Người lao động “bước ra” từ tại chức, dân lập cũng cần được tôn trọng
“Thay vì thái độ phân biệt trong tuyển dụng với loại hình đào tạo, nơi đào tạo, cần xây dựng cơ chế khách quan, tôn trọng ứng viên dù học từ bất cứ loại hình nào để tuyển chọn người lao động đáp ứng năng lực với vị trí công việc”…
Đây là phát biểu của đại biểu Quốc hội Phạm Thị Trung (Kon Tum) trong phiên thảo luận về dự án luật Việc làm tại nghị trường ngày 19/6.
Trước hết, bà Trung đề xuất quy định “người lao động có quyền bình đẳng về việc làm, không phân biệt đối xử với người lao động vì các lý do dân tộc, chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo”. Bà Trung bức xúc với việc thời gian qua dư luận bàn nhiều tới sự phân biệt trong tuyển dụng đối với loại hình đào tạo tại chức, từ xa.
Đại biểu Phạm Thị Trung: “Người học ở bất cứ loại hình, ngành nghề nào cần được tôn trọng, khách quan trong tuyển dụng”.
Dẫn lại phiên trả lời chất vấn tuần trước của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền khi đề cập đến những khó khăn của đối tượng lao động tốt nghiệp cao đẳng nghề, đại biểu cho rằng, phản ứng này cơ bản là do mặt bằng chất lượng đào tạo. “Tuy nhiên thay vì thái độ phân biệt, các nhà tuyển dụng phải có trách nhiệm xây dựng cơ chế tuyển dụng khách quan, tôn trọng người học dù bất cứ loại hình, ngành nghề nào để có thể tuyển chọn người lao động đáp ứng đủ năng lực đối với vị trí công việc” – bà Trung phân tích.
Với lý do đó, nữ đại biểu đề nghị dự thảo bổ sung hành vi cấm phân biệt về nơi đào tạo, loại hình đào tạo nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng trong tiếp cận cơ hội việc làm cho người lao động và thúc đẩy được quá trình xã hội, xây dựng xã hội học tập.
Cũng đi từ thực tế, đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp) khái quát, thị trường việc làm hiện nay chỉ chú trọng đến việc tạo ra nhiều việc làm mà chưa chú trọng đến chất lượng của công việc. Cả nước có đến gần 85% số người lao động đang làm việc chưa được đào tạo nghề. Theo ông Đức, đây là thách thức đối với người lao động trong việc tăng thu nhập và có cơ hội tiếp cận công bằng về việc làm và hoà nhập với xã hội.
Mặt khác, một công cụ để hỗ trợ người lao động là bảo hiểm thất nghiệp với mục tiêu quan trọng nhất là nhằm hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo lại tay nghề cho người lao động thất nghiệp để họ sớm tìm được việc làm. Tuy nhiên, qua 4 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đại biểu nhận xét, chức năng này thể hiện rất hạn chế. Các quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm thất nghiệp mới chỉ dừng ở việc hỗ trợ cho người lao động sau khi bị mất việc làm, giải quyết hậu quả thất nghiệp mà chưa có chính sách duy trì việc làm ngăn ngừa, giúp hạn chế thất nghiệp.
Video đang HOT
Ông Đức đề xuất bổ sung thêm chế độ hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế. Với lý do đó, đại biểu Đồng Tháp đề xuất xây dựng chính sách bảo hiểm việc làm thay vì chỉ bảo hiểm thất nghiệp để thể hiện tính chủ động trong việc phòng ngừa thất nghiệp chứ không chỉ đơn thuần là giải quyết hậu quả thất nghiệp.
Đại biểu Nguyễn Thu Anh (Lâm Đồng) cũng kiến nghị đánh giá lại toàn diện tình hình hoạt động của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để có sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết.
“Tại sao năm 2012 Quỹ này kết dư tới hơn 4.000 tỷ đồng, kết dư tích lũy đến hết 2012 gần 22.000 tỷ đồng, nhưng trong 3 năm lại chỉ có 1% số người lao động thất nghiệp được đào tạo nghề nhờ Quỹ này?” – đại biểu đặt câu hỏi.
