Người lao công U.60 giành chiến thắng ‘America’s Got Talent’
Hôm 24.9 (giờ địa phương), Richard Goodall (55 tuổi) xuất sắc giành ngôi quán quân ‘America’s Got Talent’ mùa 19 với tiết mục hát và nhận khoản tiền thưởng 1 triệu USD (hơn 24,5 tỉ đồng).
Richard Goodall xúc động khi giành chiến thắng ở America’s Got Talent. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Cạnh tranh cùng 9 thí sinh trong đêm chung kết America’s Got Talent, Richard Goodall chinh phục ban giám khảo lẫn khán giả khi hát ca khúc Faithfully của ban nhạc rock Journey, có màn kết hợp ăn ý cùng Neal Schon (tay guitar của nhóm). Cuối cùng, người lao công 55 tuổi được xướng tên ở vị trí cao nhất và nhận phần thưởng trị giá 1 triệu USD.
Goodall nhận được sự ủng hộ của nhiều người thân quen khi tham gia chương trình tìm kiếm tài năng nước Mỹ. Hiệu trưởng của ngôi trường mà ông làm việc nhắn nhủ trước vòng chung kết: “Tôi hy vọng mình không phải tìm người lao công mới, nhưng Richard, nếu tôi phải tìm người mới thì có nghĩa là anh đã giành chiến thắng ở cuộc thi”. Các học sinh và gia đình của thí sinh 55 tuổi cũng gửi nhiều lời khích lệ, cổ vũ, mong Goodall “quét sạch” cuộc thi.
Hành trình tại America’s Got Talent như một giấc mơ với giọng ca này. ẢNH: NBC
Nhớ lại khoảnh khắc được MC Terry Crews công bố là người chiến thắng, Richard Goodall cho biết bản thân tham gia chương trình mà không có kỳ vọng gì nên khi được xướng tên, anh đã rất kinh ngạc. Quán quân America’s Got Talent mùa 19 tự gọi mình là một người lao động, làm công việc chân tay bình thường và không được đào tạo chuyên nghiệp.
Giọng ca 55 tuổi chia sẻ với việc là một lao công trong 23 năm, cơ hội được hát trên TV cùng với thành viên nhóm Journey là một điều đáng kinh ngạc, không thể tưởng tượng được. “Tôi không thể mơ về mọi thứ đã xảy ra với mình. Ý tôi là, có một danh sách những điều muốn làm trước khi chết và sau đó là một danh sách những điều bạn thậm chí không biết là có tồn tại”, ca sĩ nghiệp dư chia sẻ với Billboard.
Richard Goodall gây chú ý từ đầu cuộc thi. ẢNH: FILMMAGIC
Richard Goodall vốn là thí sinh nổi bật từ đầu chương trình. Ở buổi thử giọng, người lao công này đã chiếm được trái tim của khán giả Mỹ cùng ban giám khảo bởi giọng hát chân phương, lôi cuốn, phong thái giản dị và góc nhìn thực tế về cuộc sống. Ngoài tính cách dễ mến, giám khảo Heidi Klum đã vô cùng ấn tượng với giọng hát tự nhiên của Goodall đến nỗi trao cho anh nút vàng đáng mơ ước để được vào thẳng vòng loại trực tiếp.
Về việc giải quyết số tiền thưởng 1 triệu USD, Richard Goodall cho biết anh và vợ đã nói chuyện với một số cố vấn tài chính để đảm bảo sử dụng khoản tiền này một cách thông minh. “Sự nổi tiếng này là điều mới mẻ, chúng tôi muốn giải quyết mọi thứ xung quanh điều này một cách thông minh. Và bất cứ điều gì xảy ra trong tương lai gần, chúng tôi có thể cùng nhau quyết định với tư cách là người trưởng thành, là vợ chồng và cùng tìm ra con đường mà chúng tôi muốn đi”, Goodall nói thêm.
