Người leo đỉnh Everest nơm nớp sợ mắc COVID-19
Mùa leo đỉnh Everest năm nay ở Nepal diễn ra trùng với thời điểm nước này đang trải qua làn sóng COVID-19 thứ hai.
Theo kênh Aljazeera, Lakpa Sherpa đã leo đỉnh Everest 7 lần, nhưng năm nay, hành trình leo núi gắn liền với COVID-19, khiến mọi việc trở nên khó khăn chưa từng thấy.
Các nhà leo núi lần theo dây thừng để lên đỉnh Everest. Ảnh: AFP
Sau khi đóng cửa đỉnh Everest suốt mùa leo núi năm 2020, Nepal đã mở cửa lại và cấp số lượng kỷ lục 408 giấy phép leo núi năm 2021, thu về 4,2 triệu USD.
Quy định cách ly cũng được nới lỏng để thúc đẩy ngành leo núi tăng trưởng trở lại, nhưng Nepal cũng không có kế hoạch rõ ràng để xét nghiệm, cách ly và kiểm soát COVID-19 bùng phát, khiến người leo đỉnh Everest năm nay đối mặt với nhiều rủi ro hơn bao giờ hết.
Vài tuần sau khi đỉnh Everest mở cửa trở lại, nhà leo núi Na Uy tên Erlend Ness cho biết anh đã ốm khi tới trại chân núi và xét nghiệm dương tính với COVID-19. Nhiều người nữa cũng mắc bệnh.
Video đang HOT
Hướng dẫn viên Mingma Dorji Sherpa nói: “Trước đây, người ta cũng ho, cảm lạnh, rủi ro gặp phải lở tuyết. Nhưng năm nay, mối nguy hiểm còn là nếu chẳng may mắc COVID-19 thì sẽ không thể leo núi”.
Dù các nhóm leo núi thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, sát khuẩn, cách ly, nhưng virus vẫn bắt đầu lây lan.
Hành trình xuống núi. Ảnh: AFP
Hình ảnh các phi công mặc đồ bảo hộ tới sơ tán hàng chục người nghi mắc COVID-19 là cảnh thường gặp ở chân núi Everest. Ít nhất hai công ty đã phải hủy hành trình sau khi các thành viên nhóm leo núi mắc COVID-19.
Nhiều người leo núi xác nhận mình mắc COVID-19 qua mạng xã hội và blog, trong đó có người đã leo tới đỉnh Everest.
Hai nhà leo núi Iceland là Sigurdur Sveinsson và Heimir Hallgrimsson cho biết họ bắt đầu ho khi leo lên độ cao 7.000 mét và nghi mình mắc COVID-19. Họ vẫn leo tới đỉnh núi nhưng triệu chứng bệnh nặng hơn khi bắt đầu leo xuống. Cả hai xét nghiệm dương tính tại trại chân núi và tự cách ly.
Lều của người leo núi tại Trại 2 trên đỉnh Everest. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, chính quyền Nepal không thừa nhận ca mắc COVID-19 nào ở Everest khi mà nguy cơ phải dừng mùa leo núi sẽ khiến nước này thiệt hại nặng nề.
Các đơn vị tổ chức leo núi cũng phải tự tìm hiểu thông tin vì không biết có bao nhiêu nhà leo núi và hướng dẫn viên mắc COVID-19
Các nhóm leo núi tại trại chân núi thực hiện nghi lễ trước khi leo đỉnh Everest. Ảnh: AFP
Lukas Furtenbach, người đầu tiên hủy hành trình leo Everest vì COVID-19, cho biết Nepal cần gia hạn giấy phép leo núi trị giá 11.000 USD cho khách hàng của mình. Anh cho biết 23 khách hàng công ty anh thấy không an toàn tại trại chân núi. Anh nói: “Mùa leo núi năm nay rất khó khăn. Chúng tôi đã rất áp lực vì COVID-19″.
Những ai sẵn sàng chấp nhận rủi ro mắc COVID-19 thì lại đối mặt với quy định hạn chế số lượng nhà leo núi. Nepal giới hạn số nhà leo núi tại một thời điểm để tránh tắc nghẽn trên đỉnh Everest.
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc
Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc.
"Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời nhắc nhở rõ ràng, cho thấy chính sách thù địch của Mỹ nhằm vào Triều Tiên và sự hai mặt đáng xấu hổ của họ", Kim Myong-chol, nhà bình luận quốc tế được coi là phát ngôn viên không chính thức của Bình Nhưỡng, cho biết trong bài viết được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đăng hôm nay.
Tên lửa đạn đạo Hyunmoo 2 của Hàn Quốc phóng thử năm 2017. Ảnh: AP .
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi đầu tháng 5 họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden, sau đó thông báo Washington đã hủy bỏ tài liệu chính sách tên lửa với Seoul, trong đó loại bỏ hoàn toàn hạn chế về tầm bắn vũ khí và cho phép Hàn Quốc được phát triển tên lửa đạn đạo có tầm bắn trên 800 km.
"Mục tiêu của Triều Tiên là Mỹ, không phải quân đội Hàn Quốc, chúng tôi sẽ tiếp tục đối phó Washington theo nguyên tắc sức mạnh tương xứng. Giới chức Mỹ và Hàn Quốc đã thể hiện rõ ràng tham vọng hung hăng, họ không còn lý do nào để chỉ trích nỗ lực tăng cường khả năng tự vệ của Triều Tiên", bài viết có đoạn.
Tài liệu chính sách phát triển tên lửa Hàn Quốc được Washington và Seoul ký năm 1979, trong đó cấm Hàn Quốc phát triển tên lửa có tầm bắn trên 180 km và đầu đạn nặng hơn 500 kg. Các điều khoản được chỉnh sửa trong những năm qua, trong đó điều khoản cấm sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn đã được loại bỏ hồi giữa năm ngoái.
Anh có thể hủy kế hoạch dùng hộ chiếu vaccine trong nước Giới chức Anh dự kiến hủy yêu cầu người dân trình giấy chứng nhận vaccine Covid-19 tại những sự kiện đông người do lo ngại về mặt đạo đức. Thế giới đã ghi nhận 171.006.105 ca nhiễm nCoV và 3.556.013 ca tử vong, tăng lần lượt 387.977 và 7.831, trong khi 153.267.911 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực...