Người lao động cần làm gì khi đi công tác đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19?
Bạn đọc hỏi: Do yêu cầu công việc, tôi được cử đi công tác tại vùng có nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19. Vậy tôi phải chuẩn bị những gì?
Về vấn đề này, Báo Tin tức xin được trả lời như sau:
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho người lao động phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Theo đó, những người lao động có bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh phổi… cần cân nhắc khi đến khu vực này.
Trước khi đi công tác, người lao động cần tìm hiểu thông tin và các biện pháp dự phòng lây nhiễm từ người là công tác y tế địa phương
Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn có trên 60% nồng độ cồn và các vật dụng cần thiết tạo điều kiện cho việc rửa tay thường xuyên.
Rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh các nhân khi ho, hắt hơi; tránh xa ít nhất 2 mét với những người đang ho, hắt hơi.
Video đang HOT
Sau khi đi công tác về, người lao động cần theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày và đo nhiệt độ 2 lần/ngày.
Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh.
PV
Nghiên cứu mới về ảnh hưởng của Covid-19 với người trung niên
Nghiên cứu mới cho thấy tác động của Covid-19 lên người trung niên đang tăng cao.
Theo Guardian, đây là lần đầu tiên có nghiên cứu toàn diện tại Trung Quốc về tỷ lệ tử vong và các ca nhiễm Covid-19 cần điều trị y tế ở bệnh viện. Nghiên cứu này chỉ ra lứa tuổi trung niên có tỷ lệ tử vong và nhập viện cao hơn các ước tính trước đây.
Qua phân tích, các nhà khoa học tìm ra tỷ lệ tử vong trung bình là 1,38%. Điều này đồng nghĩa cứ 300 người mắc bệnh Covid-19 sẽ có 4 người qua đời.
Người trung niên và lớn tuổi chịu ảnh hưởng xấu bởi Covid-19 hơn các nhóm tuổi khác. Ảnh: Getty.
Tuy vậy, tỷ lệ này tăng theo số tuổi từ 0,0016% cho người dưới 10 tuổi và 7,8% với người trên 80 tuổi. Độ tuổi 10-19 tuổi chỉ có 0,04% cần phải điều trị y tế tại bệnh viện. Trong khi đó, với người 80 tuổi trở lên, con số này là 18%.
Với người ở độ tuổi 40 tuổi, có 4% ca mắc Covid-19 phải được điều trị tại bệnh viện. Tỷ lệ này tăng gấp đôi ở người 50 tuổi với 8% phải nhập viện.
Các ước tính trên được công bố bởi Lancet Infectious Diseases (LID) dựa trên phân tích 70.117 ca nhiễm tại Trung Quốc và 689 ca dương tính khi di chuyển khỏi Vũ Hán.
Giáo sư Azra Ghani, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, ước tính của họ có thể được áp dụng cho bất kỳ quốc gia nào để đưa ra các quyết sách ngăn chặn tốt nhất cho Covid-19.
"Phân tích của chúng tôi chỉ ra độ tuổi 50 trở lên có khả năng nhập viện điều trị cao hơn. Đồng thời tỷ lệ tử vong ở nhóm tuổi này cũng cao hơn", ông Azra nói.
Tuy vậy, mỗi quốc gia có cách tiếp cận, quản lý bệnh dịch khác nhau. Vì vậy, các nhà khoa học vẫn đang vật lộn để tìm và so sánh tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở các quốc gia.
Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong cũng bị ảnh hưởng bởi nhưng ca đã qua đời nhưng chưa được xác nhận. Nghiên cứu mới ước tính số ca nhiễm không bị phát hiện có tỷ lệ tử vong khoảng 0,66%.
Mặc dù con số này thấp hơn so với các ước tính trước đây. Tuy nhiên nó cao hơn rõ rệt nếu so với dịch cúm lợn năm 2009 đã làm chết 0,02% người nhiễm.
Các phát hiện mới phản ánh bức tranh chống dịch của nhân loại. Virus SARS-CoV-2 gây hại nhiều nhất với người già và người có bệnh tiềm ẩn như phổi, tim.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia Anh cũng cảnh báo việc 50-80% dân số thể giới có thể nhiễm Covid-19. Do vậy, số người cần điều trị tại bệnh viện có thể vượt quá khả năng của dịch vụ y tế. Vì vậy, việc tính được tỷ lệ ca nhiễm cần nhập viện sẽ giúp công tác chuẩn bị tốt hơn.
Trọng Hưng
Những người có nguy cơ cao mắc Covid-19, phải làm gì để phòng bệnh? Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19 và dễ tiến triển nặng hoặc có người thân trong nhóm này thì Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới khuyên cần chú ý thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh. Người già (trên 60 tuổi) hoặc người có bệnh mạn tính là nhóm cần được tăng cường bảo...