Người làm tổ chức phải đi tìm cán bộ
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho rằng, việc đánh giá cán bộ rất quan trọng, “cán bộ phải có cái tâm ngang cái tầm” nhất là khi thời điểm Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng đang đến gần.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, công tác cán bộ có thể xem là một trong những nội dung rất quan trọng. Bác Hồ đã nói cán bộ là cái gốc, là quyết định tất cả mọi vấn đề, trong công tác cán bộ phải có những quy định rất chặt chẽ, từ việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đến việc đề bạt, bổ nhiệm, nhất là quy trình công tác cán bộ phải làm hết sức chặt chẽ, thận trọng.
Thời gian qua có tình trạng làm đúng quy trình, đúng thủ tục, nhưng khi đã đề bạt, bổ nhiệm thời gian rất ngắn thì cán bộ vi phạm. Rõ ràng làm đúng quy trình, đúng thủ tục nhưng chọn không đúng người. Vì vậy, chọn đúng người, nắm bắt được về triển vọng, tương lai phát triển của cán bộ cũng như về đạo đức và năng lực của cán bộ là vấn đề hết sức quan trọng.
Điều đó đòi hỏi công tác cán bộ phải bám sát, người làm tổ chức phải đi tìm cán bộ chứ không phải để cán bộ đi tìm tổ chức. Đây là vấn đề rút kinh nghiệm trong thời gian qua, đừng để người sắp được đề bạt, bổ nhiệm đi tìm tổ chức để gợi ý cho mình. Người làm tổ chức phải đi tìm người tốt, người tài để giới thiệu cho Đảng, Nhà nước bổ nhiệm vào những vị trí xứng đáng để làm tốt nhiệm vụ lãnh đạo.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh tinh thần làm tổ chức phải hết sức công tâm, khách quan, không chịu tác động từ bất cứ một thế lực, bất cứ một người nào. Nhận xét, đánh giá sâu sắc, lấy ý kiến một cách đồng bộ, thực hiện đúng theo các quy trình và đề bạt, bổ nhiệm trên tinh thần công tâm, không vì lợi ích cá nhân, không vì sự quen biết, không vì việc trao đổi quyền lợi giữa cá nhân với cá nhân.
“Đánh giá cán bộ là phải đánh giá cả một quá trình. Đây là công việc khó nhất trong quy trình cán bộ. Đánh giá cán bộ phải có sản phẩm, đánh giá đa chiều, đánh giá xuyên suốt chứ không thể lấy một thời điểm, một mốc nào đó. Để thấy con người đó làm tốt là phải có một quá trình cống hiến và sự tín nhiệm của các cấp, của cấp dưới đối với cấp trên, cấp trên với cấp dưới và phải có những sản phẩm cụ thể. Cán bộ phải có cái tâm ngang cái tầm. Lựa chọn cán bộ trong thời gian tới phải như thế mới có thể lựa chọn được những người có tài, có đức, phục vụ tốt”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trao đổi.
Không chỉ chọn lựa cán bộ tốt, người đứng đầu ngành Nội vụ còn cho rằng theo dõi, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một vấn đề không kém phần quan trọng. Không phải chỉ chọn một lần, đã đề bạt, bổ nhiệm rồi, phải tiếp tục theo dõi, đưa đi đào tạo và phân công người giúp đỡ, tạo điều kiện cho cán bộ phát triển, cống hiến.
Việc đấu tranh, xây dựng nội bộ phải mạnh dạn chia sẻ những vấn đề đúng, những vấn đề sai để cho cán bộ, công chức thấy được ngay từ những khuyết điểm nhỏ để sửa chữa nếu không dần dần những khuyết điểm nhỏ thành lớn, dẫn đến sai phạm và thậm chí là vi phạm pháp luật. “Đóng góp xây dựng nội bộ, phải bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng để đóng góp xây dựng trên tinh thần đồng chí, đồng đội, để giúp đỡ cùng nhau tiến bộ”, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.
Theo TTXVN
Sắp xếp cơ học sẽ không bảo đảm điều kiện dạy và học
Trước sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội trong phần chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về vấn đề biên chế giáo viên và sắp xếp các cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã tham gia giải trình, làm rõ, trả lời những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Ảnh minh họa
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ đã có rất nhiều buổi làm việc với nhau, làm việc với các địa phương để giải quyết biên chế giáo viên, cũng như những vấn đề liên quan của nhiều năm để lại. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên đông, nhiều đặc điểm nghề nghiệp cho nên dẫn đến những vấn đề đặc thù cần phải lưu ý.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao quan điểm được Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu là tới đây sẽ có một loạt những đổi mới về tuyển dụng, đặc biệt liên quan đến nâng hạng những tiêu chuẩn nghề nghiệp, có quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Thực tiễn cho thấy đối với giáo viên nói riêng, cũng như đối với chức công, viên chức, quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được lồng ghép trong quá trình bồi dưỡng nghề nghiệp, tiêu chuẩn giáo viên.
Về sắp xếp lại hệ thống trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn các địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp các trường, lớp, các điểm trường lẻ, các trường phổ thông có nhiều cấp học.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều lệ về trường phổ thông có nhiều cấp học và mô hình trường có nhiều cấp học đã được pháp điển hoá. Ở mỗi cấp học, học sinh có tâm sinh lý khác nhau. Do vậy, khi sắp xếp phải tính toán đảm bảo được những yêu cầu về mặt chuyên môn sư phạm khoa học. Các trường hình thành qua con đường sáp nhập thì yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn quy định về kỹ thuật, về điều kiện.
Trong hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 04 của Chính phủ, các địa phương có thẩm quyền sắp xếp trên nhu cầu và điều kiện cụ thể. Việc sắp xếp cơ học sẽ dẫn đến không bảo đảm điều kiện cho dạy và học.
"Tới đây chúng tôi tiếp tục cùng với các địa phương hướng dẫn để làm sao công việc sắp xếp các trường, đặc biệt là những trường liên cấp phải bảo đảm được những điều kiện. Mục đích của việc sáp nhập này đảm bảo chất lượng, không phải để giảm biên chế", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết và nhấn mạnh tới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Nội vụ sẽ xây dựng một nghị quyết tham mưu cho Chính phủ về biên chế giáo viên, đảm bảo hợp lý, có lộ trình, giảm cán bộ quản lý và phục vụ thực sự không cần thiết, còn đối với giáo viên thì tăng. Ví dụ, các định biên về giáo viên phải tính toán đến các vùng thành phố với các vùng miền núi có khác nhau, trên cơ sở đó, các địa phương có căn cứ sắp xếp, rà soát./.
Nguyễn Hoàng
Theo baochinhphu
177 phường của thành phố Hà Nội sẽ thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân Sáng 29-10, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội. Hà Nội thí điểm không tổ chức HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 tại 117 phường Trình bày về Tờ trình dự thảo...