Richard Goodall nhận được sự ủng hộ của giám khảo Heidi Klum. ẢNH: FILMMAGIC
Richard Goodall sống ở Terre Haute, Indiana (Mỹ) và làm lao công tại một trường tiểu học ở đây trong 23 năm. Goodall có đam mê ca hát, thường ngân nga những bài hát yêu thích mỗi khi làm việc. Năm 2022, anh từng gây sốt khi video anh hát Don’t Stop Believin’ trước học sinh lan truyền rầm rộ trên TikTok. Đây cũng là bài hát mà giọng ca 55 tuổi thể hiện ở vòng thử giọng đầu tiên vào tháng 5.2024. Thí sinh này chia sẻ tên bài hát cũng là phương châm sống của mình: Không ngừng giữ vững niềm tin, hy vọng, tin tưởng vào bản thân dù cuộc sống khó khăn như thế nào.
Video đang HOT
Hiện tại, câu chuyện của Richard Goodall vẫn đang truyền cảm hứng cho nhiều người trên thế giới tin vào bản thân, nỗ lực vươn đến ước mơ. “Khi bạn nhìn thấy tôi, tôi chỉ muốn hét lên rằng tôi là một người bình thường. Mọi người có thể thấy tôi đứng ở trạm xe buýt hoặc đến siêu thị lấy nhu yếu phẩm. Tôi không giống như một thứ gì đó phi thường hay là hình mẫu lý tưởng… Trên thế giới này không có gì là ngoài tầm với cả, nhưng bạn phải nỗ lực vì nó, phải dành thời gian cho nó nếu bạn thực sự muốn đạt được”, ca sĩ nhắn nhủ.
Thí sinh Roni Sagi và chú chó cưng giành ngôi á quân. ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
America’s Got Talent là chương trình tìm kiếm tài năng ăn khách bậc nhất nước Mỹ, trung bình thu hút khoảng 10 triệu người xem mỗi mùa trên NBC. Chương trình thu hút nhiều thí sinh từ khắp nước Mỹ lẫn quốc tế, phô diễn khả năng ở nhiều lĩnh vực: ca hát, vũ đạo, hài kịch, ảo thuật, tạp kỹ…
Năm nay, show thực tế đình đám này bước sang mùa thứ 19, được dẫn dắt bởi diễn viên hài Terry Crews. “Nữ hoàng truyền hình Mỹ” Sofía Vergara, siêu mẫu Heidi Klum, nghệ sĩ Howie Mandel và “ông trùm giải trí” Simon Cowell đảm nhận vai trò giám khảo. Bên cạnh chiến thắng thuyết phục của Richard Goodall, America’s Got Talent còn trao giải á quân cho Roni Sagi (30 tuổi) với tài năng huấn luyện chú chó cưng Rhythm.
Vì sao 'Anh trai vượt ngàn chông gai' ngày càng giảm nhiệt?
Ở những chặng cuối cùng, gameshow "Anh trai vượt ngàn chông gai" bị nhiều khán giả chê nhàm chán và không còn sức hút như những tập đầu.
Được đánh giá là chương trình ăn khách nhất hiện nay, Anh trai vượt ngàn chông gai từng liên tục dẫn đầu rating trên sóng VTV, vào top trending trên YouTube. Tuy nhiên thành tích và chỉ số lượt xem của chương trình ngày càng giảm sút qua từng tập dù nội dung vẫn được đánh giá tốt.
33 anh tài của "Anh trai vượt ngàn chông gai".
Nội dung lạc quẻ
Tính đến nay, Anh trai vượt ngàn chông gai đã phát sóng được 11 tập và nói lời chia tay với 9 anh tài.
Ở 5 tập đầu, chương trình đã thu hút hàng tỷ lượt xem qua loạt hashtag liên quan trên các nền tảng mạng xã hội. Trung bình số lượt xem ở mỗi tập rơi vào khoảng trên dưới 6 triệu view. Tuy nhiên bắt đầu từ tập 6, lượng khán giả giảm sút khi chỉ còn hơn 2 triệu view ở mỗi tập.
Thậm chí, nhiều khán giả cũng đánh giá chương trình "đầu voi đuôi chuột" khi ngày càng nhàm chán và không còn hấp dẫn như những tập mở màn.
Lượt xem của chương trình ngày càng giảm.
