Người làng Vân lần đầu đón Tết trong đất liền
Đón Tết ở đất liền sau thời gian điều trị lành bệnh phong ngoài bán đảo, những hộ dân ở làng Vân (Đà Nẵng) phấn khởi tiếp anh em, bạn bè đến thăm hỏi, chia vui trong ngày đầu năm.
Ngày 25/8/2012, các hộ dân của làng Hòa Vân được đưa vào đất liền sống tại các khu nhà liền kề khang trang. Đây được coi là cuộc di dân lịch sử với bà con nơi đây. Ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng Ban nội chính Trung ương, Bí thư thành ủy Đà Nẵng) khẳng định việc đưa người dân vào đất liền nhằm mục đích lo cho bà con chu đáo hơn.
Trong những căn nhà mới tại khu đất thuộc tổ 14, phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu), người làng Vân dần làm quen với nhịp sống nơi phố thị. Tết đến, nhà nhà trang trí quất, mai, đào…
Nhiều người tâm sự, ở nơi ở cũ không có quất, đào… nhưng lại nhiều hoa quả, đặc biệt là chuối nên không phải đi mua như bây giờ.
Nhiều nhà trang trí cây cảnh bắt mắt để hy vọng có một năm mới sung túc.
Với những bà nội trợ, việc chuyển vào đất liền đã giúp thuận tiện trong việc mua thực phẩm.
Video đang HOT
Đón Tết ở đất liền sau nhiều năm, cựu chiến binh Nguyễn Thanh Tường (83 tuổi) nhận được nhiều quà.
Một số nhà chơi chim chào mào để Tết thêm vui.
Những bữa tiệc nhỏ của những người bạn, anh em hay của những chiến sĩ biên phòng làm nhiệm vụ ở làng Vân ngày trước đến thăm càng làm cho không khí Tết thêm ấm cúng.
Những nụ cười giòn tan khi mọi người kể lại những kỷ niệm một thời.
Người làng Vân giờ đây đã quen dần với cuộc sống mới.
Cụ bà trang trí lại lọ hoa trước thềm nhà mới. Làng Vân cũ được nhường lại cho một dự án du lịch nghỉ dưỡng. Câu chuyện về những người bị bệnh phong phải sống ở bán đảo cũng sẽ lùi vào dĩ vãng.
Theo xahoi
Tết tha hương
Có người 10 năm chưa một lần về quê ăn Tết, có người nói đến Tết là khóc. Vì sao?
Không dám về vì sợ ba mẹ... mất Tết
"Cả khu trọ lạnh tanh như khu nhà ma, không một tiếng động, không một bóng người. Em sợ quá nên mở nhạc ầm ầm, rồi em nói chuyện với chính em, nói thật to mà vẫn không bớt buồn. Lúc đó em tưởng như mình có thể chạy bộ một mạch từ Sài Gòn về Quảng Ngãi để sum họp với ba mẹ". Nguyễn Thị H.N., 23 tuổi, công nhân một công ty may ở thị xã Dĩ An, Bình Dương nhớ lại cảm giác mà mình đã phải trải qua trong những ngày không về tết năm trước. Buồn, sợ là thế nhưng Tết năm nay N. tiếp tục không về quê...
"Ai mà không nhớ quê hả anh. Tết thì nhớ da diết luôn rồi. Em đảm bảo đêm giao thừa, anh bước vào khu trọ em ở mà anh không khóc mới lạ. Buồn thê lương luôn. Năm trước em trùm chăn nằm khóc nguyên một buổi vì nghe mấy câu hát "Mẹ ơi hoa cúc hoa mai nở rồi/ Đời con, giờ đây đang còn lênh đênh....". N. cho biết năm trước cô không về không phải thiếu tiền xe mà vì thời điểm đó cô đang có bầu với một nam công nhân cùng công ty. Sợ ba mẹ mắng chửi nên N. không dám ôm bụng bầu về đón Tết. "Người yêu của em hồi đó cũng thương em lắm. Nhưng anh ấy cũng sợ ba mẹ ở quê của ảnh nghi ngờ nên không dám ở lại Bình Dương cùng em", N. nói. Theo sự phân công của công ty, người yêu N. đã chuyển về làm tổ trưởng trong một chi nhánh ở Cà Mau. N. bảo hằng tháng người yêu đều gửi tiền nuôi con nhưng năm nay anh vẫn không thể lên Bình Dương đón tết với mẹ con N. "Tết năm nay em có đứa con 1 tuổi để bầu bạn, hy vọng không nhớ nhà nhiều như năm trước", N. nói rồi xua tay khi biết tôi có ý định chụp tấm hình N. cùng đứa con gái đang ngồi trước cửa phòng trọ. N. tâm sự: "Chờ khoảng 1 năm nữa, con em lớn tý em sẽ dẫn nó về quê tạ tội với ba mẹ, còn bây giờ anh đưa hình mẹ con em lên báo chắc ba mẹ em ở Quảng Ngãi mất Tết luôn".
Mỗi dịp Tết là khu trọ của N. vắng tanh khiến người ở lại chỉ muốn khóc vì buồn
Đi chợ tết "mua" nỗi buồn
"Mua đi, mua đi em, đồ bộ 35 ngàn, quần "rin" mặc tết 75 ngàn, toàn hàng xịn không đó, quần quật cả năm rồi tết phải diện một chút chứ", bà chủ quầy bán quần áo ở chợ Chí Hùng đon đản khi thấy một nhóm 6 nữ công nhân ghé qua sạp mình. Chợ Chí Hùng nằm ở thị trấn Thái Hòa, huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương là một trong những phiên chợ công nhân lớn nhất Bình Dương. Xung quanh chợ này có nhiều công ty trú đóng, sử dụng hàng chục ngàn công nhân.
