Người lao động gửi 10.000 câu hỏi, kiến nghị về lương, nhà ở tới Thủ tướng
Gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân lao động cả nước đối với 126 vấn đề được gửi đến Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Sáng 12/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân trong chương trình có chủ đề “Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước”. Chương trình có 4.500 công nhân lao động tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ).
Thủ tướng thăm gia đình công nhân đang thuê trọ và làm việc tại Bắc Giang. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, đến nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân lao động cả nước đối với 126 vấn đề gửi đến người đứng đầu Chính phủ.
Qua tổng hợp, ông Ngọ Duy Hiểu cho hay, các câu hỏi, kiến nghị, đề xuất tập trung chủ yếu xung quanh 10 nhóm vấn đề lớn là về tăng lương tối thiểu vùng, hướng tới lương đủ sống, có tích lũy đối với người lao động và chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; việc rà soát, sửa đổi toàn diện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động, hạn chế tình trạng công nhân lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần, hệ quả là công nhân không có lương hưu trong tương lai.
Câu hỏi, kiến nghị của người lao động cả nước hướng tới việc cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc giải quyết chế độ, chính sách, các gói hỗ trợ công nhân lao động.
Ngoài ra, người lao động còn gửi kiến nghị các vấn đề quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động, giúp công nhân tiếp cần nguồn vốn hợp pháp để giải quyết khó khăn, hạn chế tình trạng công nhân lao động mắc bẫy “tín dụng đen”.
Trong 10 nhóm vấn đề còn có công tác đào đào tạo nghề; các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để công nhân lao động tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tăng cường kiểm tra, tranh tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, các chợ dân sinh, đảm bảo cho công nhân lao động được tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, phù hợp với thu nhập; tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại nơi làm việc, nơi ở của công nhân lao động; bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp vào giờ cao điểm.
Video đang HOT
Người lao động còn quan tâm vấn đề giá nhà trọ, giá điện, giá nước sinh hoạt bị một bộ phận chủ nhà trọ đẩy lên cao; việc tăng giá sách giáo khoa; vấn đề con công nhân khó tiếp cận các trường học công trên địa bàn do không có hộ khẩu thường trú; việc cấp bách phải hình thành các điểm chợ gần khu công nghiệp và gần các doanh nghiệp đông công nhân.
Cũng theo ông Ngọ Duy Hiểu, đây là dịp để Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, truyền thông điệp động viên, khích lệ công nhân lao động cả nước, phát huy truyền thống, vượt mọi khó khăn, chung sức, đồng lòng thi đua lao động sản xuất với năng suất cao hơn, chất lượng tốt, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và thực hiện khát vọng dân tộc.
Thủ tướng tìm hiểu đời sống sinh hoạt, thu nhập, công việc của gia đình công nhân tại khu trọ. (Ảnh VGP/Nhật Bắc)
Phát biểu mở đầu tại cuộc đối thoại, Thủ tướng bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông đối với những mất mát, nhọc nhằn, khó khăn, vất vả mà anh chị em công nhân, người lao động phải chịu đựng trong hơn 2 năm qua do dịch COVID-19. Chính phủ, Thủ tướng thấu hiểu và sẽ nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi nhất để anh chị em sớm vượt qua những khó khăn, trở lại lao động, làm việc, ổn định đời sống.
“Phải nói đời sống nhiều công nhân còn rất vất vả. Tôi vừa đi thăm khu nhà trọ công nhân tại Bắc Giang và thời gian qua cũng đi nhiều nơi để gặp gỡ, tìm hiểu đời sống công nhân. Chúng ta cùng đối thoại để tìm ra giải pháp phù hợp điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta, phù hợp với nguyện vọng anh chị em công nhân và phù hợp với tình hình thực tiễn”, Thủ tướng nói.
10 kiến nghị lớn của người lao động gửi lên Thủ tướng
Tại cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với 4.500 công nhân lao động tại Bắc Giang sáng 12/6, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã báo cáo với người đứng đầu Chính phủ 10 nhóm vấn đề lớn mà công nhân, người lao động kiến nghị.
Theo ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, với chủ đề "Công nhân Việt Nam với khát vọng phát triển đất nước", Chương trình gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động ngày hôm nay là dịp để Thủ tướng lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, truyền thông điệp động viên, khích lệ công nhân lao động cả nước, phát huy truyền thống, vượt mọi khó khăn, chung sức, đồng lòng thi đua lao động sản xuất với năng suất cao hơn, chất lượng tốt. Từ đó góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện khát vọng dân tộc.
