Người làm ông Trump thay đổi quan điểm về Trung Quốc là ai?
Theo giới chức Mỹ, việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ thay đổi quan điểm và hứa tôn trọng chính sách “một Trung Quốc” là nhờ sự can thiệp của đội ngũ cố vấn, trong đó đặc biệt là tân Ngoại trưởng Rex Tillerson.
Kể từ trước khi nhậm chức, Tổng thống Trump từng khiến Trung Quốc tức giận bởi cuộc điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, đồng thời tuyên bố cân nhắc điều chỉnh chính sách “một Trung Quốc” nếu không nhìn thấy sự thay đổi của Bắc Kinh trong cả vấn đề kinh tế lẫn quân sự.
Tuy nhiên, đến hôm 10.2, Nhà Trắng cho biết, ông Trump và ông Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm rất lâu, trong đó nhấn mạnh đến quan điểm quyết duy trì chính sách “một Trung Quốc”, vốn coi Bắc Kinh là đại diện cho Trung Quốc thay vì chính quyền ở Đài Loan. Giới chức 2 nước cũng sẽ sớm gặp nhau để bàn thảo về nhiều vấn đề quốc tế.
Theo giới chức Mỹ, Ngoại trưởng Tillerson cùng cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn và nhiều quan chức thân cận khác chính là người đứng sau sự thay đổi chóng mặt này khi thuyết phục ông Trump coi trọng chính sách “một Trung Quốc” là điều tốt cho quan hệ giữa 2 nước và ổn định khu vực.
Tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson
Sự can thiệp thành công của ông Tillerson, người trên thực tế không có bất kì kinh nghiệm ngoại giao chính trị nào, khiến nhiều cho rằng, ông có thể tiếp tục thay đổi quan điểm của tổng thống trong nhiều vấn đề địa chính trị khác như quan hệ với Nga, Iran và chiến tranh chống khủng bố.
Nhiều chuyên gia chính trị nhận định rằng, sự thay đổi của ông Trump có thể giúp giảm căng thẳng và mở rộng cơ hội đối thoại, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là quan điểm về Trung Quốc của ông sẽ dễ dàng hơn như trong lĩnh vực tiền tệ, thuế quan hay vấn đề Triều Tiên.
Video đang HOT
Từng là giám đốc điều hành của tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nước Mỹ Exxon Mobil, ông Tillerson có một lịch sử quan hệ vô cùng phức tạp với Trung Quốc. Ông từng có những thỏa thuận lâu dài với các công ty năng lượng nhà nước của Trung Quốc và không lạ lẫm gì với các bãi khai thác dầu mỏ trên những vùng biển tranh chấp chủ quyền liên quan đến Trung Quốc tại Tây Thái Bình Dương.
Trong phiên điều trần trước khi nhậm chức vào tháng 1, ông Tillerson đã bày tỏ thái độ cứng rắn khi nhấn mạnh rằng, Trung Quốc cần phải bị cấm đi vào các quần đảo mà nước này tự ý bồi đắp trái phép tại Biển Đông. Tuy nhiên, trong văn bản trả lời những câu hỏi nghị sĩ được gửi một vài ngày sau đó, ông Tillerson lại có giọng điệu nhẹ nhàng hơn, khi cho biết, Mỹ và đồng minh chỉ cần “có đủ khả năng hạn chế Trung Quốc đến các vùng đảo nhân tạo”.
Theo Danviet
Trump lôi kéo nhiều tướng quân đội vào chính quyền mới nhằm mục đích gi?
Tổng thống mới đắc cử Donald J. Trump đang nhắm một loạt tướng Mỹ về hưu cho các vị trí quan trọng trong chính quyền mới của ông. Theo đó, giới chuyên gia bình luận, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Trump sẽ quyết đoán hơn nhiều so với chính quyền Obama.
Tổng thống mới đắc cử Donald J. Trump đang nhắm nhiều tướng Mỹ về hưu cho các vị trí quan trọng trong chính quyền mới của ông
Khi ra tranh cử tổng thống, ông Trump từng tự tin tuyên bố rằng, ông hiểu biết nhiều hơn các tướng Mỹ về cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố. Tuy nhiên, sau khi đắc cử, ông đang dành nhiều thời gian gặp gỡ một loạt tướng về hưu và những người này đều có điểm chung đó là từng giữ chức tư lệnh quân đội và có nhiều người từng bất hòa với chính quyền Tổng thống Obama.
Một người đã được ông Trump bổ nhiệm chức cố vấn an ninh quốc gia và một số người khác đang là ứng viên sáng giá cho các vị trí trong nội các của tổng thống mới đắc cử hoặc đảm nhiệm trọng trách cố vấn cho ông những biện pháp đối phó với các mối đe dọa lớn nhất trên thế giới.
