Người Lạng Sơn gánh hàng tấn na vượt núi đá
Mang những gánh na khoảng nửa tạ trên vai, hàng trăm người dân Lạng Sơn rồng rắn vượt núi đá đưa quả đặc sản về chợ.
Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) có 8 trong số 21 xã trồng được na với tổng diện tích trên 1.500 hecta. Giống na trồng trên núi đá vôi mang hương vị riêng là đặc sản thương hiệu của vùng.
Na xuất hiện từ khoảng năm 1960 tại huyện. Do thổ nhưỡng và khí hậu, đặc biệt với mùa đông rất lạnh, mùa hè chỉ nóng vào ban ngày nên na trồng được một vụ và có vị khác với na ở các tỉnh như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tây Ninh…
“Gia đình ở thị trấn Đồng Mỏ sáng dậy từ 4h để sang vườn trồng na thu hoạch quả. Từ nhà đến vườn đi khoảng 6 cây số bằng xe máy và 2 km leo núi vào trong”, anh Lâm Văn Bằng, thị trấn Xóm Mới, chia sẻ.
“Khi mắt na mở mắt to, màu trắng sáng nghĩa là có thể thu hoạch, để 3 ngày là chín hẳn. Hai tiếng buổi sáng mỗi người chọn lọc và cắt được 45kg”, chị Nguyễn Thị Nhất vừa gom những quả na vừa nói.
Video đang HOT
Việc khai thác na cần nhẹ nhàng để giữ cho na còn nguyên vẹn và đẹp mã. Mỗi quả na được cắt gọn gàng bằng kéo sắc.
“200 cây na trồng 20 năm của gia đình ở xã Chi Lăng, Na mọc chủ yếu trên các dãy núi cao, mỗi gốc trồng chỉ cần một thúng nhỏ đất tại các hốc đá kèm theo phân bón là mọc tốt”, anh Mai cười nói.
Quả na to và đều đẹp nhất huyện tập trung ở lung lũng dốc Lân Đáy, Hán Dài, Hán Cụt. Vùng này bao quanh bởi núi đá nên việc đi lại rất khó khăn.
Một gia đình hai người 4 tiếng buổi sáng có thể hái được 90kg na. Na sau khi thu hái xong được tập kết phân loại và xếp vào thúng để gánh xuống chợ.
Nhiều năm gần đây người dân trồng na hướng đến kỹ thuật canh tác, đồng thời theo hướng an toàn nên chất lượng được cải thiện. Mỗi gánh na 45kg được người dân lần lượt gánh từ trên núi xuống chợ bằng đường mòn. Công việc vận chuyển tốn rất nhiều thời gian và sức khoẻ.
Người không mang vác gì di chuyển trên núi đá đã khó khăn, nên người vận chuyển cần có sức khỏe và khả năng giữ thăng bằng tốt.
“Mỗi ngày 6 anh em thu hoạch khoảng 3 tạ, quả na năm nay đẹp hơn do mưa ít, nếu mưa nhiều quả sẽ nhỏ. Cứ 200 cây na mỗi vụ gia đình thu 40 triệu đồng. Với giá na từ 30 đến 60 ngàn đồng/kg thì người dân đã có lãi”, chị Hứa Thị Phương nói.
Những gánh na theo chân người dân Chi Lăng chảy từ núi về xuôi và xuất khẩu.
Ông Đoàn Thanh Sơn, Chủ tịch huyện Chi Lăng, cho biết: “Toàn huyện có 8/21 xã thị trấn trồng được na, huyện Chi Lăng đã có 3.500 hộ trồng na trên diện tích 1.500 hecta phần lớn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, một diện tích nhỏ theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Doanh thu riêng với na một năm ở Chi Lăng và Hữu Lũng khoảng trên 500 tỷ”.
Ngày 11 đến 12/8 tại huyện Chi Lăng sẽ lần đầu tiên diễn ra lễ hội Na.
Ngọc Thành
Theo VNE
Lái xe chui ra khỏi ôtô sau cú đâm của tàu hoả
Ôtô 7 chỗ vượt qua đường ngang dân sinh giao với đường sắt đúng lúc tàu hỏa chạy tới đâm văng ra lề đường hư hỏng nặng.
Khoảng 16h30 ngày 11/11, đoàn tàu khách hành trình từ Lạng Sơn về Hà Nội. Khi đi qua đường ngang dân sinh tại thị trấn Đồng Mỏ (Chi Lăng, Lạng Sơn) đã gặp tai nạn với xe ôtô biển số Lạng Sơn chạy từ thị trấn ra quốc lộ 1A đang cố vượt.
Chiếc ôtô bị tàu đâm văng sang bên đường,bóp méo hư hỏng nặng. Ảnh: Triệu Vượng
"Không có barie nên nhân viên gác tại đây ra hiệu lệnh dừng xe, mọi người đều đỗ lại đợi tàu hỏa đi qua, nhưng chiếc ôtô cố vượt nên bị tàu đâm văng sang bên đường", một nhân chứng kể lại.
Sau tai nạn, ôtô lật nghiêng hư hỏng nặng, hai người ngồi trong xe may mắn không bị thương, tự chui ra ngoài sau khi được người dân giúp đỡ. Đoàn tàu phải dừng hơn 30 phút để giải quyết tai nạn rồi mới tiếp tục hành trình.
Hồng Vân
Theo VNE
Hơn chục người la hét trong xe khách găm đầu dưới ruộng Xe khách biển Hải Phòng nổ lốp hất tung lan can rồi lao xuống ruộng, hơn chục hành khách hoảng loạn la hét. Khoảng 11h sáng nay, xe khách 29 chỗ biển Hải Phòng chạy trên quốc lộ 1A hướng Hà Nội - Lạng Sơn, đến địa phận xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) bất ngờ nổ lốp. Xe khách nổ...