Người lao động mất việc do Covid-19 sẽ được hỗ trợ 1,8 triệu/tháng
Chính phủ ban hành Nghị quyết về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh VGP).
Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1/4/2020 và không quá 3 tháng.
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Video đang HOT
Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250 nghìn đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ: Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện…) trong thời gian từ ngày 1/4/2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận UBND xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.
Covid-19: Bán sổ bảo hiểm xã hội, người lao động nhận quả đắng
Mua bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) là một hành vi phạm luật. Thời gian này, lợi dụng tình trạng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều kẻ xấu đã ngang nhiên quảng cáo thu mua BHXH. Điều này đang làm mất uy tín của các cơ quan BHXH và gây thiệt hại cho người lao động.
Bán 10-20 triệu đồng 1 sổ bảo hiểm
Anh Võ Kim Trí - công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) cho biết, thời gian qua anh cũng nghe bạn bè, đồng nghiệp truyền tai nhau chuyện mua bán sổ BHXH. Anh kể: "Một số lao động đang nghỉ việc do dịch bệnh đã mang sổ này đi bán. Số tiền nhận được một lần chỉ từ 10-20 triệu đồng tùy thuộc thời gian đóng. Chúng tôi cũng không biết người ta mua để sử dụng vào việc gì, nhưng khá nhiều lao động đã đem bán".
Sổ BHXH là tài sản đảm bảo cho tương lai, tuổi già của người lao động khi về hưu. (Ảnh người lao động nhận sổ BHXH về hưởng lương hưu tại Long An). Ảnh: P.V
"Đó là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến người lao động và uy tín của cơ quan BHXH tỉnh, nên đề nghị cơ quan Công an vào cuộc làm rõ".
Bà Lê Minh Lý -
Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương
Anh Trí cho biết thêm, kinh tế khó khăn, một số lao động đã tính bài nghỉ việc nên xác định muốn nhận một khoản nóng thay vì phải chờ đợi làm thủ tục.
Cũng vì thế, cộng thêm sự cả tin, hám lợi trước mắt, nhiều lao động đã trở thành nạn nhân của những kẻ buôn sổ BHXH.
Tình trạng này đang diễn ra khá phổ biến ở các khu công nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương. Thậm chí, một số đối tượng còn lập trang Facebook mạo danh cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương để rao mua sổ này.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, BHXH tỉnh Bình Dương đã có công văn gửi Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh yêu cầu có biện pháp ngăn chặn và xử lý theo quy định pháp luật đối với những tài khoản mạo danh nêu trên. Đồng thời, ngày 8/4, BHXH tỉnh Bình Dương cũng gửi Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (Công an tỉnh Bình Dương) báo cáo về tình hình trên và đề nghị ngành công an phối hợp vào cuộc để điều tra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thu mua sổ BHXH là phạm luật
Bà Lê Minh Lý - Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương cho biết, hiện BHXH tỉnh đã nhận được thông tin về các cá nhân, đối tượng mạo danh cơ quan BHXH tỉnh để thu gom sổ BHXH của công nhân nhằm trục lợi. Bà Lý khẳng định: "Đó là hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến người lao động và uy tín của cơ quan BHXH tỉnh, nên đề nghị cơ quan Công an vào cuộc làm rõ".
Một địa chỉ FB mạo danh cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương để thu gom bảo hiểm. (Ảnh chụp màn hình: IT)
Đồng thời, bà Lê Minh Lý cũng khuyến cáo, việc người lao động bán sổ BHXH cho những người thu gom, vì lợi ích trước mắt sẽ dễ bị ép giá; số tiền nhận được sẽ thấp hơn số tiền cơ quan BHXH chi trả. Không những thế, toàn bộ quá trình đóng BHXH của người lao động sẽ bị mất, đến khi hết dịch Covid-19 đi làm trở lại, họ sẽ phải tham gia BHXH lại từ đầu, ảnh hưởng đến chế độ hưởng lương hưu sau này.
"Nếu người lao động về quê, sau 12 tháng vẫn không có việc làm, thì mang sổ BHXH đó đến cơ quan BHXH nơi mình ở để được giải quyết nhận BHXH một lần, không nên nghe lời của những người thu gom sổ mà thiệt thòi" - bà Lý cho biết.
Bà Đinh Thị Thu Hiền - Phó trưởng Ban Thực hiện chính sách BHXH (BHXH Việt Nam) chia sẻ những khó khăn của người lao động khi bị mất việc, giảm việc làm. Tuy nhiên, bà Hiền cũng cho rằng cuốn sổ BHXH là tài sản tích lũy cả đời của người lao động, vì thế người lao động không nên vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng lợi ích lâu dài.
"Khó khăn dịch Covid -19 sẽ qua đi, sổ BHXH nếu còn giữ được sẽ được sử dụng trong thời khắc khó khăn hơn sau này (chẳng hạn khi tuổi già). Do đó, cơ quan BHXH rất mong người lao động cân nhắc thận trọng trong việc sử dụng sổ BHXH. Bởi vì nếu bán, bản thân người lao động cũng sẽ nhận một số tiền ít hơn số tiền BHXH họ đáng được hưởng. Mặt khác việc người lao động chuyển sổ BHXH cho người khác có thể tiếp tay cho hành vi phạm pháp luật và gây bất ổn trong xã hội, đặc biệt trong thời điểm toàn hệ thống chính trị đang tập trung cho phòng chống dịch" - bà Hiền nói thêm.
Đại diện BHXH Việt Nam cũng cho biết, thời gian tới đơn vị này sẽ tiếp tục tuyên truyền để người lao động hiểu rõ tầm quan trọng của cuốn sổ BHXH. Trong từng trường hợp cụ thể, cơ quan BHXH sẽ cung cấp hồ sơ, cung cấp thông tin và đề nghị cơ quan có thẩm quyền vào cuộc để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân liên quan.
Nguyệt Tạ
'Nếu khó khăn cứ lấy một phần' - tấm lòng tử tế thời Covid-19 Lòng tốt không có chỗ cho sợ hãi, hoài nghi, chắc chắn sẽ mang đến điều tốt đẹp. Trong dịch bệnh, đường phố có thể vắng vẻ hơn, nhưng không vì thế mà thiếu đi những tấm lòng. Mất việc. Bắt buộc nghỉ không lương. Công việc kinh doanh phải tạm dừng. Trường học đóng cửa. Sự bùng phát của dịch Covid-19 làm...