Bà Thu Anh phân tích, người lao động mất việc có tâm lý chỉ nhìn vào “con cá” là khoản tiền hỗ trợ được nhận mà không quan tâm đúng mức đến “chiếc cần câu” là công tác đào tạo nghề, điều kiện giúp họ có được nguồn thu nhập ổn định trong tương lai.
Tán thành hướng phân tích này, nhiều đại biểu gợi ý mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là cần thiết và là bước đột phá. Vì hiện nay có khoảng 67% lực lượng lao động không có quan hệ lao động. Do vậy, cần có những biện pháp để thu hút lao động thuộc nhóm này tham gia loại hình bảo hiểm thất nghiệp nhằm tăng tính bền vững cho việc làm của họ trong điều kiện thị trường lao động đang phát triển.
Đại biểu Ly Kiều Vân (Quảng Trị) “gật đầu” với hướng quy định lập Quỹ bảo hiểm thất nghiệp với yêu cầu quỹ phải thật sự thúc đẩy chính sách việc làm.
Đại biểu Lê Thị Yến (Phú Thọ) tán thành việc mở rộng diện đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. So với quy định hiện hành, bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng với người lao động có hợp đồng không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12-36 tháng, với cơ sở có tối thiểu 10 lao động trở lên, bà Yến đánh giá, nới quy định áp dụng với cả nhóm lao động có hợp đồng dưới 12 tháng là một bước đột phá.
Theo Dantri
Xét nghệ nhân: Tránh "sống lâu lên lão làng"
"Cần đặc biệt chú trọng xét tặng về năng lực sáng tạo và tài năng, không nên căn cứ vào tuổi tác, thời gian, để tránh tình trạng 'sống lâu lên lão làng'" - ĐBQH Phạm Thị Trung (Kon Tum) nói tại phiên Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, ngày 18/6.
Mười năm chưa xét một nghệ nhân nào
Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Văn Minh (TP Hồ Chí Minh) cho biết, gần 10 năm Luật Thi đua, khen thưởng có danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú, nhưng chưa tổ chức xét và tôn vinh một nghệ nhân nào, nay lại tiếp tục sửa đổi và bổ sung.
Ông Minh đề nghị khi sửa đổi, bổ sung luật được thông qua và có hiệu lực cần phải được thực hiện ngay việc xét tặng các danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú. Theo ông Minh, dẫu chậm nhưng việc tôn vinh các nghệ nhân sẽ được xã hội đồng tình và đáp lại lòng mong đợi của từng nghệ nhân.
Đồng quan điểm, đại biểu Phạm Thị Trung (Kon Tum) đề nghị sớm xét và trao danh hiệu này, đồng thời nghị định hướng dẫn cần tinh giản, phù hợp với đối tượng có tính đặc thù trên.
Đại biểu Trung nêu thực tế, Nghệ nhân dân gian là những người lao động, sáng tạo trong môi trường sinh hoạt cộng đồng, họ không tham gia đào tạo trường chính quy, cũng không thuộc biên chế tổ chức nhà nước. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng việc số hóa, lượng hóa thời gian làm nghề đối với Nghệ nhân dân gian là 25 năm, Nghệ nhân ưu tú là 20 năm giống như các danh hiệu nhà giáo, thày thuốc, nghệ sĩ... là thiếu thực tế.
"Nghệ nhân có đặc thù riêng, phần lớn họ được chân truyền và thực hành từ khi còn rất nhỏ, lấy gì để làm căn cứ thời gian hành nghề của họ? Trong khi đối với nhiều người đến năm sinh của mình còn không nhớ chính xác", đại biểu Trung nói.