Theo đó, tuần trước, Trump gặp James N. Mattis, tướng Thủy quân lục chiến đã về hưu, người được cho là ứng viên sáng giá cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng. Ông cũng gặp John Kelly, tướng Thủy quân lục chiến về hưu khác, đang theo đuổi chức Ngoại trưởng; Jack Keane, một cựu phó trưởng tham mưu Lục quân Mỹ. Jack đã tiết lộ rằng, ông vừa từ chối đề nghị từ Phó tướng của Trump, Mike Pence để trở thành ông chủ Lầu Năm góc. Chưa hết, ông Trump cũng gặp Đô đốc Michael S. Rogers, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, ứng viên cho vị trí Giám đốc Tình báo Quốc gia.
James N. Mattis, tướng Thủy quân lục chiến đã về hưu.
Cuối tuần trước, ông Trump đã bổ nhiệm Trung tướng Michael T. Flyn, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng vào vị trí cố vấn an ninh quốc gia. Ngoài ra, theo nguồn tin thân cận với quá trình chuyển giao quyền lực, Tướng Stanley A. McChrystal, một cựu chỉ huy ở Afghanistan được nhắm cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, cựu Giám đốc CIA David H. Petraeus, người cũng từng làm tư lệnh quân đội Afghanistan được nhắm cho vị trí Ngoại trưởng.
Đặc biệt đáng chú ý là, nhiều nhân vật trong số những vị tướng đang được Trump để mắt đến từng có lịch sử công tác không được đánh giá cao trong chính quyền Obama.
Chẳng hạn, tướng Flynn đã bị buộc từ chức vì quản lý yếu kém một cơ quan có 20.000 nhân viên; tướng Mattis, người từng giám sát các hoạt động quân sự của Mỹ tại Trung Đông và Tây Nam Á từ năm 2010 đến 2013 cũng bị cắt ngắn nhiệm kỳ do bị cho là có quan điểm quá cứng rắn đối với Iran. Còn tướng Kelly thì phản đối gay gắt kế hoạch đóng cửa nhà tù quân sự ở vịnh Guantanamo, Cuba của chính quyền Obama.
Ngoài ra, ông Obama đã sa thải Tướng McChrystal do ông này tỏ thái độ xem thường các quan chức khác trong một bài phỏng vấn với tờ Rolling Stone, trong khi ông Petraeus khi còn là Giám đốc CIA đã thất bại trong việc thuyết phục ông Obama viện trợ vũ khí cho phe nổi dậy ôn hòa ở Syria.
Trung tướng Michael T. Flyn, cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng vừa được ông Trump chọn làm cố vấn an ninh quốc gia.
Giới chuyên gia nhận định, việc ông Trump bổ nhiệm, lôi kéo nhiều tướng quân đội vào chính quyền mới là dấu hiệu cho thấy chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Trump sẽ quyết đoán hơn Tổng thống Obama.
Theo New York Times, động thái trên phản ánh Trump thích dùng các phụ tá cứng rắn, quyết đoán. Có thể trong tương lai gần, lực lượng quân sự sẽ đóng vai trò quan trong trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ.
"Nếu bạn có quá nhiều viên tướng ở trong bếp, họ có thể nấu món ăn bằng nhiều công cụ quân sự hơn. Tôi không chắc Mỹ cần công thức đó cho mọi chính sách đối ngoại", ông ohn A. Nagl, tướng Lục quân về hưu mang hàm Đại tá hiện là chuyên gia chiến lược bình luận.
Trong khi đó, Richard H. Kohn, Giáo sư Đại học Nam Carolina nhận định, việc Trump để mắt tới những vị tướng đã về hưu, thậm chí từng có xung đột với chính quyền Obama là vì ông ấy thiếu tin tưởng những người đang đương chức.
"Ông ấy nghĩ rằng, họ đều là những người không mạnh mẽ, quyết đoán. Họ còn là tướng của ông Obama", ông Richard nhận định.
Trong khi đó, Stephen K. Bannon, chiến lược gia trưởng của ông Trump tuyên bố, chính quyền mới muốn bổ nhiệm những người có kinh nghiệm chiến đấu và những người từng chiến đấu trong các cuộc chiến tranh vào nội các bởi muốn họ cố vấn về việc nên hay không nên tăng cường các cam kết của Mỹ đối với phần còn lại của thế giới.
"Các thế hệ đã chiến đấu trong các cuộc chiến sắp được bổ nhiệm. Những người này, tất thảy đều yêu nước và còn có những kinh nghiệm vô cùng quý báu, đều rất đáng để trọng dụng", ông Bannon cho hay.
Theo Danviet
3.000 người chết, 92% dân Philippines vẫn ủng hộ Duterte? "Với tổng thống, niềm tin của người dân là bất khả xâm phạm", Ngoại trưởng Philippines nói về sự ủng hộ của người dân nước này đối với chiến dịch đàn áp ma túy đẫm máu gây nhiều tranh cãi của Tổng thống Rodrigo Duterte. Ngoại trưởng Philippines, ông Perfecto Yasay Ngày 24.9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói với Liên Hiệp Quốc...