‘Người lính hiếm có’ – tân cố vấn an ninh quốc gia của Trump
Cố vấn an ninh quốc gia mới do Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ định là một chiến lược gia quân sự giàu kinh nghiệm, được đồng nghiệp đánh giá cao.
Trung tướng H.R. McMaster. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/2 chỉ định trung tướng H.R. McMaster, 54 tuổi, một chiến lược gia quân sự, làm cố vấn an ninh quốc gia mới thay thế ông Michael Flynn, theo CNN.
Tướng quân đội về hưu Flynn từ chức cách đây một tuần vì vướng cáo buộc không báo cáo thông tin đầy đủ với Phó tổng thống Mike Pence cùng những người khác về các cuộc điện đàm giữa ông với đại sứ Nga liên quan đến lệnh trừng phạt.
Nói về tướng McMaster, Tổng thống Trump không tiếc lời khen ngợi, miêu tả ông là một chiến lược gia “với vô vàn tài năng và kinh nghiệm”.
Ông McMaster dành cả sự nghiệp trong lực lượng vũ trang Mỹ và từng phục vụ ở Iraq, Afghanistan. Ông hiện là giám đốc Trung tâm Tích hợp Năng lực trực thuộc quân đội, một cơ quan có nhiệm vụ vận dụng “năng lực tác chiến vào lực lượng” và với các cơ quan chính phủ khác.
Tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point, McMaster từng chỉ huy các lực lượng Mỹ trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh. Ông nhận Huân chương Sao bạc vì giữ nhiệm vụ dẫn dắt các binh sĩ Mỹ trong Trận 73 Easting, một trong những trận giao tranh xe tăng lớn nhất thế giới kể từ Thế chiến II.
Video đang HOT
“Đây là một đặc ân đối với tôi vì có thể tiếp tục phục vụ quốc gia”, ông McMaster phát biểu sau khi nhận đề cử từ Tổng thống Trump. “Tôi biết ơn ngài vì cơ hội này. Tôi nóng lòng gia nhập đội ngũ an ninh quốc gia để làm tất cả những gì trong khả năng nhằm bảo vệ mọi lợi ích cho người dân Mỹ”.
“Ông ấy từng đề cao trách nhiệm của quân đội phải đối thoại với các lãnh đạo dân sự và thách thức nguyên trạng. Tôi nghĩ đấy là thứ chúng ta cần ở Nhà Trắng”, hạ nghị sĩ Illinois Adam Kinzinger nhận xét về McMaster. “Tôi cho rằng đây là một lựa chọn tuyệt vời”.
Năm 2003, McMaster tham gia cuộc chiến tranh Iraq. Ông được ca ngợi vì có công chỉ huy các binh sĩ Mỹ bảo vệ an toàn thành phố Tal Afar trước những cuộc tấn công từ quân nổi dậy.
McMaster đóng vai trò then chốt trong việc phát triển học thuyết chống nổi dậy của quân đội dưới thời tướng David Petraeus. McMaster giữ vị trí trợ lý đặc biệt cho tướng Petraeus trong quãng thời gian ông này chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Iraq từ năm 2007 đến 2008.
Năm 2010, McMaster tiếp tục tới chiến trường Afghanistan, nhận nhiệm vụ giám sát các kế hoạch quân sự và chống tham nhũng.
Tạp chí Time hồi năm 2014 chọn McMaster vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.
“McMaster xứng đáng là một chiến binh – nhà tư tưởng ưu việt của thế kỷ XXI”, trung tướng quân đội về hưu David Barno đánh giá, đồng thời gọi McMaster là “một người lính hiếm có”.
Dù được nhiều đồng nghiệp ca ngợi, McMaster vẫn khiến giới quan sát nghi ngờ bởi ông từng không ít lần đưa ra những nhận xét thẳng thắn, thiên về chỉ trích đối với hàng ngũ quân đội. Một số người cho rằng chính vì lý do này mà con đường thăng tiến của McMaster không rộng mở.
Tuy nhiên, thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, một tiếng nói chỉ trích Tổng thống Trump, đã đập tan tất cả hoài nghi khi gọi McMaster là “lựa chọn xuất sắc cho vị trí cố vấn an ninh quốc gia”.
“Tôi có vinh dự được biết ông ấy nhiều năm nay. Ông ấy là người đàn ông với trí tuệ, nhân cách và năng lực tuyệt vời. Ông ấy biết cách để thành công”, thượng nghị sĩ McCain nhận xét về tướng McMaster. “Tôi đánh giá cao Tổng thống Trump vì quyết định này”.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Các trợ lý của Trump bị tố thường xuyên liên lạc với Nga
Các cố vấn cấp cao của ông Donald Trump đã liên lạc nhiều lần với phía Nga trong khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái.
Ông Paul Manafort, cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của Donald Trump. Ảnh: AP
Trong số các cố vấn thân cận của Tổng thống Donald Trump được cho là thường xuyên liên lạc với người Nga có chủ tịch chiến dịch tranh cử Paul Manafort và Michael Flynn, người vừa từ chức cố vấn an ninh quốc gia, CNN hôm nay dẫn tin từ các quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Thông tin được công bố ngay sau khi cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn hôm qua nộp đơn từ chức. Ông Flynn được cho là đã thảo luận về lệnh trừng phạt chống lại Moscow với Đại sứ Nga tại Mỹ Sergei Kislyak trước khi Donald Trump nắm quyền tổng thống.
Việc liên lạc thường xuyên vào đầu mùa hè năm ngoái và mối thân cận của những người này với Trump đã khiến giới tình báo và lực lượng thực thi pháp luật Mỹ nghi ngờ về mối nguy tiềm ẩn. Các cuộc gọi này đã bị chặn trong hoạt động tình báo của Mỹ nhắm vào các quan chức và các cá nhân người Nga.
Điều tra viên Mỹ cho rằng các quan chức Nga đã có sự tiếp cận đặc biệt với ông Trump trước và sau cuộc bầu cử tổng thống. Người Nga có thể đã gia tăng tiếp cận.
Trước các thông tin này, ông Manafort quyết liệt bác bỏ cáo buộc, cho hay ông chưa bao giờ trao đổi với người Nga trong khoảng thời gian đó.
"100% không đúng, tôi chưa bao giờ có liên hệ gì với Tổng thống Nga Vladimir Putin hay chính phủ Nga trước đây, trong hay sau chiến dịch tranh cử", ông Manafort nói.
Nhắc đến mối quan hệ làm ăn với người Nga và Ukraine, ông Manafort cho biết công việc của ông ở Ukraine không nên bị coi là thân cận với người Nga.
FBI và các cơ quan tình báo Mỹ đang tiếp tục xác định động cơ của đợt liên lạc là gì.
Khánh Lynh
Theo VNE
Trump biết cố vấn nói dối liên lạc với Nga từ tháng trước Nhà Trắng thừa nhận Tổng thống Donald Trump đã nhận tin cố vấn an ninh Michael Flynn nói dối về thảo luận với Nga nhưng ông không coi là nghiêm trọng. Tổng thống Mỹ Donald Trump, phải, đã không hành động ngay khi biết cố vấn an ninh nói dối về liên lạc với Nga. Ảnh: AP Tổng thống Mỹ Trump vào ngày...