nháy cái quyết định nghiệt ngã đã một lần đến thăm nhà thầy, có hiểu được hoàn cảnh giáo viên hay cứ thấy thư ký cầm vào, đầy đủ chữ ký nháy là… ký? Hay họ đang tính một bài toán búa rìu dư luận nếu xử nhẹ thầy hoặc đình chỉ học sinh kia. Toan tính của người lớn xin dừng ở cổng trường.
Còn búa rìu dư luận? Đương nhiên, dư luận rất nghiệt ngã, nếu phóng viên không tinh tường, lập tức sẽ có những bình luận a dua, cộng đồng.
Đuổi một thầy giáo thì đơn giản. Còn để có một nền giáo dục chiếm được niềm tin xã hội, thì… bao giờ đây?
Trần Anh Tuấn
Theo_VietNamNet
Mù vaccine và dịch bệnh thiếu lòng tin
Cuối cùng thì các nhân viên y tế bị đình chỉ vì vụ 3 trẻ bị chết oan vì vaccine ở Quảng Trị tháng 7 năm 2013 đã đi làm trở lại, vì cơ quan điều tra không tìm ra nguyên nhân. Không có câu trả lời, mất lòng tin vào .... Rồi đây chắc chắn sẽ có nhiều dịch bệnh sẽ quay trở lại.
"Ông Trần Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, cho biết nữ y sĩ sản nhi Nguyễn Thị Thuận và bác sĩ Lê Thị Kim Phượng thuộc Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa đã trở lại làm việc và được hoàn trả các quyền lợi được hưởng trong thời gian tạm ngừng công tác.
Lòng tin của người dân vào các loại vaccine phòng bệnh đang bị lung lay (ảnh minh họa)
Theo ông Thành, 2 cán bộ trên đã bị đình chỉ gần 7 tháng nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể dẫn đến cái chết của 3 trẻ nên phải hủy bỏ theo đúng trình tự. Ông Thành khẳng định cơ quan chức năng vẫn tiếp tục điều tra làm rõ. Khi có kết quả, Sở Y tế Quảng Trị sẽ ra quyết định phù hợp hơn".
Mẩu tin này tôi đọc trên báo ngày hôm qua, cũng lẫn trong những tin tức xã hội khác, nhưng nó gợi nhớ tới những câu chuyện buồn của tháng 7 năm 2013, khi 3 đứa trẻ mới lọt lòng bị tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa viêm gan B.
Hồi đó, cả xã hội đã xót xa, đã phẫn nộ, đã đòi được biết lý do vì sao mà 3 đứa trẻ tử vong, nhưng thời gian đúng là một phương thuốc thần tiên. 1 tháng, 2 tháng rồi đến giờ là 7 tháng đã trôi qua, cơ quan điều tra chẳng đưa ra được câu trả lời, mọi chuyện lại trở về như cũ.
Chẳng biết trên những nấm mồ bé nhỏ của 3 em bé đáng thương ấy, cỏ đã mọc xanh chưa, và nỗi đau trong lòng những người thân của các em, đã thành chai chưa, nhưng có thông tin rằng 3 gia đình vẫn gửi đơn đi trong tuyệt vọng.
Một vài ngày trở lại đây, thông tin bệnh sởi quay trở lại, hoành hành tại TP. HCM, Hà Nội, trên facebook một bác sĩ khá nổi tiếng trên mạng xã hội, anh đã viết đại ý rồi đây sẽ có nhiều bệnh dịch quay trở lại, tại sao truyền thông lại reo rắc nỗi sợ hãi vào đầu dân chúng về một chương trình tiêm chủng đầy nhân văn như thế để giờ đây chúng ta phải chịu hậu quả.
Vaccine không có lỗi, chương trình tiêm chủng không có lỗi, thuốc và phương pháp phòng dịch sinh ra là để cứu người, ai mà chẳng hiểu điều đó. Tỷ lệ biến chứng trong tiêm phòng ở Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trong mức độ cho phép, những người trong giới y học và truyền thông đều hiểu điều đó.
Thế nhưng tại sao người dân vẫn sợ hãi, vẫn không dám cho con cháu đi tiêm để đến nỗi đến giờ, những dịch bệnh đã bị các nước tiên tiến thanh toán từ lâu rồi vẫn quay trở về Việt Nam như cơm bữa: sởi, viêm màng não, tiêu chảy cấp, lao...
Có người trong ngành y trách dân trí thấp, truyền thông có lỗi khi thổi phồng những ca tai biến vaccine khiến người dân sợ hãi. Đúng một phần, nhưng có lẽ để xảy ra tất cả những tình trạng này, tất cả chúng ta đều có lỗi như nhau thôi.
Hãy nhìn lại những vụ việc động trời như ăn bớt vaccine ở Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, những vụ tiêm vaccine quá hạn, rồi vụ 3 trẻ chết ở Quảng Trị 7 tháng đã qua mà chưa rõ nguyên nhân và ứng xử sau đó của ngành y tế, thì từ đó sẽ hiểu vì sao người dân lại sợ vaccine như sợ ngáo ộp đến vậy.
Nếu y đức nói riêng và đạo đức xã hội nói chung không có vấn đề, nếu những "scandal" hay khủng hoảng truyền thông của ngành y tế được giải quyết đến đầu đến đũa, đến ngọn đến ngành thì liệu rằng có thể đổ lỗi cho truyền thông "phá hoại" chương trình tiêm chủng mở rộng như có người đã kết luận trên mạng xã hội hay không?
Nếu ngay sau vụ 3 trẻ chết ở Quảng Trị, ngành y tế, ngành điều tra vào cuộc tích cực, làm rõ trắng đen để người dân biết lý do tại sao, tại khâu nào, tại thuốc hay quy trình tiêm thì chắc chắn nỗi sợ hãi vaccine sẽ tan biến. Đằng này 7 tháng đã qua, chuyện đã rơi vào im lặng, chỉ có mỗi một phương án trả lời rất mù mờ là "chưa rõ nguyên nhân", người bị đình chỉ đã trở lại nhiệm sở, mà vẫn đòi hỏi dân phải tin, thì dân biết tin vào cái gì?
Chúng ta vẫn thường hay nói với nhau: Mất lòng tin là mất tất cả. Câu chuyện này đã mang đến thêm một bài học thấm thía quá rồi đó. Không thể đòi hỏi người dân phải tin nếu ngành y không cho họ cơ sở để tin. Và cái dịch bệnh mất lòng tin ở đạo đức, ở lẽ phải trên đời mới đáng sợ, đáng lo hơn hàng ngàn loại dịch bệnh.
Các bác sĩ- những người có chuyên môn nhiệt huyết hoàn toàn có quyền than thở rằng vì nhận thức ấu trĩ về vaccine của người dân đã khiến dịch bệnh quay trở lại. Nhưng chúng tôi, chúng tôi cũng có quyền được than thở, được đặt câu hỏi về trách nhiệm của những người lo cho sức khỏe của dân chúng, rằng có thứ vaccine nào tiêm để phòng bệnh vô trách nhiệm của họ được không?
Theo Báo Đất Việt
Dương Chí Dũng khai, đại gia Trương Mỹ Lan vẫn "im lặng" Đại án Dương Chí Dũng ngày càng căng thẳng và phức tạp khi xuất hiện hàng loạt những tình tiết mới. Lời khai của ông Dũng đã khiến cho dư luận hết sức bàng hoàng, và ráo riết đi tìm sự thật đằng sau lời khai đó. Vạn Thịnh Phát bất ngờ "lộ diện" trong phiên xử Dương Tự Trọng Đại án Dương...