Người lao động sẽ không được làm nghề massage tại nước ngoài?
Người lao động đi nước ngoài không được làm công việc massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí.
Ảnh minh họa: NGUYỄN KHÁNH
Đây là quy định mới được đưa vào điều 7 dự án Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, danh mục công việc và khu vực người lao động không được đi làm việc ở nước ngoài được Chính phủ gửi kèm dự thảo luật này quy định. Trong đó quy định doanh nghiệp không được đưa người lao động đi nước ngoài làm những công việc: massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; thường xuyên tiếp xúc với chất nổ, độc hại, phóng xạ; săn bắt thú dữ; công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương); công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả; khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự, khu vực đang bị nhiễm xạ, khu vực bị nhiễm độc, khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Trình bày báo cáo thẩm tra dự án luật này, bà Nguyễn Thúy Anh – chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề về xã hội của Quốc hội – cho biết ủy ban thống nhất việc dự thảo luật bổ sung quy định cụ thể các danh mục công việc và khu vực người lao động không được đi làm việc ở nước ngoài là đảm bảo tuân thủ Hiến pháp.
Tuy nhiên, viêc liêt kê môt sô công viêc theo danh muc như dư thao, theo bà Anh, vưa thưa vưa thiêu.
“Vi du: công viêc massage lam viêc tai cac nha hang, khach san hoăc cac trung tâm giai tri co phai la nganh nghê bi câm không, khi trên thưc tê hiên nay đây cung không phai nganh nghê bi câm ơ Viêt Nam, trư công viêc tra hinh trai phap luât đa bi han chê tai cac nươc”, bà Anh nói.
Bên canh đo, theo bà Anh, phap luât Viêt Nam đa co quy đinh riêng vê danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Do vậy, đê nghi Chính phủ, ban soan thao nghiên cưu, cân nhắc đê quy đinh cho phu hơp.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
Video đang HOT
- Đưa người lao động xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật này.
- Cưỡng ép, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài.
- Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động trong hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vi phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của người lao động và cộng đồng hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.
- Sử dụng giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp để hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp không đúng quy định của luật này.
- Lợi dụng hoạt động tuyển chọn lao động, đào tạo lao động đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
- Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật.
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác, ngoài biện pháp ký quỹ và bảo lãnh quy định tại luật này.
Cấm người Việt ra nước ngoài làm nghề massage
Từ ngày 20/5, lao động Việt Nam ra nước ngoài không làm công việc massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí.
Nghị định 38/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5.
Massage là 1 trong 7 công việc mà người Việt ra nước ngoài không được làm.
Nghị định này quy định 7 công việc người lao động Việt Nam không được làm việc ở nước ngoài bao gồm:
Massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí.
Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, thủy ngân...
Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại.
Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất acid nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh.
Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập.
Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương).
Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Có tiền bảo lãnh sẽ không bị giữ phương tiện vi phạm.
Nghị định 31 có hiệu lực từ hôm nay quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giữ phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, người có thẩm quyền (trừ trường hợp xe là tang vật vụ án hình sự, xe đua trái phép, giấy tờ xe bị làm giả...) nếu đủ các điều kiện sau:
Người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức (có địa chỉ rõ ràng) nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Tổ chức, cá nhân phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm không được phép sử dụng phương tiện tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Cũng theo nghị định 31, trong 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc không xác định được người vi phạm, cảnh sát phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở.
Việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng được rút ngắn còn 1 lần, thay vì ít nhất 2 lần như quy định hiện hành.
Trường hợp hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối mà người vi phạm không đến nhận tang vật, phương tiện, cảnh sát sẽ tịch thu phương tiện vi phạm để bán đấu giá, nộp ngân sách nhà nước.
Công dân có quyền khai thác hình ảnh, âm thanh của tổ chức, cá nhân
Nghị định 47/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, có hiệu lực từ ngày 25/5 quy định công dân có quyền khai thác, chia sẻ hình ảnh, âm thanh của tổ chức hoặc cá nhân, nhưng không được xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân.
Các dữ liệu số mà người dân có thể được khai thác, chia sẻ là loại dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được thể hiện bằng tín hiệu số.
Nghị định cũng ràng buộc trách nhiệm của người dân khi khai thác, chia sẻ dữ liệu không được vi phạm các hành vi như: Cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật...
Thêm đối tượng có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án
Tại nghị định 33/2020, Chính phủ đã sửa đổi quy định trách nhiệm của UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự.
Cụ thể, nghị định này quy định cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; cơ quan đại diện chủ sở hữu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án (trước đây chỉ cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án).
Du lịch ẩm thực: cơ hội mới cho các nhà đầu tư bất động sản tại Quy Nhơn Không chỉ quyến rũ du khách bằng cảnh quan hoang sơ, kỳ vĩ và hệ thống di tích phong phú, Bình Định còn sở hữu hàng loạt đặc sản ẩm thực trứ danh, là điều kiện thuận lợi khi phát triển các trung tâm du lịch, giải trí, ẩm thực đa dạng. Cua Huỳnh Đế, đặc sản nổi tiếng của Quy Nhơn Nằm...