Qua tìm hiểu trực tiếp, nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội, thu thập ý kiến trên hệ thống cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử và mạng xã hội của công đoàn, đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân lao động cả nước đối với 126 vấn đề gửi đến người đứng đầu Chính phủ.
Các câu hỏi, kiến nghị, đề xuất tập trung chủ yếu xung quanh 10 nhóm vấn đề lớn như sau:
Về tăng lương tối thiểu vùng, hướng tới lương đủ sống, có tích lũy đối với người lao động và chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, việc lắng nghe, đối thoại, chia sẻ với công nhân lao động để hiểu nhau và cùng trách nhiệm lo toan. (Ảnh: LĐO)
Việc rà soát, sửa đổi toàn diện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động, hạn chế tình trạng công nhân lao động rút bảo hiểm xã hội 1 lần, hệ quả là công nhân không có lương hưu trong tương lai.
Cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc giải quyết chế độ, chính sách, các gói hỗ trợ công nhân lao động.
Vấn đề quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Về chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động, giúp công nhân tiếp cận nguồn vốn hợp pháp để giải quyết khó khăn, hạn chế tình trạng công nhân lao động mắc bẫy "tín dụng đen".
Về công tác đào tạo nghề; các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để công nhân lao động tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Về tăng cường kiểm tra, tranh tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động.
Về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, các chợ dân sinh, đảm bảo cho công nhân lao động được tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, phù hợp với thu nhập.
Về tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại nơi làm việc, nơi ở của công nhân lao động. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp vào giờ cao điểm.
Vấn đề giá nhà trọ, giá điện, giá nước sinh hoạt bị một bộ phận chủ nhà trọ đẩy lên cao. Việc tăng giá sách giáo khoa; vấn đề con công nhân khó tiếp cận các trường học công trên địa bàn do không có hộ khẩu thường trú. Việc cấp bách phải hình thành các điểm chợ gần khu công nghiệp và gần các doanh nghiệp đông công nhân.
"Trong Chương trình hôm nay, đại diện công nhân lao động tại các điểm cầu sẽ trực tiếp đặt câu hỏi, kiến nghị, đề xuất cụ thể với Thủ tướng Chính phủ. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, những kiến nghị, đề xuất chính đáng của người lao động sẽ được Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, giải đáp và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương giải quyết kịp thời, đáp ứng nguyện vọng và kỳ vọng của công nhân lao động cả nước", ông Hiểu nói.
Luôn lắng nghe, thấu hiểu
Phát biểu định hướng đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, chúng ta xác định quyền con người xuyên suốt Hiến pháp năm 1946 đến nay, lấy mục tiêu con người là trung tâm, chủ thể, động lực cho phát triển. Trong tất cả quan điểm chỉ đạo lớn này của Bác Hồ, trong đó đều có chủ thể là công nhân.
"Chúng ta luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng ý kiến, đặc biệt của người lao động. Trên cơ sở đó, chúng ta hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện. Tất cả vì mục tiêu hạnh phúc, ấm no của nhân dân, trong đó có công nhân, người lao động. Việc lắng nghe, đối thoại, chia sẻ để hiểu nhau và cùng trách nhiệm lo toan. Đây cũng là trách nhiệm chung của bộ, ngành, địa phương, các chủ thể có liên quan", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Hai năm qua ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ luôn đồng hành để cùng nhau khắc phục hậu quả COVID-19. Đặc biệt về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện của các cấp, ngành về đời sống của công nhân, nguyện vọng của công nhân, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chế độ, chính sách, quyền lợi của người lao động.
Với tinh thần lắng nghe, chia sẻ, thấu hiểu và cùng có trách nhiệm thực hiện mục tiêu cao cả nhất của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng đề nghị chia sẻ, trao đổi thẳng thắn, chân thành, trách nhiệm, hết sức xây dựng để có những giải pháp trước mắt và lâu dài.Từ đó, cùng nhau tìm giải pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu trên. Tất cả vì mục tiêu nhân dân ấm no, hạnh phúc, trong đó có công nhân, người lao động trong khu công nghiệp.
Bộ LĐTBXH giữ quan điểm đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có tờ trình gửi Chính phủ dự thảo nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người làm việc theo hợp đồng. Lao động ngành dệt may thường làm thêm giờ. Ảnh: TTXVN Trước đó, có nhiều ý kiến của doanh nghiệp đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/1/2023....