Với thời lượng gần 2 tiếng ở mỗi tập, nếu không tính những đêm công diễn thì những tập còn lại đều khá dài dòng.
Điển hình như trong tập 9, các anh tài được dẫn lên đồi trà Đà Lạt để tham gia thử thách hái, phân loại búp trà non và sáng tạo điệu nhảy hái trà.
Chương trình sa đà khá nhiều vào phần chia sẻ cảm nghĩ về việc đi hái trà của các anh tài, khiến thời lượng kéo dài lê thê. Bên cạnh đó, phần thử thách quá đơn giản, không có nhiều điểm hấp dẫn tạo cảm giác nhàm chán cho người xem.
Hay như trong tập 7, các anh tài cùng nhau thực hiện thử thách nấu ăn. Việc biến các nghệ sĩ thành đầu bếp vừa không mới lạ, vừa khiến chương trình trở nên lê thê, nhàm chán.
Tổng thể nội dung của một số tập này bị chê "lạc quẻ", không ăn nhập gì với nhau, đặc biệt không còn mang tinh thần của một show âm nhạc.
Nhiều tập bị kéo dài lê thê với những thử thách không cần thiết.
Ngoài ra trong mới nhất, các anh tài chỉ xoay quanh việc chia đội, đấu giá bài hát và dựng "tiểu phẩm" trả quyền lợi nhà tài trợ. Màn đấu giá các ca khúc chiếm gần như 2/3 thời lượng chương trình cũng bị cho là quá dài dòng.
Quảng cáo lộ liễu
Trong nhiều tập, nội dung quảng cáo được chèn khá nhiều xuyên suốt chương trình. Vì chương trình có khá nhiều nhà tài trợ dẫn tới các màn quảng cáo lộ liễu tràn lan, đôi khi lấn át nội dung chính.
Chẳng hạn như cảnh Đinh Tiến Đạt tới trò chuyện với Jun Phạm để nói về tài khoản ngân hàng. Cả hai cùng nhau giới thiệu về sản phẩm này như một video quảng cáo tới vài phút. Thậm chí, Đinh Tiến Đạt cũng có cảnh gọi điện về hỏi thăm vợ nhưng tranh thủ giới thiệu luôn về lợi ích của tài khoản ngân hàng.
Hay như việc anh tài Quốc Thiên, Đăng Khôi đứng khen ngợi thương hiệu kem đánh răng cũng bị cho là thiếu tự nhiên. Và còn vô số lần các anh tài cùng nhau "tung hứng" những sản phẩm của nhà tài trợ một cách khiên cưỡng cũng là cho khán giả ngán ngẩm.
Các anh tài diễn quảng cáo sản phẩm một cách khiên cưỡng.
Ở tập mới nhất, chương trình thậm chí đã dồn hết phần anh tài quảng cáo về cuối, không xen lẫn nội dung chính như trước.
Không thể phủ nhận việc một chương trình truyền hình phải có những nhà tài trợ. Tuy nhiên việc lồng ghép phần quảng cáo sản phẩm cho nhãn hàng tài trợ do chính các anh tài cùng nhau diễn cũng thách thức sự kiên nhẫn của không ít người.
Điểm số bất công
Mỗi vòng công diễn ở Anh trai vượt ngàn chông gai sẽ có 350 khán giả tại trường quay đánh giá, bình chọn để quyết định thứ hạng các tiết mục trình diễn và số điểm hỏa lực của mỗi anh tài. Tuy nhiên chính số điểm bình chọn của những khán giả này cũng là một yếu tố khiến nhiều người muốn "quay xe" với chương trình.
Nhiều người cho rằng, những khán giả bình chọn trực tiếp không hề xét về tiết mục mà chỉ bình chọn vào độ nhận diện và sức hút của các anh tài. Điển hình như việc một số anh tài "tay ngang" như BB Trần, Tiến Luật luôn có số điểm cao chót vót trong bảng tổng kết. Thậm chí, Tiến Luật còn từng "vượt mặt" cả ST. Sơn Thạch, Tuấn Hưng, Phan Đình Tùng để giành chiến thắng khi cùng thi đấu.