Ở lĩnh vực thủ công, mỹ nghệ, bà Trung cho rằng, hoạt động của nghệ nhân đồng thời cũng là một nghề mưu sinh. Tuy nhiên, có những lĩnh vực hoạt động của các nghệ nhân không thể xem là một nghề. Ví dụ việc hát kể sử thi Tây Nguyên, di sản văn hóa độc đáo vốn được gọi là sử thi sống. Việc diễn xướng sử thi của nghệ nhân chỉ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cao đẹp của cộng đồng, không có bất kỳ lợi nhuận hay thù lao nào. Vì thế, bà Trung đề nghị thay thuật ngữ "nghề" bằng thuật ngữ "lĩnh vực văn hóa phi vật thể" để đảm bảo bao quát các đối tượng nêu trong lĩnh vực.
Do vậy, đại biểu Trung cho rằng, cần đặc biệt chú trọng xét tặng về năng lực sáng tạo và tài năng. Không nên căn cứ vào tuổi tác, thời gian, để tránh tình trạng "sống lâu lên lão làng" hay bỏ lỡ cơ hội tôn vinh cần thiết.
Không nên viện dẫn các hội diễn
Đại biểu Trung nêu, dự thảo luật quy định "nghệ nhân là người tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong nước"; "Nghệ nhân ưu tú là người tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của địa phương".
"Tôi thấy rằng, quy định như trên chưa thật sự thuyết phục", Phạm Thị Trung nói.
Bởi với một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa như Việt Nam liệu có thể xác định được loại hình văn hóa nào ảnh hưởng chỉ trong phạm vi địa phương và loại hình văn hóa phi vật thể nào sẽ có phạm vi ảnh hưởng tầm quốc gia? Tính đặc thù và cả tính vùng của di sản rất cao, việc đánh giá một di sản văn hóa nào đặc biệt hơn di sản văn hóa khác cũng là điều không nên.
Theo đại biểu Phạm Thị Trung, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá thường là vai trò quản lý của nhà nước.
"Hơn nữa tiêu chí nào để xét nghệ nhân đó có tầm ảnh hưởng trong phạm vi cả nước hay địa phương? Không lẽ chúng ta lại viện dẫn đến các hội diễn cấp vùng, miền, toàn quốc vốn được tổ chức định kỳ", bà Trung nói.
Đại biểu này đề nghị xem xét, tập trung vào các tiêu chí nổi bật như tài năng của nghệ nhân, thành tích trong bảo tồn và phát huy di sản và sự suy tôn của cộng đồng...
Không khen thưởng đại biểu Quốc hội Theo đại biểu Hồ Trọng Ngũ (Vĩnh Long), nguyện vọng được tuyên dương, khen thưởng của một số vị đại biểu Quốc hội là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên, đại biểu Hồ Trọng Ngũ cho rằng khi được người dân bầu ra, đứng danh là một vị đại biểu Quốc hội, đấy là một danh dự. Cụ thể, đại biểu Ngũ cho rằng không còn danh vị nào có thể vinh danh hơn được. Vì thế, cho nên đặt vấn đề khen thưởng các vị đại biểu Quốc hội, ông Ngũ cho rằng "thấy rất phân vân". Đánh giá thế nào giữa các vị đại biểu Quốc hội? Ông ngũ cho rằng, các vị đại biểu Quốc hội đều phải có trách nhiệm hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, không có lý do gì đại biểu A làm không tốt, đại biểu B làm tốt. Nếu đại biểu đã làm không tốt thì dân có quyền miễn nhiệm và miễn nhiệm đó là hình thức kỷ luật nặng nhất và cũng là một hình thức duy nhất đặt ra đối với vị đại biểu Quốc hội khi người dân thấy không xứng đáng.Bởi vậy, theo đại biểu này, không nên đặt vấn đề khen thưởng đại biểu Quốc hội.
Theo 24h
Hôm nay, QH chất vấn bốn bộ trưởng Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Hôm nay, quốc hội chất vấn bốn bộ trưởng Phiên chất vấn của Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 12/6 đến hết ngày 14/6. Bốn vị bộ trưởng gồm: ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng...