Người lao động phải làm gì khi quyền hưởng trợ cấp thất nghiệp không được đảm bảo?
Nhiều người lao động sau khi bị mất việc hoặc xin thôi việc nhưng không biết quyền lợi của mình như thế nào.
Ảnh minh họa: Internet
Anh Lò Văn Chung (Lai Châu) nêu câu hỏi: Trong thời gian làm việc, hằng tháng doanh nghiệp vẫn trừ số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp vào tiền lương của tôi. Tuy nhiên, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp và nhận lại sổ bảo hiểm xã hội thì trong sổ bảo hiểm xã hội không thể hiện việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tôi làm việc tại đây. Như vậy, nếu tôi không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì tôi có quyền khiếu kiện doanh nghiệp không? Cơ quan nào sẽ giải quyết vấn đề này?
Trả lời:
Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) có thông tin trả lời bạn như sau:
Video đang HOT
Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 32 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu; cung cấp bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho người lao động chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35; Khoản 15 Điều 36 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì tổ chức bảo hiểm xã hội có quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 37; Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm quy định về bảo hiểm thất nghiệp thì ông Bình có quyền khiếu nại, tố cáo doanh nghiệp với các cơ quan có thẩm quyền theo các quy định nêu trên để giải quyết. Trình tự, thủ tục khiếu nại tố cáo theo quy định tại Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn.
Cục Việc làm
Theo baodansinh
Gần 2.000 công nhân bị chủ Hàn Quốc 'bỏ rơi' sẽ nhận việc mới
Sau khi giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động với công ty nợ lương, hàng nghìn công nhân ở Đồng Nai sẽ được 15 công ty khác tiếp nhận.
Ngày 5/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp với các cơ quan ban ngành liên quan về giải quyết việc làm và các quyền lợi cho gần 2.000 công nhân công ty Texwell Vina (chuyên may mặc, trụ sở ở Khu công nghiệp Bàu Xéo, huyện Trảng Bom) bị chủ người Hàn Quốc "bỏ rơi" trước Tết Nguyên đán.
Gần 2.000 công nhân đang lo lắng về quyền lợi của mình sau khi bị chủ người Hàn Quốc "bỏ rơi". Ảnh: Phước Tuấn.
Để đảm bảo quyền lợi và nhanh chóng giúp cho công nhân xin việc làm mới, tỉnh Đồng Nai cho biết đã làm việc với Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP HCM và được biết công ty mẹ của doanh nghiệp này ở Hàn Quốc cũng đã đóng cửa. "Lãnh đạo công ty là người Hàn Quốc đã rời khỏi Việt Nam, không thông báo lý do nên tỉnh sẽ dựa theo quy định pháp luật để xử lý", lãnh đạo tỉnh cho hay.
Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, sáng 6/3, tổ công tác sẽ hướng dẫn công nhân làm đơn chấm dứt hợp đồng với công ty này. Sau khi có sự xác nhận của tổ công tác, công nhân sẽ được ứng tuyển vào công ty mới theo đúng quy định.
Trong đó, mọi quyền lợi về bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, lương thưởng, thai sản... của người lao động cũng được giải quyết theo trình tự. "Đã có 15 doanh nghiệp đồng ý tiếp nhận số công nhân này vào làm việc. Sáng mai bộ phận tuyển nhân sự của các doanh nghiệp này sẽ có mặt tại công ty Texwell Vina để tiếp nhận hồ sơ", lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết.
Trước Tết Mậu Tuất, biết tin lãnh đạo người Hàn Quốc bỏ về nước không thanh toán khoản lương tháng 1, hàng nghìn công nhân Công ty Texwell Vina đã bao vây trụ sở để đòi quyền lợi cũng như không cho tẩu tán tài sản. UBND tỉnh Đồng Nai đã tạm ứng 7 tỷ đồng từ ngân sách để trả 50% tiền lương tháng 1 cho gần 2.000 công nhân công ty này có tiền về quê ăn Tết.
Ngày 26/2 (11 tháng Giêng), công nhân trở lại làm việc song lãnh đạo của công ty vẫn "bặt vô âm tín". Mới đây, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai báo cáo về vụ việc công ty này đóng cửa khiến hàng nghìn công nhân chưa có việc làm.
Tâm sự đẫm nước mắt của công nhân phải mua nợ gạo ăn Tết: Công ty không chi trả lương, công nhân Nguyễn Thị Sinh phải sống những ngày cơ cực, mua nợ gạo để ăn Tết. Nữ công nhân bật khóc khi nghĩ về con nhỏ, cha mẹ nghèo ở quê.
Theo Phước Tuấn (VNE)
Quảng Ninh: Sẽ xử lý hình sự doanh nghiệp trốn đóng BHXH Đến hết tháng 7/2018, con số nợ đọng tiền BHXH ở Quảng Ninh lên đến 151 tỉ đồng. Trước tình trạng trên, ông Vũ Xuân Hiển - GĐ BHXH tỉnh cho biết, cơ quan này sẽ chuyển xử lý hình sự các DN, đối tượng cố tình chây ỳ, trốn đóng BHXH đối với người lao động Theo BHXH tỉnh Quảng Ninh, đến...