Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ chuyển đổi nghề
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý của Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; mức đóng góp vào Quỹ của doanh nghiệp và người lao động.
Khi nào người lao động được hỗ trợ?
Ngày 31/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; mức đóng góp vào Quỹ của doanh nghiệp và người lao động. Nội dung chi và mức chi đối với các nhiệm vụ của Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ cho người lao động gặp rủi ro do tử vong, tai nạn lao động…thì Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cũng hỗ trợ hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho người lao động.
Cụ thể khi người lao động phải về nước trước hạn quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg có nhu cầu được đào tạo chuyển đổi nghề, được hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề để tham gia thị trường lao động, ổn định cuộc sống với mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/tháng, tối đa 06 tháng/người/khóa học.
Video đang HOT
Đánh giá về quy định này, ông Ngô Bá Quyết, Chủ tịch Hội đồng Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng nhân lực Năm Châu cho rằng, khi đi làm việc ở nước ngoài không cứ người lao động mà các doanh nghiệp đều mong muốn người lao động có được công việc và thu nhập tốt. Song vẫn có những rủi ro không muốn muốn như: phải về nước trước hạn vì đối tác phá sản, yếu tố sức khỏe, rủi ro do tai nạn lao động…Đây là điều không ai muốn song khi xảy ra người lao động đều mong nhận được sự hỗ trợ tốt nhất để tìm kiếm công việc mới tại quê hương cũng như tìm kiếm cơ hội đi làm việc ở thị trường khác. Vì vậy, việc hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề, được hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề để tham gia thị trường lao động, ổn định cuộc sống là một chính sách rất cần thiết và có ý nghĩa với người lao động.
” Khi người lao động gặp rủi ro phải về nước trước hạn, về phía công ty đã có những chính sách hỗ trợ như căn tính thời gian người lao động đã làm việc ở nước ngoài, trích trả lại những tháng chưa làm việc cho người lao động. Chiểu theo Quyết định 40 thì người lao động sẽ nhận được hỗ trợ từ Quỹ việc làm ngoài nước 6 triệu đồng/khóa học để nâng cao kỹ năng nghề. Với mức hỗ trợ này sẽ tạo cơ hội để người lao động nâng cao kỹ năng và tìm kiếm việc làm mới sau khi về nước”, ông Ngô Bá Quyết chia sẻ.
Thúc đẩy đưa lao động đi làm việc thị trường trọng điểm
Hiện nay dù mục tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2022 đã hoàn thành song Bộ LĐTB&XH đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm các ngành nghề mới, các thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao tiếp nhận lao động Việt Nam.
Theo Bộ LĐTB&XH, hết 11 tháng đầu năm nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã vượt mốc 122 nghìn người, đạt hơn 135% kế hoạch năm 2022. Có được kết quả này theo đánh giá giới chuyên gia cũng như của các địa phương, Bộ LĐTB&XH đã chủ động nắm bắt thông tin, nghiên cứu đề xuất các giải pháp, chính sách kịp thời để đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm các ngành nghề mới, các thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao tiếp nhận lao động Việt Nam.
Thực tế trong thời gian qua, Bộ LĐTB&XH đã làm việc với cơ quan chức năng các nước tiếp nhận đề nghị mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam, tăng số lượng lao động nhập cảnh để những lao động đã được đào tạo, hoàn thành các thủ tục có thể xuất cảnh. Bộ cũng đề nghị nước tiếp nhận có chính sách tăng lương cũng như cải thiện điều kiện làm việc, ăn, ở của người lao động.
Cùng với đó đẩy mạnh công tác kết nối các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với các cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm để tạo nguồn lao động có kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức tổ chức kỷ luật đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước. Đồng thời, tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ đào tạo cho người lao động thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc xây dựng và tổ chức mạng lưới giao dịch việc làm ngoài nước; cung cấp đầy đủ thông tin, tổ chức tư vấn tại địa phương để người lao động có đủ thông tin khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài cũng như hỗ trợ người lao động về nước tìm kiếm việc làm phù hợp nhu cầu và các nghề nghiệp, kỹ năng đã học được ở nước ngoài.
Hơn 122.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab; thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết 11 tháng năm 2022, cả nước có 122.004 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đạt 135,56% kế hoạch năm).
Nhật Bản vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 60.105 lao động, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) với 53.883 lao động, Hàn Quốc 1.732 người, Singapore 1.663 người và một số thị trường khác.
Đạt được kết quả trên, khi dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động nắm bắt thông tin, đề xuất nhiều giải pháp, chính sách kịp thời để đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc tại các thị trường trọng điểm, truyền thống. Đồng thời, tìm kiếm những ngành nghề, thị trường mới có việc làm ổn định, thu nhập cao tiếp nhận lao động Việt Nam.
Ngoài ra, bộ còn làm việc với cơ quan chức năng các nước về mở cửa tiếp nhận lao động Việt Nam, tăng số lượng nhập cảnh cho lao động được đào tạo khi đã hoàn thành các thủ tục; đề nghị nước tiếp nhận có chính sách tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc, ăn, ở của người lao động.
Nhật Bản dẫn đầu về số lượng tiếp nhận lao động Việt Nam
Dolab cũng tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua việc xây dựng, tổ chức mạng lưới giao dịch việc làm ngoài nước; cung cấp đầy đủ thông tin, tổ chức tư vấn tại địa phương để người lao động biết rõ khi tham gia đi làm việc ở nước ngoài.
Quảng Ninh hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trong năm nay Dự kiến đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh có 98/98 xã cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới, 13/13 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Như vậy, toàn tỉnh Quảng Ninh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ngay trong năm 2022. Các trường học từ cấp...