Trong nhóm 6 nữ công nhân ghé vào sạp quần áo, tôi để ý 5 cô khuôn mặt rạng rỡ, còn một cô có khuôn mặt buồn thiu. 5 cô kia ướm áo, hỏi giá chủ quầy liên tục, còn cô có vẻ buồn chỉ đứng bên cạnh, nhìn ngắm bạn mình thay áo mới rồi cười gượng. "Sao em không chọn cho mình mua áo mặc Tết như mấy bạn?", tôi hỏi. "Mấy bạn rủ mua đồ Tết nên em chạy theo. Ra đây mới nhớ mình không về quê ăn Tết nên mua áo mới mặc cho ai ngắm mà mua?", cô gái trả lời tôi rồi giới thiệu mình là Mai Thị Tuyến, 26 tuổi, quê Thanh Hóa, hiện đang làm công nhân tại một công ty sản xuất túi xách ở huyện Tân Uyên, Bình Dương.
Bạn bè cùng công ty về tết thì cười tươi mua áo mới còn công nhân Mai Thị Tuyến (áo trắng, bìa trái) thì không được về nên buồn bả giữa phiên chợ tết
Tôi hỏi lý do vì sao không về quê ăn Tết cùng gia đình, Tuyến lặng im, không nói, đôi mắt như chực ngấn nước. Chuyển sang chuyện thưởng Tết, Tuyến nói: "27 âm lịch công ty em mới phát lương, thưởng. Năm nay nghe đâu bọn em được thưởng một tháng lương tức khoảng 2, 3 triệu đó anh à". Tiền thưởng Tết của Tuyến, tôi ngẫm lại chỉ đủ trang trải chuyến xe cho cô về Thanh Hóa, không lẽ quần quật cả năm lại tay không về quê ăn Tết? Có lẽ vì vậy mà Tuyến không về.
Quên cả mùa xuân!
Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Công đoàn KCN Biên Hòa - Đồng Nai cho biết vừa qua trong đợt rà soát các công nhân khó khăn để hỗ trợ vé xe về Tết, ông phát hiện có nhiều công nhân khó khăn đến nỗi 7-10 năm chưa thể về quê ăn Tết, cá biệt có công nhân 14 năm chưa nếm mùi Tết quê.
Như trường hợp công nhân Hà Quang Khuân (40 tuổi, quê Quảng Ninh đang làm việc KCN Biên Hòa 2) nhắc đến tết là anh ứa nước mắt. Anh kể 14 năm trước anh vào Nam làm công nhân và cưới vợ là chị Nguyễn Thị Việt (35 tuổi, quê Thái Nguyên, hiện đang làm tại KCN Amata). Từ khi 2 đứa con chào đời, anh Khuân và chị Việt càng dốc sức tăng ca, kiếm tiền trang trải tiền điện, tiền nhà, tiền gạo, tiền sữa, tiền học cho con. Vòng mưu sinh cứ quay cuồng khiến anh chị 14 mùa "xuân này con không về".
Có chồng, có con, bôn ba mưu sinh không dám về quê đã đành, chị Hoàng (42 tuổi, quê Quảng Trị) chưa chồng chưa con mà hơn 10 cái Tết rồi chị vẫn "chưa thấy mặt quê hương".
10 năm lang bạt ở Sài Gòn làm công nhân may nuôi đàn em, chị Hoàng chưa một lần về quê Quảng Trị ăn Tết
Chị Hoàng kể mẹ chị mất sớm, chị là con cả, tảo tần chăm lo cho 5 đứa em ăn học. Năm 2002 chị vào Sài Gòn làm công nhân may. "Hồi đó mỗi tháng lương chỉ được 400 ngàn đồng. Chị nhớ hồi đó, tới Tết nhận lương thưởng đồng nào là bọn công nhân tụi chị gửi hết về quê. Trong túi chỉ còn vài ngàn sống cầm hơi qua Tết, đâu dám bước ra đường phố du xuân. Suốt ngày ru rú trong phòng trọ", chị Hoàng ngậm ngùi kể.
10 năm, đi làm qua hàng loạt công ty may, trăn trở với đủ thứ tiền phải chi trả nơi phố thị, chị Hoàng lần lượt vuột mất những cái Tết ấm áp ở quê nhà Quảng Trị. Không chỉ thế, mưu sinh biền biệt chị Hoàng cũng đã phụ lòng biết bao chàng trai đợi chờ chị về quê để xây dựng gia đình. Đến nay gần bước qua tuổi xế chiều nữ công nhân may này vẫn đơn bóng
Theo 24h
Tết ấm áp của du học sinh ở Lappeenranta, Phần Lan Dù không được đón Tết cùng gia đình, nhưng những sinh viên Việt Nam đang học tập tại Lappeenranta, Phần Lan vẫn cùng nhau chuẩn bị các món ăn cổ truyền của dân tộc để hòa chung không khí đón mừng xuân mới ở quê nhà. (Đồng Linh, Phần Lan) Những sinh viên lần đầu xa nhà, lần đầu tự tay nấu các...