Người làm thay đổi lịch sử
Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết một vị tướng người Anh đã từng nhận định như vậy về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trung tướng Phạm Hồng Cư và cuốn sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ
Là tác giả cuốn sách Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ, ông nhận định yếu tố nào đã tạo nên tài thao lược và nhân cách của người Anh Cả Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Trung tướng Phạm Hồng Cư: Đại tướng Võ Nguyên Giáp không những thấm nhuần truyền thống yêu nước của dân tộc mà còn thấm nhuần cả nghệ thuật, học thuyết quân sự và đạo đức cách mạng. Tất cả đã tạo nên vị Đại tướng hội đủ 6 chữ mà Bác Hồ căn dặn là “Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung”.
Dù Đại tướng đã 103 tuổi nhưng cựu chiến binh chúng tôi muốn ông sống mãi. Đặc biệt, chỉ còn ít tháng nữa là kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chúng tôi rất mong người Anh Cả còn sống để cùng chung vui. Việc Đại tướng ra đi là nỗi tiếc thương vô hạn cho người lính chúng tôi.
Cá nhân ông có kỷ niệm sâu sắc nào với Đại tướng?
Video đang HOT
- Giữa tôi và Đại tướng Võ Nguyên Giáp có rất nhiều kỷ niệm. Tôi đã tham dự rất nhiều chiến dịch như Việt Bắc, Biên Giới, Điện Biên Phủ và cũng là người có mặt trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng, tôi có rất nhiều kỷ niệm nhưng sâu sắc nhất là những lần nhận lệnh từ ông.
Một trong những lần đó là ngày 7-4-1975, chúng tôi nhận được lệnh “thần tốc, thần tốc, táo bạo, táo bạo” khi đang hành quân vào miền Nam. Sau đó, tôi cùng với Chính ủy Quân đoàn 2 đi phổ biến mệnh lệnh này và đều nhận được khí thế hừng hực của các chiến sĩ. Đọc xong mệnh lệnh, tôi cùng các chiến sĩ luôn hô rất to: “Quyết chiến, quyết thắng…, thần tốc, táo bạo!”.
Những quyết sách quân sự táo bạo, tạo nên chiến thắng lớn của quân đội ta đã cho thấy sự chỉ huy quân sự thiên tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo ông, đâu là sự bắt nguồn của những mưu lược này?
- Trước hết, xuất phát từ việc thấm nhuần nghệ thuật đánh giặc của dân tộc Việt Nam ta là “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều, lấy chính nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Tiếp đó, với việc áp dụng chiến tranh toàn dân, Đại tướng cũng rất tài tình trong việc dụng binh đối với những binh đoàn chủ lực, cách đánh rất phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể là ở chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, thắng chắc”.
Phẩm chất con người Việt Nam nói chung và người lính Cụ Hồ nói riêng đã được thế giới công nhận và vị nể là không dồn kẻ thù đến chân tường, luôn sẵn lòng khép lại quá khứ khi cuộc chiến kết thúc, dẹp bỏ thù hằn?
- Trong trận chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn thể hiện tinh thần “quyết chiến, quyết thắng” nhưng ông lại hết sức nhân văn, chấp hành chính sách thu phục đối phương của Đảng và quân đội ta. Điều này đã được chính những tướng lĩnh phía bên kia công nhận và vị nể. Đặc biệt, một vị tướng người Anh đã nhìn nhận: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những người hiếm hoi trên thế giới làm thay đổi dòng chảy lịch sử”, cụ thể là “bằng những chiến công của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm thay đổi dòng chảy lịch sử – góp phần đưa phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới lên cao”.
Theo Người Lao Động
Con đường nào sẽ mang tên Võ Nguyên Giáp?
TP. Hà Nội mong muốn sẽ được lấy tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp để đặt tên cho một con đường ở thủ đô.
Ngày 5/10, trao đổi với báo chí, Giáo sư Sử học Phan Huy Lê, người từng giúp việc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, trong quy chế đặt tên đường của Hà Nội, các nhân vật hiện đại sau khi mất 10 năm mới xem xét đặt tên đường.
Tuy nhiên, tiền lệ cho thấy đã có nhiều nhân vật lịch sự như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... không cần chờ đến 10 năm, sau khi mất có thể đặt tên phố ngay.
GS Phan Huy Lê đề xuất đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho cao tốc Nhật Tân - Nội Bài . Ảnh:
Giáo sư Phan Huy Lê cũng là người đề xuất ý tưởng đặt tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho con đường cao tốc mới từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài.
Đồng quan điểm, trên Thể thao&Văn hóa, GS Nguyễn Quang Ngọc - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hà Nội cho rằng, chúng ta nên khẩn trương nghĩ tới một đại lộ mang tên Võ Nguyên Giáp thay vì phải chờ một số năm nhất định theo quy định.
"Riêng với Đại tướng, có lẽ chúng ta không nên dùng từ "đặc cách". Đây chỉ là sự rút ngắn thời gian theo quy định hành chính chung. Quy định về độ lùi thời gian ấy, xét cho cùng cũng chỉ là để có thêm sự đánh giá về danh nhân được lựa chọn đặt tên đường. Trong khi ấy, việc nhân dân tôn vinh Đại tướng từ hàng chục năm nay, khi Đại tướng còn sống đã là sự thật hiển nhiên", GS Ngọc nêu quan điểm.
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là một người đức độ, do đó cần phải chọn con đường nào khang trang, tiêu biểu xứng đáng với công lao ấy.
Về phía UBND TP.Hà Nội, trong chiều 5/10, khi trao đổi với Tuổi trẻ, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích - Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết Hà Nội luôn mong muốn được lấy tên Đại tướng để gắn với một tuyến phố của thủ đô.
Bà Bích nhấn mạnh, ngay cả trong trường hợp không có ý kiến nào đề xuất, Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu thận trọng và lựa chọn con đường xứng tầm để đặt tên.
Tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài dài 12km, khổ rộng 80-100m với tổng chi phí đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, tuyến đường này góp phần rút ngắn khoảng cách từ Sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội chỉ còn khoảng 15km.
Theo Vietnamnet
Những "nước cờ" cao của Tướng Giáp trên chiến trường Đánh Buôn Ma Thuật quyết định rất sáng suốt của Đại tướng góp phần tạo nên thành công của toàn Chiến dịch Tây Nguyên (1975) và đẩy nhanh tốc độ tan rã của quân địch. Buôn Ma Thuột hay Đông Nam Bộ Từ cuối năm 1973, khi những dấu hiệu vi phạm Hiệp định Paris của quân đội Sài Gòn đã rõ ràng,...