Việc một diễn viên hài chiến thắng trước 3 ca sĩ thực lực cũng khiến cho khán giả tranh cãi dữ dội. Đa số khán giả bày tỏ sự bức xúc với kết quả, cho rằng việc Tiến Luật giành chiến thắng là điều không thuyết phục. Nhiều ý kiến cho rằng tiết mục của nam diễn viên kém nhất trong số 4 màn trình diễn solo và chỉ trích khán giả tại trường quay bình chọn không công tâm, rõ ràng, không đánh giá các "anh tài" ở khía cạnh âm nhạc, trình diễn.
Tiến Luật dù diễn hài trên sân khấu nhưng vẫn được số điểm cao.
Trước đó, Đỗ Hoàng Hiệp cũng bị coi là một "nạn nhân" của 350 khán giả tại trường quay. Có màn biểu diễn nội lực, cảm xúc với chất giọng quãng cao hiếm có nhưng Đỗ Hoàng Hiệp chỉ nhận về 520 điểm, thấp nhất đội. Điểm số bị bỏ xa so với Phan Đinh Tùng và Thành Trung khiến nam ca sĩ ngỡ ngàng đến bật khóc.
Phía nhà sản xuất đã từng lên tiếng trả lời truyền thông rằng, điểm số trong chương trình được quyết định bởi 350 khán giả có giới tính, độ tuổi khác nhau.
Vì vậy, dù có bị điểm thấp hay thua cuộc trong chương trình, nhà sản xuất hy vọng các anh tài hiểu rằng số điểm đó chỉ là cảm nhận cá nhân của khán giả tại trường quay thời điểm đó. Họ không đại diện cho số đông khán giả đại chúng.
"Điểm số không phải điều quan trọng nhất chúng ta hướng đến, mục tiêu của chương trình là cống hiến cho khán giả những tiết mục đáng nhớ", phía nhà sản xuất từng chia sẻ.
Điểm số của khán giả trường quay cũng là điều khiến nhiều người muốn bỏ xem.
Ngoài ra, một tai nạn ảnh hưởng tới sức hút của Anh trai vượt ngàn chông gai đến từ chính cộng đồng người hâm mộ.
Sau khi bị cư dân mạng phát hiện việc sửa hóa đơn tiền ủng hộ đồng bào vùng lũ từ 200 nghìn đồng thành 20 triệu đồng, hội FC này đã tuyên bố dừng các hoạt động còn dang dở. Sự việc này cũng gây mất đoàn kết trong nội bộ người hâm mộ và đội ngũ "cày view" cũng không còn đủ mạnh khiến lượt xem chương trình bị giảm sút.
Bên cạnh đó, việc chương trình phải tạm ngừng phát sóng trong một vài thời điểm là cần thiết. Song việc này cũng ảnh hưởng ít nhiều, khiến cho sự quan tâm của khán giả bị gián đoạn và giảm nhiệt hơn.
Anh trai vượt ngàn chông gai được Việt hóa từ Call Me By Fire do MangoTV sở hữu. Chương trình có 15 tập, gồm 1 concert, 5 đêm công diễn và 2 đêm chung kết. Các nghệ sĩ sẽ chia nhóm thi đấu, biểu diễn để thể hiện các thế mạnh, khai thác tiềm năng, vượt qua thử thách...
Mỗi đêm thi có 350 khán giả tại trường quay đánh giá, bình chọn để quyết định thứ hạng các tiết mục trình diễn và số điểm hỏa lực của mỗi anh tài. Những anh tài đi đến cuối cùng sẽ cùng nhau thành lập "Gia tộc toàn năng".
Ốc Thanh Vân nói về cuộc sống ở Úc: Có khi nấu cơm lại thấy nhớ nghề Ngồi ghế nóng 'Biến hóa bất ngờ', diễn viên Ốc Thanh Vân có những trải lòng về cuộc sống tại Úc, đồng thời tiết lộ kế hoạch hoạt động nghệ thuật trong thời gian tới. Ốc Thanh Vân ngồi ghế nóng Biến hóa bất ngờ, dự kiến lên sóng ngày 26.9 trên THVL1. Ảnh: BTC Trong thời gian về Việt Nam thăm gia...